TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
: T¹ H¶i Hµ : Anh 7 : 44 B : TS. §ç H•¬ng Lan |
Có thể bạn quan tâm!
- Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 2
- Diễn Biến Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ
- Tác Động Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Nền Kinh Tế Thế Giới
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 4
I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 4
1. Vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới 4
2. Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới 6
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 7
1. Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính 7
1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính 7
1.2. Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính 8
2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ 9
3. Diễn biến của khủng hoảng tài chính Mỹ 17
III. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI 18
1. Hậu quả của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Mỹ 18
2. Hậu quả của khủng hoảng tài chính Mỹ đến nền kinh tế thế giới 21
CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 27
I. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 27
1. Tác động đến thị trường tài chính 28
2. Tác động đến thị trường bất động sản 30
3. Tác động đến thị trường chứng khoán 31
4. Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 33
5. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 34
II. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 35
1. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam trước khủng hoảng tài chính Mỹ 35
1.1. Tổng quan chung về hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam 35
1.2. Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 38
2. Xuất nhập khẩu Việt Nam trong khủng hoảng tài chính Mỹ 43
2.1. Tình hình xuất khẩu 44
2.2. Tình hình nhập khẩu 48
3. Những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt động thương mại hai
chiều Việt Nam – Mỹ 51
4. Đánh giá chung về những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam 54
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 63
I. DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 63
1. Dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010 63
2. Mục tiêu và định hướng của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam từ nay đến năm 2010 65
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 70
1. Một số giải pháp từ phía Nhà nước 71
1.1. Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu 71
1.2. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại 77
1.3. Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu 78
1.4. Tăng cường công cụ ngân hàng để hỗ trợ bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp 81
1.5. Giảm nhập khẩu, hạn chế nhập siêu 82
2. Một số giải pháp với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 83
2.1. Chủ động đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu 83
2.2. Tăng cường hệ thống phân phối nhằm hạn chế tối đa hình thức xuất khẩu qua trung gian 83
2.3. Tìm hiểu và nắm bắt sát nhu cầu và dung lượng thị trường 85
2.4. Triển khai tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới. 85
2.5. Tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị. 85
2.6. Rà soát lại các hợp đồng đã ký 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á BTA: Hợp đồng thương mại Việt – Mỹ CDS: Hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi
CEMAC: Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Châu Phi
CTCK: Công ty chứng khoán
EPA: Hiệp định hợp tác toàn diện song phương Việt – Nhật
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ
GCC: Các nước thuộc hợp đồng hợp tác vùng vịnh
GDCK: Giao dịch chứng khoán GDP: Tổng sản phẩm quốc nội IIF: Viện tài chính quốc tế ILO: Tổ chức Lao động quốc tế IMF: Tổ chức tiền tệ thế giới MBS: Chứng khoán phái sinh
UAE: Tiểu vương quốc Arap thống nhất
USDA: Bộ Nông nghiệp Mỹ
WB: Ngân hàng thế giới
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Giá trị GDP của Mỹ giai đoạn 2004 – 2008 (đơn vị: nghìn tỷ USD) Hình 1.1: 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2007 (tính theo GDP/năm) Hình 1.2: Mô hình chứng khoán OTH
Hình 1.3: Mô hình chứng khoán OTD
Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: %)
Hình 2.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: %)
Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 (đơn vị: triệu USD)
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam năm 2008 (đơn vị: %)
Bảng 2.2: Danh sách 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2008 (đơn vị: tỷ USD)
Hình 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: tỷ USD)
Bảng 2.3: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: triệu USD)
Hình 2.4: Giá trị kim ngạch nhập khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: tỷ USD)
Hình 2.5: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (đơn vị: %)
Bảng 2.4: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị: triệu USD)
Bảng 2.5: Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: tỷ USD)
Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều và kim ngạch xuất khẩu Việt – Mỹ (đơn vị: %)
Bảng 2.6: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn qua các năm (đơn vị: %)
Bảng 2.7: Thu hút và thực hiện vốn FDI giai đoạn 2001 – 2008 (đơn vị: tỷ USD)
Bảng 3.1: Dự báo mức độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 (đơn vị: %)
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2009 – 2010 (đơn vị: triệu USD, %)
Phụ lục: Danh sách một số tổ chức tài chính lớn bị phá sản hoặc bị sát nhập trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930, năm 2008, thế giới một lần nữa đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bắt nguồn từ Mỹ và bùng nổ ở thị trường bất động sản, khủng hoảng tài chính Mỹ đã được Charles Dallara, giám đốc điều hành Viện Tài chính Quốc tế IIF - đại diện cho hơn 375 ngân hàng và định chế tài chính chủ chốt của thế giới - gọi là “cuộc suy thoái xảy ra cùng lúc trên toàn thế giới và nghiêm trọng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại”. Không mang tính khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 hay cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh thập niên 1980; cũng không xảy ra trong bối cảnh đối lập giữa hai phe phái, như Chiến tranh Lạnh, mà trong đó nước nhỏ có thể được các nước lớn hơn trong phe hỗ trợ; cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 lần này là cuộc khủng hoảng toàn cầu, có khả năng lây lan từ khu vực này sang khu vực khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Với mức thiệt hại khổng lồ vượt ngoài mọi khuôn khổ đã có, nên không có bất cứ tổ chức quốc tế hay một quốc gia nào có thể ra tay cứu giúp. Điều duy nhất các quốc gia có thể làm chính là tự cứu mình và hợp tác để chống đổ vỡ thêm.
Cho đến thời điểm hiện tại, hậu quả của khủng hoảng tài chính vẫn chưa thể thống kê hết. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, thị trường lao động, lạm phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Thực tế cho thấy các nước càng phụ thuộc vào xuất khẩu thì càng chịu tác động sâu sắc hơn, do sự sụt giảm nghiêm trọng của thương mại toàn cầu. Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, xuất nhập khẩu của nước ta đã chịu rất nhiều khó khăn do những tác động xấu trên thị trường thế giới như tăng giá, nhu cầu nhập khẩu giảm, bảo hộ gia tăng,… Xuất khẩu suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, vì vậy, việc tìm hiểu những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến xuất nhập khẩu cũng như tìm những giải pháp để hạn chế khó khăn trước mắt là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.