Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 12

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Trẻ tự kỷ là những trẻ chậm chễ trong ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói khác thường; giao tiếp và tương tác kém, có những hành vi rập khuôn, định hình, khả năng tư duy trừu tượng, tưởng tượng kém. Mỗi trẻ tự kỷ đều có đặc điểm khác nhau những có một điểm chung là khó khăn về giao tiếp.

1.2. Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học nước ngoài và trong nước có liên quan tới trẻ tự kỷ và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, luận văn đã khẳng định mối quan hệ giữa quá trình tổ chức các hoạt động hằng ngày ở trường và sự phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

1.3. Khó khăn lớn nhất của trẻ tự kỷ là giao tiếp. Vốn từ ít, khó khởi xướng cuộc giao tiếp nên trong hoạt động hằng ngày trẻ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, các bạn và những người xung quanh trẻ. Hơn nữa, hiện nay trong các trung tâm dạy trẻ tự kỷ còn một số hạn chế cần được điều chỉnh như số lượng trẻ quá đông, nhận thức của giáo viên kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy cho trẻ tự kỷ..., cần tăng cường thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ, cần có chế độ ưu đãi dành cho giáo viên dạy trẻ tự kỷ.

1.4. Kết quả nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ cho thấy kĩ năng giao tiếp của trẻ chỉ đạt ở mức độ thấp với điểm trung bình từ 1,56 đến 1,65. Có nhiều nhóm yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ như: nhóm yếu tố cha mẹ, nhóm yếu tố giáo viên, nhóm yếu tố môi trường xã hội và nhóm yếu tố môi trường gia đình. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là không giống nhau.

1.5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, chúng tôi để xuất 4 biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ đó là: Sử dụng các kĩ thuật rèn luyện kĩ năng giao tiếp; Giao tiếp tổng hợp; Hỗ trợ cá nhân; Tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng. Các biện pháp

này cần được áp dụng linh hoạt với riêng từng trẻ vì mỗi trẻ lại có những đặc điểm về giao tiếp khác nhau.

2. Kiến nghị

Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ”, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

2.1. Các trung tâm nên thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp chăm sóc và giáo dục cho giáo viên dạy trẻ tự kỷ, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ tự kỷ phát triển. Thiết lập mối quan hệ với gia đình trẻ nhằm trao đổi, thống nhất kế hoạch chăm sóc và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Cần phải có cái nhìn đa dạng về trẻ tự kỷ, không có quan điểm đánh đồng tất cả trẻ đều có sự tiến bộ giống nhau khi tổ chức can thiệp cho trẻ.

2.2. Giáo viên dạy trẻ tự kỷ có vai trò rất quan trọng, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy học của giáo viên do vậy giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ của mình để có sự hiểu biết hơn về trẻ trẻ tự kỷ. Luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm dạy học và chăm sóc trẻ theo hướng tích cực. Chủ động liên lạc với gia đình trẻ để thông báo cũng như thiết lập mối quan hệ nhằm xây dựng những kế hoạch và có những phương pháp, biện pháp dạy trẻ tốt hơn. Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ cần có tình yêu thương trẻ, cảm thông với gia đình và sự kiên trì chịu đựng khi trẻ tự kỷ có những biểu hiện bùng nổ về hành vi lệch chuẩn.

2.3. Các cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức xã hội cần nâng cao công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về trẻ tự kỷ, để giúp trẻ tự kỷ có thể học tập đạt kết quả tốt nhất.

2.4. Phụ huynh cần chủ động liên hệ với giáo viên để trao đổi về vấn đề của con ở trường, chủ động tìm tòi tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, có thái độ thông cảm, với giáo viên, tích cực tìm hiểu về những phương pháp dạy con hiệu quả, tiếp thu lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước hay

những người có kinh nghiệm trong dạy con để giúp con mình tiến bộ. Tích cực tham gia các câu lạc bộ như câu lạc bộ gia đình tự kỷ để được chia sẻ về tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế hay những phương pháp mới giúp cho việc dạy con mình đạt kết quả cao hơn. Phụ huynh cần hiểu con mình, không nên nhìn phiến diện, bi quan về sự phát triển của con bởi vì mỗi trẻ tự kỷ đều có sự phát triển cá biệt riêng, có trẻ tốt ở mặt này nhưng lại kém ở mặt khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Nữ Tâm An (2007), Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ Tự kỷ tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ.

2. Hoàng Anh (2004), Giáo trình Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Hoàng Anh (chủ biên), Nguyễn Thạc, Đỗ Thị Châu, (2007), Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Bài 6: Một số kĩ năng dạy trẻ có hành vi tự kỷ trong lớp học hòa nhập, Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

5. Christine Jean-Noel (2014), Giải thích chứng tự kỉ cho cha mẹ (Dịch giả: Thân Thị Mận), Nxb Tri thức, Hà Nội.

6. Trương Văn Đích (2005), Giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ cấp tiểu học, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, tr.48-62.

7. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Tâm lý học, Viện Tâm lý học.

8. Phạm Văn Đoàn (chủ biên) (1993), Trẻ chậm khôn, Nxb Giáo dục.

9. Phạm Văn Đoàn (1995), Tâm bệnh lí trẻ em, Nxb Thế giới.

10. Nguyễn Văn Đồng (2009), Tâm lý học giao tiếp, Nxb Chính trị - Hành chính.

11. Nguyễn Thị Hương Giang (2012), Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M-CHAT 23, đặc điểm dịch tễ lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

12. Vũ Bích Hạnh (2004), Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu, Nxb Y học, Hà Nội.

13. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Trẻ Tự kỷ - Phát hiện sớm và can thiệp sớm,

Nxb Y học, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học tập 1, Nxb Giáo dục.

15. Đinh Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Cẩm Hường (dịch – 2006), Sự thu nhận và phát triển lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp – Các hoạt động can thiệp và các chiến lược thực hành, Dưới sự hợp tác của Khoa Giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và VOS Việt Nam.

16. Nguyễn Văn Hậu, Hoàng Thị Hoài Hương (2009), Kỹ năng giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

17. Ngô Công Hoàn (2011), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

18. Clannahan L.E và Krantz P.J (1998), Lịch biểu dùng cho trẻ tự toả (Lưu Huy Khánh dịch) - Bản viết tay, lưu hành nội bộ - Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N – T, Hà Nội.

19. Wing.L (1998), The Autistic spectrum (Lưu Huy Khánh dịch) - Bản viết tay, lưu hành nội bộ - Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT, Hà Nội.

20. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

21. Lê Khanh (2004), Trẻ tự kỷ - Những thiên thần bất hạnh, Nxb Phụ nữ.

22. Kak – Hai – Nodich (1990), Dạy trẻ học nói như thế nào (Đỗ Thanh dịch), Nxb Giáo dục Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Trẻ tự kỷ ở nước ta hiện nay – Một vài khía cạnh lý luận và thực tiễn, Nxb Từ điển Bách khoa.

24. Đặng Bá Lãm, Weiss Bahr (chủ biên) (2007), Giáo dục, tâm lý và sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

25. L.X. Vưgôtxki (1997), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Linda Maget (2009), Nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, Nxb Hồng Đức.

27. Jonathan Levy (2010), Những việc bạn có thể thực hành ngay để giúp con, Tài liệu thực hành tham khảo.

28. Jenny McCarthy (2009), Mạnh hơn cả lời nói, Nxb Lao động - Xã hội.

29. Trần Thị Mai (2014), Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ lứa tuổi tiểu học ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

30. Quách Thuý Minh ( 2009), Hỏi đáp về bệnh tự kỷ , Nxb Y Học.

31. Moira Pietese (1989), Từng bước nhỏ một, Tập 3 và Tập 8, Đại học Macquarie, Sydney.

32. Phan Trọng Ngọ (2003) (chủ biên), Các lý thuyết phát triển tâm lý người,

Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

33. Hoàng Thị Phương (2003), Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học giáo dục.

34. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế (ICD-10) về các rối loạn tâm thần và hành vi (Trần Di Ái dịch), Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện tâm thần trung ương, Hà Nội.

35. Bùi Thị Thanh (2005), Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Thanh (2013), “Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ”, Tạp chí Thiết bị giáo dục (số 89), tr. 42-46.

37. Nguyễn Thị Thanh (2014), “Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 3 – 4 tuổi”, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục.

38. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em tự kỷ – Phương thức giáo dục, Nxb Tôn giáo.

39. Đỗ Thị Thảo (2004), Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ trẻ tự kỷ trong chương trình Can thiệp sớm tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học.

40. Nguyễn Minh Tuấn (1994), Bệnh học tâm thần thực hành, Nxb Y Học.

41. Đào Thu Thủy (2008), Xây dựng bài tập phát triển giao tiếp tổng thể cho trẻ Tự kỷ tuổi mầm non, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

42. Trần Trọng Thuỷ ( 1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo Dục.

43. Trung tâm nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em (2011), Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mắc hội chứng tự kỷ (dành cho giáo viên), Nxb Đại học Sư phạm.

43. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2000), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

44. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Để hiểu Tự kỷ, Nxb Bamboo, Australia.

45. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Nuôi con bị Tự kỷ, Nxb Bamboo, Australia.

46. Võ Nguyễn Tinh Vân (2006), Tự kỷ và trị liệu, Nxb Bamboo, Australia.

47. Nguyễn Khắc Viện (1999), Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, Nxb Y học.

48. Nguyễn Việt (1984), Tâm thần học, Nxb Y Học Hà Nội.

49. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm, tr.173-174.

Tài liệu Tiếng Anh

50. I Sabelle Rapin (1996), Preschool Children with Inadequate Communication, Developmental Language Disorder, Autism, Mental Deficiency, Cambridge Uni.

51. Moira Pieterse and Robin Treloar with Sue Cairns, Diana Uther and Erica Brar (1989), Small Step (an early intervention program for children with development delays) Macquarie university, Sydney.

52. Sundberg M.L. and Michael J. (2001), The Benefits of Skinner’s Analysis of Verbal Behavior for Children with Autism, Behavior Modification.

53. Sundberg M.L. Patington J.W. (2010), Teaching Language to Children with Autism or Other Developmental Disabilities.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

BẢNG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ

Họ tên trẻ:……………………………... Nam/Nữ:...… Ngày sinh: ………… Lớp: ………… Trường………………………. Ngày ghi phiếu: …………… Địa điểm:…………. Người ghi phiếu:…………… Chức vụ:………………. Cách tiến hành: Đánh dấu (x) vào ô có số điểm tương ứng

- 1 điểm: trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện.

- 2 điểm: trẻ thực hiện hay thể hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời…)

- 3 điểm: trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp.


TT

Nhóm kĩ

năng

Kĩ năng

Điểm

1

2

3


1


Tập trung chú ý

1. Lắng nghe người khác nói chuyện




2. Nhìn vào đối tượng giao tiếp




3. Tập trung vào chỉ dẫn của đối tượng giao tiếp




4. Nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn




5. Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe

được những hướng dẫn





2


Bắt chước

6. Bắt chước hành động của người khác




7. Bắt chước âm thanh của người khác




8. Bắt chước lời nói của người khác




9. Bắt chước cử chỉ của người khác




10. Bắt chước điệu bộ của người khác (biểu lộ

tình cảm)




3

Luân

11. Đáp ứng yêu cầu của người khác




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 12

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí