Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 12

2.2.1.3. Đổi mới chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn

Đổi mới chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp đối phó với khó khăn trước mắt một cách linh hoạt và hiệu quả cũng như tạo tiền đề phát triển lâu dài của cho doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh ngắn hạn phù hợp trong thời kỳ này được thể hiện qua việc đầu tư có trọng điểm, tái cơ cấu tổ chức hợp lý.

Trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp những khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp cần tránh đầu tư đa ngành, dàn trải, kém hiệu quả. Các danh mục đầu tư của doanh nghiệp cần phải được thu gọn và chỉ tập trung vào các dự án có tiềm năng và vốn đầu tư đảm bảo. Doanh nghiệp nên từ chối các dự án không khả thi như khả năng thanh khoản không rõ ràng, lợi nhuận thực thấp (lỗ so với tỉ lệ lạm phát). Các dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn lâu như bất động sản, khu công nghiệp nên được tính toán và cân nhắc kỹ càng. Ngược lại, các dự án "đánh nhanh thắng nhanh" như đầu tư vào các mặt hàng tiêu dùng nên được doanh nghiệp ưu tiên để thu hồi vốn, luân chuyển nhanh luồng tiền.

Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, việc cơ cấu lại tổ chức sản xuất cũng là một giải pháp cấp bách. Doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản xuất kinh doanh theo tinh thần “đánh nhanh thắng nhanh, đánh chắc thắng chắc”, tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi nhuận cao, tạm dừng những mặt hàng lợi nhuận thấp hoặc chưa có thị hiếu tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra cơ cấu tổ chức mới, bằng phương thức liên kết nhiều mô hình khác nhau, như hình thành các tập đoàn, các công ty lớn để tạo ra những khả năng tích tụ, tập trung vốn và tăng nhanh thâm nhập thị trường.

2.2.2. Nhóm các giải pháp dài hạn

2.2.2.1. Chủ động nguồn cung nguyên liệu đầu vào mang tính ổn định và lâu dài đối với các doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp phải có những giải pháp mang tính dài hạn để chủ động nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào lâu dài và ổn định cho sản xuất, giúp kiểm soát chi phí một cách hiệu quả và chủ động hơn trong việc đối phó với những biến động của thị trường. Một số đề xuất đó là: với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có nguyên liệu đầu vào là những nông sản, thủy sản thì nên có những chính sách hỗ trợ bà con vùng sản xuất nguyên liệu bao tiêu sản phẩm một cách lâu dài với giá hợp lý nhằm có được nguồn cung mang tính ổn định. Bên cạnh đó là việc hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật cho bà con để nâng cao chất lượng nguồn cung đầu vào cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.

2.2.2.2. Xây dựng chiến lược đầu tư lâu dài

Doanh nghiệp không nên đầu tư dàn trải, mà nên có chiến lược đầu tư trọng điểm, lâu dài. Các doanh nghiệp nếu lựa chọn được các công ty niêm yết có triển vọng kinh doanh tốt và bất động sản ở vị trí đắc địa thì có thể đầu tư và kỳ vọng lãi cao về dài hạn. Doanh nghiệp cũng không vì khó khăn trước mắt mà cắt giảm chi phí marketing bởi khi các đối thủ cạnh tranh cắt giảm quảng cáo thì các thương hiệu tăng quảng cáo trong thời kỳ suy thoái sẽ có hiệu quả. Nếu buộc phải cắt giảm quảng cáo thì có thể chuyển từ quảng cáo 30 giây sang quảng cáo 15 giây, từ tivi sang đài phát thanh.

2.2.2.3. Từng bước nâng cao chữ tín trong kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Chữ tín trong kinh doanh là tài sản vô hình quý giá mà doanh nghiệp không phải mất vốn đầu tư. Điều này càng có ý nghĩa đối với DNVVN vì như chúng ta đã phân tích, phần lớn các DNVVN chưa tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng. Để có chữ tín, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa đủ, giống như yêu cầu tài đức phải song toàn. Vì vậy các DNVVN cần xây dựng mối quan hệ làm ăn tin cậy với ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các bạn hàng (để tăng khả năng mua chịu), và với người lao động (để huy động vốn từ cán bộ, nhân viên của công ty), tránh kiểu làm ăn chụp giật, nợ nần dây dưa, không để “con sâu làm rầu nồi canh”.

2.2.2.4. Xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lý

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 12

Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa. Giải quyết được đầu ra là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, vì vậy để xây dựng được một chiến lược cạnh tranh hợp lý trong xu thế hội nhập, các DNVVN phải tập trung vào ba nội dung chủ yếu sau:

Chiến lược thứ nhất đó là chiến lược tối thiểu hóa chi phí. Với chiến lược này, các DNVVN Việt Nam phải có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp hơn chi phí của đối thủ. Chiến lược này cần tạo ra hai ưu thế cơ bản:

Thứ nhất, do chi tiêu thấp hơn, các doanh nghiệp có thể đưa ra giá bán hàng và dịch vụ thấp hơn giá của đối thủ và do vậy thu nhiều lợi nhuận hơn, thậm chí cao hơn đối thủ.

Thứ hai, khi chiến tranh giá cả xảy ra, các doanh nghiệp với chi phí thấp hơn vẫn có lợi thế cạnh tranh vì biên độ giá giảm so với đối thủ.

Để thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cắt giảm tổng chi phí, hay nói cách khác là các chi phí cố định. Đây là điểm lợi thế của các DNVVN Việt Nam bởi cơ cấu nhỏ và linh hoạt, các doanh nghiệp có thể giảm tổng chi phí nhanh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Chiến lược thứ hai là chiến lược làm khác biệt sản phẩm và dịch vụ. Đa dạng hóa là điểm mạnh của những doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và nghiên cứu, trong khi khác biệt hóa là điểm mạnh của các DNVVN Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp có sự linh hoạt hơn trong các thay đổi khác biệt hóa sản phẩm do nhanh nhạy đưa ra quyết định, chi phí thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Để thực hiện chiến lược này, các DNVVN Việt Nam cần được trang bị những kỹ năng cao hơn trong hoạt động marketing cũng như cần sự trợ giúp từ Chính phủ vì họ thiếu khả năng tiến hành nghiên cứu thị trường thế giới.

Chiến lược thứ ba là chiến lược tập trung vào thị trường nhãn hiệu. Thị trường nhãn hiệu được hiểu là một phần nhỏ nhóm khách hàng, một phân đoạn nhỏ trong thị trường quốc tế. Các DNVVN Việt Nam hiện nay khó có thể tiếp cận được thị trường lớn của thế giới, họ chỉ có thể tìm kiếm và tập trung mọi nguồn lực vào những “thị trường nhỏ”, hay nói cách khác là thị trường ngách. Ví dụ các doanh nghiệp Thái Lan sản xuất và xuất khẩu gia vị rất thành công khi họ nhắm vào khách hàng là những người Châu Á đang sinh sống tại Châu Âu và Châu Mỹ. Bởi vậy, ngoài hương vị và các nguyên liệu chế biến, đóng gói, kênh tiêu thụ và hệ thống phân phối đều nhằm vào nhóm khách hàng này.

Để đạt được chiến lược này, các DNVVN Việt Nam ngoài nỗ lực của bản thân họ cần phải có sự cộng tác, phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức đại diện trong một hệ thống tổng thể và đồng bộ. Bởi vậy các hoạt động dự án hỗ trợ DNVVN Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng.


2.2.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý

Trong kinh doanh có câu châm ngôn “chỉ có nhà quản lý tồi chứ không có doanh nghiệp tồi”. Qua điều tra những doanh nghiệp tăng trưởng mạnh thì thấy nhân tố người quản lý có vị trí quyết định. Mặc dù trong thời gian qua, tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý DNVVN có bằng cấp và có kinh nghiệm đã được nâng cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường đặt ra thì vẫn chưa đáp ứng được. Vì vậy, các DNVVN phải bố trí nguồn kinh phí cũng như sự quan tâm thích đáng đến việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý. Trong chương III này, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp từ phía

Nhà nước cũng như từ phía các doanh nghiệp để khắc phục những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Để các giải pháp này phát huy được hết hiệu quả thì việc phối kết hợp và thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan

Nhà nước các cấp như Chính phủ với các bộ ngành liên quan, các cơ quan chính quyền địa phương các cấp với các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.


KẾT LUẬN


Do tầm quan trọng của nền tài chính Mỹ đối với nền tài chính toàn cầu và độ liên kết chặt chẽ của nó với thị trường tài chính các nước khác, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn Mỹ năm 2007 đã nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam, và theo dự đoán những ảnh hưởng của nó vẫn có thể kéo dài cho đến hết năm 2009.

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng chịu tác động nặng nề nhất chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - một bộ phận rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Các tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của cuộc khủng hoảng đã khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải rất nhiều khó

khăn trong việc kiểm soát chí phí đầu vào, huy động vốn sản xuất kinh doanh cũng như tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ. Tình hình trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp khi những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng đang rất khó dự báo, trong khi nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế đối với nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang trở nên rõ ràng. Cho nên yêu cầu bức thiết trước mắt là Chính phủ cần đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vượt qua những khó khăn mang tính chất vĩ mô của nền kinh tế. Về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần có những điều chỉnh linh hoạt cơ cấu quản lý sản xuất kinh trong trong ngắn hạn cũng như đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn trong dài hạn. Như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mới có thể phát huy được hết vai trò quan trọng của mình, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân cũng như cho mục tiêu chung phát triển xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt:

1. Trần Văn Thọ & Trần Lê Anh, Thanh niên Online (16/10/2008),

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng, http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200842/20081016011937.aspx

2. Hồ Xuân Phương & Vũ Đình Ánh, Học Viện Tài chính (2003), Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Việt Nam.

3. Hoàng Công Bảo, Đại học Ngoại thương (1998), Luận văn thạc sỹ: Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.

4. BBC Tiếng Việt (2009), Chuyên đề suy thoái kinh tế toàn cầu, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/cluster/2008/09/080922_finance_cr isis.shtml

5. Bộ Công thương (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (2008), Báo cáo thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2008.

7. Bộ Ngoại giao (2009), Lạm phát - kiểm soát lạm phát, http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr041126171753/ns080222150842

8. Ngọc Châu, Vnexpress (2008), 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn, http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2008/10/3BA07504/

9. Nguyễn Đăng Dờn, NXB Thống kê (2008), Giáo trình lý thuyết Tài chính-Tiền tệ.

10. Khánh Hoa, CafeF (2008), Khủng hoảng tài chính, diễn biến qua các con số, http://cafef.vn/20081008111740390CA32/khung-hoang-tai-chinh- dien-bien-qua-nhung-con-so.chn

11. Phương Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online (2009), Tiêu thụ trong nước là quan trọng nhất, http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/17115

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Thông tin về lãi suất, http://www.centralbank.vn/vn/CdeCSTT-TD/tracuu.jsp

13. Saga (2008), Nợ dưới chuẩn và suy thoái kinh tế 2008, http://www.saga.vn/view.aspx?id=9433

14. Trần Sửu, NXB Lao Động (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa

15. Tổng cục Thống kê (2009), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2008

16. Vietnamnet (2008), Thủ tướng: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/09/806325/

17. Vneconomy (2008), ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến Việt Nam: được và mất, http://www.vneconomy.vn/20081016011018103P0C6/anh-

huong-khung-hoang-tai-chinh-den-viet-nam-duoc-va-mat.htm

18. Vnexpress (2008), 2008 - năm bi tráng của kinh tế thế giới, http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2008/12/3BA09AE7/

19. Nhật Vy, Báo điện tử Vietnamnet (2008), Kinh tế toàn cầu: 2009 tiếp tục là một năm bất lợi, http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/11/815180/

20. Website Asset.vn (2008), Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ: Từ A đến

Z,

http://www.asset.vn/TinTheGioi/taichinhquocte/chungkhoantaichinhchaumy/taichinh hoaky/403.asset

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022