Kết quả bảng 3.2 cho thấy nhóm kĩ năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ có điểm trung bình đạt từ 1,56 đến 1,95. Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng tập trung chú ý thì kĩ năng nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn đạt được ở mức độ thực hiện được khi có trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng biểu hiện còn lại, với điểm trung bình là 1,95. Giải thích điều này, cô
P.M.H ở trung tâm Happy House cho biết: “Trong các giờ học nhóm cũng như học cá nhân, chúng tôi luôn phải sử dụng các đồ vật trực quan để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải nắm bắt rất rõ sở thích của từng bạn để tìm những đồ vật dễ thu hút trẻ nhất, ví dụ như đồ vật có màu sắc sặc sỡ, đồ vật có phát ra tiếng kêu mà trẻ thích …hoặc khi học về các loại quả, các loại hoa, thay vì sử dụng hoa quả nhựa, chúng tôi chuẩn bị một số loại hoa quả thật cho trẻ được trực tiếp cầm, nắm, sờ và cảm nhận, và hầu hết các bạn đều rất tò mò khi được cô cho sử dụng vật thật.” Riêng kĩ năng nhìn vào đối tượng giao tiếplại chỉ đạt ở mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp với điểm trung bình là 1,56. Trao đổi với chúng tôi, một giáo viên chủ nhiệm lớp có hầu hết các trẻ tự kỷ ở mức độ nặng cho biết: “Các bạn có khả năng tương tác mắt rất k m nên khi giao tiếp với mọi người thì hầu như các bạn không nhìn vào mắt của người đối diện mình, nếu có trẻ nhìn thì là vì trẻ bị hấp dẫn một chi tiết nào đó ở người đối diện, ví dụ như người đó đang có thứ trẻ thích, hoặc có một đồ vật bắt mắt trẻ. Một số bạn ở nhóm lớn được trải qua thời gian can thiệp lâu hơn nên có thể nhìn vào người khác khi tương tác nhưng thời gian rất ngắn”.
Như vậy có thể thấy, cần phải tập trung rèn luyện cho trẻ tự kỷ nhóm kĩ năng tập trung chú ý ở mức độ nhìn vào đối tượng giao tiếp trước, sau đó kết hợp nhìn và lắng nghe lời nói. Nhóm kĩ năng tập trung chú ý của trẻ sẽ được cải thiện nếu giáo viên tăng cường sử dụng các kĩ thuật thu hút sự tập trung chú ý như sử dụng vật thật, mô hình, đồ dùng trực quan sinh động.
b. Nhóm kĩ năng bắt chước
Để tổng hợp kết quả đo nhóm kĩ năng bắt chước của trẻ, chúng tôi đánh giá trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trung tâm với các nội dung chính như: Trẻ có biết bắt chước hành động/cử chỉ/âm thanh/lời nói của người khác không? Có biết bắt chước thể hiện cảm xúc vui buồn trên khuôn mặt không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng bắt chước được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây như sau:
Bảng 3.3. Đánh giá nhóm kĩ năng bắt chước
Tỉ lệ % | ĐTB | ĐLC | |||
Mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được không cần trợ giúp | |||
Bắt chước hành động của người khác | 26,1 | 58,0 | 15,9 | 1,87 | 0,67 |
Bắt chước âm thanh của người khác | 28,4 | 58,0 | 13,6 | 1,85 | 0,63 |
Bắt chước lời nói của người khác | 31,8 | 64,8 | 3,4 | 1,71 | 0,52 |
Bắt chước cử chỉ của người khác | 29,5 | 54,5 | 15,9 | 1,86 | 0,66 |
Bắt chước điệu bộ của người khác (biểu lộ tình cảm) | 63,6 | 36,4 | 0 | 1,36 | 0,48 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kĩ Năng Giao Tiếp Của Trẻ Tự Kỷ
- Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 6
- Đánh Giá Chung Về Kĩ Năng Giao Tiếp Của Trẻ Tự Kỷ
- Kĩ Năng Giao Tiếp Của Trẻ Tự Kỷ So Sánh Theo Các Biến Số
- Đề Xuất Một Số Biện Pháp Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Tự Kỷ
- Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 11
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nhóm kĩ năng bắt chước của trẻ tự kỷ có điểm trung bình đạt từ 1,36 đến 1,87. Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng bắt chước thì kĩ năng bắt chước hành động của người khác đạt ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng còn lại (ĐTB = 1,87). Thầy A.D – giáo viên dạy vận động cho biết: “Để tập một động tác thể dục nào đó, bao giờ
chúng tôi cũng chia nhỏ hết mức có thể các động tác để dạy cho các con, như vậy sẽ giúp các bạn dễ dàng quan sát và bắt chước được để thực hiện theo. Mặt khác, trước khi vào học một động tác mới, chúng tôi thường cho các bạn quan sát video có kèm theo nhạc không lời – đây là hoạt động mà trẻ rất thích, sau đó mới tiến hành làm mẫu cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ quan sát và ghi nhớ động tác tốt hơn. Nếu bạn nào có khả năng tốt thì có thể mời bạn đó lên làm mẫu để các bạn còn lại quan sát”. Với kĩ năng bắt chước điệu bộ của người khác (biểu lộ tình cảm) thì lại chỉ đạt ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp (ĐTB = 1,36). Đa số trẻ không thực hiện được ở kĩ năng này có nguyên nhân là tập trung chú ý kém, phân tán chú ý nhanh nên trẻ không biết cách hiểu nội dung giao tiếp, không biết cách bắt chước lời nói và hành động của đối tượng giao tiếp. Ngoài ra, lý giải điều này thì một số phụ huynh cũng có ý kiến cho rằng “Vì các con ít chịu nhìn hoặc tập trung chú ý kém nên sẽ rất khó khăn trong việc bắt chước điệu bộ của mọi người. Thường thì tôi vừa phải làm mẫu, vữa phải có thêm bố cháu trợ giúp cháu thì cháu mới có thể làm theo được”. Trò chuyện với cô V.T.H, cô cho biết “Việc yêu cầu trẻ bắt chước điệu bộ của giáo viên khi dạy rất khó khăn, trẻ không hiểu được những trạng thái cảm xúc, những ngôn ngữ cơ thể nên việc bắt chước của trẻ chưa được tốt. Hơn nữa trẻ không cảm nhận được đúng ý nghĩa của các loại cảm xúc, điệu bộ nên việc bộc lộ nó sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì thế, trong khi tham gia các hoạt động, nếu giáo viên sử dụng quá nhiều các cử chỉ điệu bộ thì đôi lúc cũng sẽ là rào cản cho trẻ ”. Các kĩ năng như: bắt chước lời nói của người khác, bắt chước cử chỉ của người khác, bắt chước âm thanh của người khác và bắt chước hành động của người khác thì tỉ lệ trẻ thực hiện được khá cao khi có sự trợ giúp của giáo viên thông qua các bước làm mẫu hoặc nhắc bằng lời.
c. Nhóm kĩ năng luân phiên
Để tổng hợp kết quả đo nhóm kĩ năng luân phiên của trẻ, chúng tôi trực tiếp kiểm tra trên trẻ và quan sát trẻ tham gia hoạt động chơi và học tập ở trung tâm với các nội dung chính như: Trẻ có biết đáp ứng yêu cầu của người
khác không? Có biết chờ đến lượt mình khi xếp hàng điểm danh, chơi các trò chơi không? Có biết lần lượt sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng này như sau:
Bảng 3.4. Đánh giá nhóm kĩ năng luân phiên
Tỉ lệ % | ĐTB | ĐLC | |||
Mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được không cần trợ giúp | |||
Đáp ứng yêu cầu của người khác | 15,9 | 80,7 | 3,4 | 1,87 | 0,42 |
Chờ đến lượt mình khi hoạt động | 38,6 | 52,3 | 9,1 | 1,70 | 0,62 |
Lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/hội thoại | 39,8 | 59,1 | 1,1 | 1,61 | 0,51 |
Lần lượt sử dụng đồ vật | 23,9 | 71,6 | 4,5 | 1,76 | 0,57 |
Khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại | 45,5 | 54,5 | 0 | 1,54 | 0,50 |
Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng luân phiên thì kĩ năng đáp ứng yêu cầu của người khác đạt ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng còn lại (ĐTB = 1,87). Các kĩ năng còn lại có điểm trung bình lần lượt là: chờ đến lượt mình khi hoạt động (ĐTB = 1,70); lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/hội thoại (ĐTB = 1,61); lần lượt sử dụng đồ vật (ĐTB = 1,76) và khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại (ĐTB = 1,54). Ở nhóm kĩ năng luân phiên có tới hai kĩ năng biểu
hiện trẻ tự kỷ chỉ đạt được ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp đó là kĩ năng lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/hội thoại (ĐTB = 1,61) và kĩ năng khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại (ĐTB = 1,54).
Có thể nói ở nhóm kĩ năng luân phiên với các trẻ bình thường là điều đơn giản nhưng với trẻ tự kỷ thì đó là công việc cực kỳ khó khăn và cần nhiều thời gian luyện tập thì trẻ mới có thể hiểu và thực hiện theo được trong các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Nếu không có sự trợ giúp của giáo viên phụ lớp thì trẻ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong mỗi hoạt động. Cô N.T.N, giáo viên dạy giờ nhóm của trung tâm Albert Einstein cho biết “Khả năng chờ đợi của trẻ k m, đặc biệt với những bạn tự kỷ nặng có nhiều hành vi, hoặc những bạn tự kỷ có kèm theo tăng động thì việc chờ đợi khi chơi đồ chơi, chơi trò chơi là việc hết sức khó khăn. Trừ trong những tình huống quen thuộc, trẻ được rèn luyện hàng ngày trong các giờ vận động, giờ nhóm như nếp xếp hàng, điểm danh, chờ đến lượt đi vệ sinh, rửa tay, uống nước, lấy ghế… thì các bạn ấy làm khá tốt. Các bạn có khả năng nhại lời tương đối khá nên với những bạn có ngôn ngữ diễn đạt tốt thì việc giao tiếp có thể thực hiện được nếu được rèn luyện thường xuyên. Nhưng nhiều bạn lại chưa có ngôn ngữ, hoặc nói chưa rõ từ, ngọng, chỉ nói được câu 3 đến 4 từ thì khi tương tác với giáo viên sẽ khó khăn hơn, giáo viên phải làm mẫu hoặc mớm từ cho các bạn ấy nói”. Trong quá trình kiểm tra và quan sát, chúng tôi nhận thấy trẻ thường hay phá vỡ quy tắc khi chơi hoặc khi học tập với bạn và các thầy cô. Ví dụ, trong trò chơi ném bóng vào rổ, thi đua giữa các đội. Trẻ được phân công đứng ở vị trí thứ 4, phải đứng đợi cho các bạn ở vị trí thứ 1, 2, 3 ném bóng sau đó đến lượt mình. Nhưng khi giáo viên hô bắt đầu là trẻ chạy lên chộp bóng chơi với bóng luôn, không tuân thủ luật quy tắc lần lượt, luân phiên trong trò chơi. Trong trong quá trình giao tiếp, trẻ ít chú ý đến mọi người xung quanh, trẻ chỉ quan tâm đến nhu cầu của mình. Chỉ khi trẻ chú ý, hiểu được thì trẻ mới có thể thực hiện được các quy tắc trong qúa trình giao tiếp.
d. Nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ
Chúng tôi tiến hành đánh giá nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ thông qua hoạt động kiểm tra trực tiếp, quan sát trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh với nội dung chính như sau: Trẻ có hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động không? Có hiểu những chỉ dẫn bằng lời nói không? Hiểu được các tình huống chơi giả vờ, cử chỉ thể hiện cảm xúc không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng này như sau:
Bảng 3.5. Đánh giá nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ
Tỉ lệ % | ĐTB | ĐLC | |||
Mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được không cần trợ giúp | |||
Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động | 10,2 | 71,5 | 18,1 | 1,73 | 0,40 |
Hiểu được những chỉ dẫn bằng lời nói | 30,7 | 68,2 | 1,1 | 1,70 | 0,48 |
Hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được nêu tên | 3,4 | 75,0 | 21,5 | 1,78 | 0,43 |
Hiểu được các cử chỉ thể hiện cảm xúc | 36,4 | 62,5 | 1,1 | 1,64 | 0,50 |
Hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản | 63,6 | 36,4 | 0 | 1,36 | 0,48 |
Nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ đạt được cụ thể như sau: Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động (ĐTB = 1,73); Hiểu được những chỉ dẫn bằng lời nói (ĐTB = 1,70); Hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được nêu tên (ĐTB = 1,78); Hiểu được các cử chỉ thể hiện
cảm xúc (ĐTB = 1,64) và Hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản (ĐTB = 1,36). Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng luân phiên thì kĩ năng hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được nêu tên đạt được ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng còn lại, với điểm trung bình là 1,78.
Có một điều đáng lưu ý ở đây là trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng luân phiên thì kĩ năng hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản của trẻ tự kỷ đạt ở mức độ rất thấp (ĐTB = 1,36). Chị N.A đã lí giải điều này “Khả năng tưởng tượng của con còn yếu nên khi chơi các trò chơi đóng vai với các đồ vật như trò chơi bác sĩ, bán hàng… thì con chưa biết cách nhập tâm mình vào nhân vật giống như các trẻ bình thường. Các con chưa hiểu được vai trò của từng nhân vật là gì nên càng khó để chơi đóng vai được các trò chơi ấy”.
Ở nhóm kĩ năng này với trẻ tự kỷ nghe và hiểu được một số mệnh lệnh đơn giản trong quá trình giao tiếp với giáo viên và các bạn. Lí do đạt được kĩ năng này là trong quá trình giao tiếp giáo viên đã sử dụng giao tiếp tổng hợp kết hợp lời nói, cử chỉ, hành động, tranh ảnh bổ sung cho nội dung giao tiếp được rõ ràng hơn. Bên cạnh đó trẻ tự kỷ có một điểm mạnh là khả năng chụp hình rất tốt, trẻ nhìn và nhận diện tốt, giúp cho trẻ hiểu nội dung giao tiếp đặc biệt là trong các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày, quen thuộc đối với trẻ. Nội dung giao tiếp gắn với sự quen thuộc của trẻ thì trẻ thực hiện tốt hơn. Đối tượng giao tiếp tạo cho trẻ cảm giác an toàn, hứng thú thì trẻ tích cực hơn trong quá trình giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp nếu trẻ bị sai, không thực hiện được mà được giáo viên và các bạn trợ giúp, sửa sai cho trẻ ngay thì trẻ càng có hứng thú và hiểu nội dung giao tiếp hơn. Tránh tình trạng trách phạt trẻ khi trẻ thực hiện sai hoặc không chịu thực hiện, như vậy càng làm cho trẻ bị áp lực hơn, căng thẳng hơn và nhiều khi còn phản tác dụng, đó là làm cho trẻ sợ hoạt động ấy, trẻ sẽ không dám tham gia hoạt động đó nữa, như thế sẽ gây khó khăn cho người giáo viên khi lần sau muốn lôi kéo trẻ tham gia hoạt động cùng.
e. Nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
Chúng tôi sử dụng 5 kĩ năng để đo nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ trong các hoạt động học, sinh hoạt, vui chơi của trẻ ở trung tâm, đó là: Đáp ứng với người lớn bằng cách nhìn mặt và quay theo tiếng động; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để chào, chia tay, cảm ơn, xin lỗi; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để yêu cầu, từ chối; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để đưa ra thông tin, trả lời câu hỏi; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để thu hút sự chú ý, duy trì giao tiếp. Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.6. Đánh giá nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
Tỉ lệ % | ĐTB | ĐLC | |||
Mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được không cần trợ giúp | |||
Đáp ứng với người lớn bằng cách nhìn mặt và quay theo tiếng động | 33,0 | 67,0 | 0 | 1,67 | 0,47 |
Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để chào và chia tay, cảm ơn, xin lỗi | 5,6 | 73,8 | 20,4 | 1,97 | 0,53 |
Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để yêu cầu, từ chối | 15,9 | 72,7 | 11,4 | 1,95 | 0,52 |
Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để đưa ra thông tin, trả lời câu hỏi | 25,0 | 73,9 | 1,1 | 1,76 | 0,45 |
Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để thu hút sự chú ý, duy trì giao tiếp | 38,6 | 61,4 | 0 | 1,61 | 0,48 |
Nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cũng đạt cụ thể như sau: Trong các kĩ năng thành phần của nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thì kĩ năng