Thị Trường Quốc Gia Và Khu Vực (Fdi Định Hướng Thị Trường- Market Seeking)


cảnh mất ổn định của thế giới ngày nay. Đây là một yếu tố mà chúng ta cần phải phát huy và khai thác để nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư quốc gia.

2.1.2.


2.2 Các yếu tố kinh tế

Tùy thuộc vào các động cợ hay mục đích đầu tư khác nhau của các TNCs sẽ quyết định tới việc tìm kiếm những yếu tố kinh tế khác nhau trong môi trường đầu tư của nước chủ nhà. Các nhân tố kinh tế của nước nhận đầu tư có thể chia thành hai loại: các nhân tố kinh tế truyền thống và các nhân tố kinh tế mới. Trong đó nhân tố kinh tế truyền thống có thể được chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm này phản ánh một động cơ hay mục đích đầu tư của các TNCs khi thâm nhập thị trường mỗi nước: động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm nguồn lực và động cơ tìm kiếm hiệu quả. Cũng như khung chính sách pháp lý cho FDI với quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng như hiện nay các nhân tố truyền thống này cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với thời cuộc. Tuy nhiên nhân tố kinh tế mới thì được sản sinh ở giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế, nó phản ánh động cơ của các TNCs: tìm kiếm những tài sản chiến lược.

2.2.1. Thị trường quốc gia và khu vực (FDI định hướng thị trường- market seeking)

- Thị trường quốc gia


Các TNCs đầu tư loại hình FDI định hướng thị trường mong muốn tìm kiếm và khai thác ở nước chủ nhà những lợi thế về quy mô thị trường, quy mô dân số, thu nhập bình quân của người dân và tăng trưởng thị trường. Các thị trường lớn hơn sẽ có chỗ cho nhiều công ty hoạt động hơn, giúp các công ty tận dụng tính kinh tế của quy mô thông qua sản xuất nhiều snar phẩm hơn. Thu nhập đầu người và tăng trưởng của quốc gia chính là những yếu tố hấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


dẫn hàng đầu trong môi trường đầu tư, nếu mức thu nhập tăng phản ánh khả năng, mức độ chi tiêu mua sắm sản phẩm của người dân, thì tăng trưởng thị trường thể hiện triển vọng phát triển của nền kinh tế đó. Tất cả những điều này sẽ khuyến khích sản xuất và đầu tư nước ngoài.

Khung chính sách FDI của Việt Nam - 4

FDI định hướng đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy đầu tư vào ngành sản xuất ở những quốc gia đang phát triển vào những thập kỷ 60 70, trong giai đoạn thực hiện chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Chính động cơ này cũng thúc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào châu Âu giai đoạn hậu chiến. Sự tồn tại của loại hình FDI này cũng một phần do các rào cản nhập khẩu của các nước nhận đầu tư. Ngoài ra, trong một vài trường hợp những chi phí vận chuyển khi xuất khẩu đắt đỏ cũng khiến các nhà đầu tư lựa chọn loại hình FDI này như là một sự thay thế hoàn hảo. Và sự khác biệt về thị hiếu người tiêu dung và nhu cầu sản xuất tại chỗ các sản phẩm đáp ứng sở thích của người dân địa phương cũng chính là một động cơ đầu tư.

Nhân tố thị trường cũng rất quan trọng cho nhiều FDI trong ngành dịch vụ mặc dù nguyên nhân chính không phải do thuế quan mà do các dịch vụ thường là khó xuất khẩu, do vậy lựa chọn duy nhất và cũng là lợi thế hơn cả để xuất khẩu dịch vụ là thông qua việc thành lập cơ sở dịch vụ ở nước ngoài. Điều này nghe có vẻ như quy mô và tăng trưởng thị trường trở thành một nhân tố quyết định FDI quan trọng của nước chủ nhà trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên quy mô của khoản đầu tưu này rất nhỏ so với quy mô của lĩnh vực dịch vụ, lý do chủ yếu này là do khung FDI hạn chế tại tất cả các nước kém phát triển và đan phát triển. Vì đặc trưng của ngành dịch vụ là ngành có tính chất hết sức nhạy cảm và thuộc độc quyền sở hữu của chính phủ đặc biệt kà các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thì hầu như không được phép hay có chăng thì cũng rất hạn chế và thận trọng.

- Thị trường khu vực:


Quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng kéo theo sự xuất hiện càng nhiều của các liên minh liên kết khu vực, do đó khái niệm về dung lượng thị trường lúc này không chỉ bó hẹp ở phạm vi của khu vực hiệp định đó. Và các nhà đầu tư khi đầu tư vào một quốc gia là thành viên của hiệp định thì sẽ có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều. Điều này sẽ thu hút mạnh mẽ dòng FDI thay thế nhập khẩu vì khả năng tiêu thụ sản phẩm ở một thị trường khu vực khổng lồ là hết sức khả quan. Mặc dù điều này còn phụ thuộc vào mức độ bảo hộ của mỗi hiệp định, tuy nhiên kể cả khi không có bất kỳ sự bảo hộ nào dành cho các nước thành viên thì thị trường khu vực vẫn là địa điểm đầu tư hấp dẫn vì các hiệp định như RIFs đã dỡ bỏ các rào cản phi thương mại, tạo điều kiện cho giao lưu hàng hóa trong nội bộ khối. Thêm vào đó, hàng hóa của các công ty FDI còn có tính cạnh tranh cao hơn vì được hưởng ưu đãi của các nước thành viên về ưu đãi xuất xứ…

Cùng với việc mở rộng dung lượng thị trường tiêu thụ, việc 1 quốc gia là thành viên của khu vực như RIFs còn giúp các TNCs tận dụng nhiềuh ơn tính kinh tế về quy mô trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Các công ty có thể cùng một lúc có nhiều lợi thế địa điểm mà khonog phải hi sinh lợi thế này để có được cơ hội khác. Ví dụ khi đầu tư vào các nước thành viên của khu vực NAFTA các TNCs vừa có cơ hội tận dụng nguồn lao động rẻ của Mexico vừa có thể tiếp cận một thị trường rộng lớn là khu vực Bắc Mỹ.

2.2.2. FDI Định hướng nguồn lực/tài sản-( Resource/Asset seeking)


-Các nguồn lực tự nhiên:


Có lẽ trong thời kỳ phát triển sơ khai của FDI ngày nay thì động cơ đầu tư đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng của các nước nhận đầu tư. Cho tới đại chiến thế giới thứ hai, 60% tổng FDI trên thế giới vẫn liên quan tới việc tìm kiếm nguồn lực thiên nhiên. Các hoạt động FDI diễn ra lúc này là kết quả của sự gặp gỡ tất


yếu giữa cung và cầu. Một bê là các nước đang phát triển sẵn có nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản hay các nguyên liệu thô phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp, tuy có tiềm năng nhưng các quốc gia này đa số là thiếu vốn đầu tư khai thác, thiếu kinh nghiệm quản lý hay những công nghệ tiên tiến cũng là một cản trở đáng kể cho sự phát triển của các quốc gia này. Trong khi đó, các TNCs ở các nước phát triển thì có tiềm lực về tài chính cũng như các kỹ năng quản lý hiện đại, họ luôn săn tìm những khu vực đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận.

Tuy vậy, từ những năm 1960 thì tầm quan trọng tương đối của tài nguyên thiên nhiên trong thu hút FDI ngày càng giảm dần. Trong phần lớn các nước chủ đầu tư, chỉ có 11% tổng vốn FDI ra trong năm 1990 dành để tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt đối với các nước công nghiệp phát triển hàng đầu như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ trong giai đoạn 1991-1995 tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 5%. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho hiện tượng trên: Đầu tiên là do quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhận đầu tư đã tạo nên những công ty bản địa lớn. Đa phần các công ty này thường là các công ty nhà nước, có đủ vốn và kỹ thuật để khai thác tiềm năng sẵn có của đất nước. Chính vì vậy các công ty bản địa có lợi thế về chi phí hơn hẳn so với các công ty nước ngoài, điều này đã thu hẹp doanh số lợi nhuận cũng như phạm vi hoạt động của các công ty FDI. Nguyên nhân thứ hai là do việc giảm sút tỷ trọng các lĩnh vực cơ bản trong tổng sản lượng thế giới cũng như do việc thay đổi trong cơ cấu kinh tế thế giới theo hướng các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều này khiến cho động cơ tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên không còn quan trọng như trước nữa, và một môi trường đầu tư đơn thuần chỉ có sự dồi dào về nguồn lực tự nhiên không còn là thế mạnh tuyệt đối của các quốc gia.

Mặc dù tầm quan trọng về địa vị chi phối của các nguồn lực tự nhiên có


giảm sút, nhưng sự sẵn có của nguồn lực tự nhiên vẫn là một trong những nhân tố quyết định và hàng đầu của FDI, tiếp tục mang lại nhiều cơ hội thu hút FDI cho các quốc gia giàu nguồn lực tự nhiên.

Cơ sở hạ tầng


Các yếu tố của cơ sở hạ tầng ở một quốc gia bao gồm: hệ thống đường xá, cầu cống, sân bay, hải cảng; mạng lưới thông tin truyền thông, thông tin liên lạc hay các dịch vụ vận tải đa phương thức; mức độ thỏa mãn các dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt như điện nước, viễn thông, khả năng thuê đất và sở hữu nhàtất cả các yếu tố này tạo nên nền tảng cơ bản thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như tạo ra điều kiện tiền đề thuận lợi cho việc thu hút FDI. Tuy nhiên điều kiện này thường đi kèm bổ sung cho các điều kiện quan trọng khác như điều kiện tự nhiên hay điều kiện về thị trường. Rõ ràng việc cơ sở hạ tầng của một quốc gia được cải thiện không những chỉ đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án FDI mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sonogs sinh hoạt của các nhân sự nước ngoài.

Nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia bao gồm số lượng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động; tỷ lệ lao động trong mối tương quan giữa các ngành trong nền kinh tế; chi phí trung bình cho việc sử dụng lao động, và chất lượng trình độ nguồn nhân lực. Quy mô dân số của một quốc gia là cơ sở nền tảng cho sự hình thành phát triển và là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào. Sự sẵn có của nguồn lao động chính là một yếu tố hấp dẫn ác nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Bên cạnh đó giá nhân công cạnh tranh cũng là lợi thế nhất định trong thu hút đầu tư đặc biệt là với Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất thưo hướng hiện đại hóa, xu thế của một nền kinh tế


tri thức; trình độ chất lượng của đội ngũ nhân lực ngày càng được coi trọng hơn. Do đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải tập trung hơn nữa vào việc đào tạo nguồn lao động lành nghề có trình độ kỹ thuật cao.

2.2.3. FDI định hướng hiệu quả- (Efficiency seeking)


Đầu tư tìm kiếm hiệu quả Là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bổ một số công đoạn sản xuất ở nước ngoài để tận dụng chi phí thấp nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất. Hình thức này được gọi là đầu tư theo chiều dọc, chủ yếu áp dụng cho các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Hình thức cổ điển nhất của nó là đầu tư sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm các nguồn lao động chi phí thấp.

FDI định hướng hiệu quả xuất hiện khi TNCs quyết định đặt một phần trong toàn bộ chuỗi giá trị tăng thêm của mình ở nước ngoài nhằm tăng lợi nhuận từ các cơ sở này. Phương thức đầu tư cũ nhất của nhân tố hiệu quả là loại hình đầu tư định hướng lao động (labour seeking). Do giá nhân công tăng ở các nước chủ đầu tư nên các TNCs mong muốn tìm kiếm tiếp cận với nguồn lao động chi phí rẻ ở các nước đang phát triển thông qua việc thành lập các cơ sở sản xuất tại các nước này. Đây cũng chính là đặc điểm thu hút đầu tư của một số nước châu á đối với các nhà đầu tư Nhật Bản; và cũng là nhân tố quyết định tới quyết định chọn Mexico là địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ.

Các dự án đầu tư định hướng lao động cũng xuất hiện trong các ngành dịch vụ. Ví dụ như sự phát triển của ngành xử lý dữ liệu một ngành sử dụng hàm lượng lao động khá cao có thể diễn ra ở những nước đang phát triển nơi mà chi phí lao động thấp hơn so với nước chủ đầu tư. Trường hợp điển hình là sự phát triển của lĩnh vực phần mềm ở ấn Độ. Các hoạt động đầu tư này vào những ngành dịch vụ có thể được tiến hành thông qua thành lập một chi nhánh tại nước ngoài hay bởi một hợp đồng phụ ở một quốc gia đang phát triển.


2.3. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh

Trong thời đại mà quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng ngày nay, thì sức ép cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ diễn ra giữa các quốc gia đang phát triển với nhau mà còn giữa các quốc gia phát triển, hay thậm chí giữa các quốc gia phát triển với những quốc gia đang phát triển. Sự mở rộng và phát triển trên toàn thế giới các chính sách tự do thương mại và tự do hóa đầu tư đã bào mòn và hạn chế những lợi thế được tạo ra bởi các nhân tố thu hút FDI cổ điển. Việc tạo ra một hành lang pháp lý hoàn thiện và thông thoáng cũng như việc phát huy thế mạnh của các nhân tố của nền kinh tế quốc gia như đã đề cập ở trên mới chỉ tạo điều kiện cho việc hình thành một khuôn khổ nhằm thiết lập một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư nhờ thế giúp họ có thể tham gia vào cuộc chơi. Tuy nhiên các nước nhận đầu tư cần phải cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của quốc gia mình thông qua các biện pháp tích cực và chuyên nghiệp hơn nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động đầu tư, để trở thành hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng. Các biện pháp tạo thuận lợi cho kinh doanh bao gồm các nỗ lực xúc tiến, các điều khoản ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài và các điều kiện tạo thuận lợi cho kinh doanh khác. Một thực tế rõ rang rằng đa số các biện pháp này không có gì là mới mẻ; cái mới là trong một nền kinh tế thế giới mới với nhiều biến chuyển, những biện pháp này đã gia tăng nhanh chóng và trở nên thường xuyên hơn, phức tạp hơn.

2.3.1 Hoạt động xúc tiến đầu tư


Hầu hết, các nước đều đã thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm mục đích thu hút nhiều hơn nữa lượng FDI vào trong nước, ngoài ra còn nhằm hỗ trợ các chi nhánh FDI nước ngoài đã thành lập từ trước thông qua việc các nước chủ nhà sẽ cung cấp hàng loạt các dịch vụ hậu đầu tư.

Trước kia, tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư không được


coi trọng, người ta chỉ sử dụng đến hoạt động này khi các quốc gia thay đổi chiến lược, hay thái độ của mình đối với đầu tư, điều này kéo theo sự thay đổi hệ quả của hàng loạt các chính sách về vai trò của FDI trong phát triển kinh tế từ hướng tiêu cực sang tích cực. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp nhà đầu tư không phản ứng với những thay đổi này, hoặc phản ứng yếu hơn mong đợi. Theo quan điểm marketing các kỹ năng cơ bản của hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: xây dựng hình ảnh (image building), các biện pháp tạo lập đầu tư (investment generating measures) và hỗ trợ đầu tư (investment facilitation).

Tuy nhiên, giờ đây thì các hoạt động xúc tiến đầu tư đã chứng tỏ vai trò quan trọng không thể thiếu của mình. Đặc biệt là các quốc gia lâu nay có quan điểm thiển cận, đối với các nhà đầu tư thì họ là những quốc gia có hình ảnh không tốt và không thân thiện với FDI. Lối suy nghĩ này có lẽ đã ăn sâu trong giới đầu tư và là điều cực kỳ bất lợi cho các quốc gia này. Do đó, muốn thu hút được nhiều FDI thì họ phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc cải cách mình và cải thiện hình ảnh quốc gia trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài. Các chính phủ ngày càng nhận thức rõ ràng hơn là để thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng một mặt phải thay đổi chính sách, mặt khác phải tích cực chuyển tải các thông tin thay đổi đến họ. Ngay cả khi một quốc gia đã cởi mở hơn với FDI, đã thực hiện nhiều cải cách có lợi cho nhà đầu tư thì họ cũng đang thúc đẩy thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư để giành thiện cảm của các nhà đầu tư nhằm thu hút FDI nhiều hơn. Các hoạt động xúc tiến cũng được tiến hành để rút ngắn khoảng thời gian trì hoãn của các nhà đầu tư khi lựa chọn 1 cơ hội đầu tư mới hay giúp các công ty đặc biệt là công ty có quy mô vừa và nhỏ khám phá ra những cơ hội mới mà họ khó có thể tự mình tự tìm ra được. Cuối cùng, việc giảm sút tính hiệu quả của tự do hóa đầu tư đã khiến các chính phủ “làm nhiều hơn” để tác động đến các quyết định lựa chọn địa điểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022