Các Quy Định Liên Quan Trực Tiếp Đến Fdi


1. Khái niệm‌

Để đánh giá được tác động của việc cải thiện môi trường đầu tư đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, trước tiên cần hiểu khái niệm về môi trường đầu tư. Theo Báo cáo phát triển của Ngân hàng Thế giới năm 2005 (WDR) với tiêu đề “Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người: "Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố cụ thể hình thành nên các cơ hội và động cơ để các công ty có thể đầu tư một cách có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng hoạt động của mình"

Theo định nghĩa này, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, cơ sở hạ tầng, năng lực thực tiễn, lợi thế của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp cũng như là gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư

Do vậy, sự ổn định về kinh tế và chính trị, luật pháp; cơ sở hạ tầng thích hợp, thuế và các quy định tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, chính sách lao động và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh và thu hút nhà đầu tư.

2. Các yếu tố cấu thành

Theo UNCTAD, có thể phân loại môi trường đầu tư của một quốc gia thành các nhân tố cơ bản: khung chính sách FDI, các yếu tố kinh tế và các yếu tố hỗ trợ kinh doanh.

2.1 Khung chính sách FDI.

2.1.1. Các quy định liên quan trực tiếp đến FDI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Mỗi quốc gia đều có những văn bản luật riêng điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, có thể là theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế tùy theo chính sách của mỗi quốc gia ở từng thời điểm. Các luật đầu tư nước ngoài bao gồm các chính sách điều chỉnh việc thâm nhập và hoạt động của các nhà đầu tư


Khung chính sách FDI của Việt Nam - 3

nước ngoài, những tiêu chuẩn đối xử giành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách này có thể cấm hoàn toàn hoạt động đầu tư nước ngoài hoặc là không phân biệt đối xử các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Với chức năng cơ bản là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn vào kinh doanh, luật đầu tư, các quy định liên quan tới hoạt động đầu tư thường bao gồm các nội dung:

Lĩnh vực, địa bàn đầu tư: Luật và các quy định có liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI quy định rất rõ lĩnh vực nào là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, lĩnh vực nào là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư. Đi kèm với quy định về lĩnh vực đầu tư là những quy định ưu đãi về thuế, tài chính, quyền sử dụng đấtcho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực thuộc diện ưu đãi đầu tư.

Tùy theo cơ cấu lãnh thổ, chính sách phát triển của mỗi quốc gia mà mỗi quốc gia có những quy định riêng biệt về địa bàn đầu tư. Địa bàn đầu tư được ưu tư được ưu đãi thường là các khu vực mà chính phủ muốn tăng cường phát triển kinh tế, nhưng lại không có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Các ưu đãi của chính phủ giống như sự hỗ trợ ban đầu cho các nhà đầu tư. Cũng giống như lĩnh vực đầu tư, đi kèm với các quy định về địa bàn đầu tư là các quy định về ưu đãi đầu tư khi một nhà đầu tư đầu tư vào một địa bàn nào đó.

Việc quy định lĩnh vực và địa bàn đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của nhà đầu tư và luồng vốn FDI đầu tư vào quốc gia đó, bởi nó thể hiện ý chí của chính phủ trong việc thu hút đầu tư FDI, định hướng thu hút FDI của quốc gia đó. Đồng thời nó ảnh hưởng tới việc phân bổ FDI, ảnh hưởng tới cơ cấu FDI theo cả lính vực và địa bàn.

Các hiệp định đầu tư quốc tế

Trong thời đại toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, tính liên kết giữa


các nền kinh tế quốc gia và khu vực ngày càng tăng. Điều này lý giải vì sao số lượng các hiệp định, hiệp ước song phương và đa biên ngày càng tăng. Các hiệp định, hiệp ước giờ đây không chỉ bó hẹp về ngoại giao, quân sự, kinh tế đơn thuần nữa mà còn có thể là hiệp định về khoa học công nghệ hay tự do hóa đầu tư. Chính các hiệp định quốc tế về đầu tư này đã cung cấp một không gian quốc tế cho các chính sách FDI quốc gia. Dù các hiệp định này ở cấp độ khu vực quốc tế, song phương hay đa phương thì đều có những tác động đáng kể tới khung chính sách pháp lý về FDI cho mỗi quốc gia.

- Các hiệp định đầu tư song phương (BITs): Trước đây các hiệp định đầu tư song phương vốn chỉ là sản phẩm của các mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển cùng các nỗ lực xúc tiến đầu tư đáng kể, trong đó các nước phát triển là những nước có nhu cầu đầu tư lớn và các nước đang phát triển là những quốc gia có nhiều lợi thế đầu tư. Tuy nhiên hiện nay xu hướng phát triển mới của các hiệp định đầu tư song phương là giữa các nước phát triển hoặc đang phát triển với các nền kinh tế chuyển đổi.

Các hiệp định song phương này cũng góp phần xâu dựng và củng cố các tiêu chuẩn đối xử song phương với các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ bảo hộ ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác. Đồng thời hiệp định cũng thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh, do vậy giảm bớt các rủi ro khi đầu tư vào các nước đã ký hiệp định song phương với nhau. Với những ý nghĩa như vậy, rõ rang các hiệp định song phương có những tác động đáng kể tới khung chính sách FDI đóng góp vào việc cải thiện môi trường đầu tư.

- Khung hội nhập khu vực(RIFs): tác động của RIFs lên khung chính sách FDI thể hiện thông qua việc đảm bảo cam kết tuân thủ của các thành viên theo một khung chính sách tự do có sẵn hay tự do hóa các chính sách này nếu chúng còn hạn chế, làm hài hòa các chính sách, tham gia vào những thay đổi tự


do hóaa, tăng động cơ của tự do hóa, củng cố các tiêu chuẩn đối xử và bảo hộ. Ảnh hưởng của RIFs đối với khung chính sách FDI có nhiều mức độ.

Trong phần lớn các RIF, nhân tố trung tâm và quan trọng nhất tác động tới FDI định hướng thị trường là việc tự do hóa các rào cản thương mại và mở cửa cho các nước thành viên. Tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn vì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty ở các nước thành viên tiếp cận với thị trường sản phẩm. Trong trường hợp của liên minh thuế quan và khu vực thương mại tự do, việc phân biệt đối xử với các nước ngoài liên minh thuế quan bằng hàng rào thuế quan càng khiến cho thị trường khu vực trở nên hấp dẫn hơn. Sự kết hợp của chính sách tự do hóa FDI và chính sách mở cửa tự do thương mại tạo ra một bộ khung pháp lý về FDI nhất quán. Một trong những ví dụ điển hình về tầm quan trọng của tự do hóa FDI như là một nhân tố quyết định tới việc chọn địa điểm và làm thay đổi lượng FDI là của Trung Quốc, nơi lượng FDI lũy kế tăng từ 3 tỷ USD năm 1985 lên 169 tỷ USD năm 1997 và vào năm 2003 đạt tới con số kỷ lục 1553 tỷ USD. Tuy nhiên, một trường hợp khác lại chứng minh cho mệnh đề: chính sách FDI mở cửa chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm tăng lượng FDI. Ví dụ điển hình là các nước châu Phi, mặc dù đã nỗ lực nhiều trong việc tạo ra khung pháp lý FDI thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư nhưng lượng FDI lũy kế vào khu vực này không có nhiều biến chuyển.

Mặt khác, RIFs cũng có thể ảnh hưởng tới tốc độ tự do hóa chính sách FDI và thương mại. Điều kiện quan trọng để các nước có thể tham gia hiệp định là phải có một khung chính sách cởi mở hơn đối với FDI. Chính điều này là động lực thúc đẩy quá trình tự do hóa khung chính sách FDI diễn ra nhanh chóng và tạo điều kiện thu hút FDI nhiều hơn. Ví dụ trong trường hợp này là Mexico, triển vọng về hiệp định NAFTA đã buộc nước này phải tự do hóa khung chính sách về FDI từ trước khi ký kết, mặc dù việc tự do hóa thị trường


dịch vụ và một phần thị trường hàng sơ chế chỉ được tiến hành sau khi Mexico ký kết hiệp định NAFTA. Thực tế ngay cả khi áp lực tự do hóa không thực sự tác động đến các chính sách FDI chúng cũng có những ảnh hưởng đến khung chính sách chung của một nước thành viên theo hướng khuyến khích FDI.

Phạm vi không gian của các RIFs khác nhau là hoàn toàn khác nhau, ví dụ như các liên minh thuế quan thì chỉ nhằm điều chỉnh mức thuế quan thuần túy giữa các nước thành viên mà thôi, trong khi đó các khu vực thương mại tự do thì có nhiều chính sách thông thoáng cởi mở hơn về thương mại, tuy thế phạm vi lớn nhất phải kể tới các khu vực hội nhập kinh tế hoàn toàn. Trong loại hình liên minh kinh tế cao nhất này thì sự khác biệt trong đối xử và chính sách của từng nước dường như không có bất kỳ sự khác biệt nào.

Khi các quốc gia nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tổ khung chính sách FDI đối với khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, tất yếu họ phải có những bước đi tích cực hơn là tạo ra nhiều chính sách thuận tiện và thông thoáng hơn, số lượng và chất lượng các chính sách cũng vì thế trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng trong thu hút FDI giữa các quốc gia. Khi đó nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn địa điểm và hệ quả là việc quyết định đầu tư của nhà đầu tư có tính chọn lọc cao và ngày càng khắt khe hơn. Sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút FDI của các quốc gia cho thấy một thực tế đáng lưu tâm là chỉ có các chính sách FDI tự do là hoàn toàn chưa đủ mà còn cần phải có những biện pháp chuyên sâu và toàn diện hơn để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Cần xây dựng và củng cố các nhân tố kinh tế trong thu hút FDI của quốc gia mình.

2.1.2 Các quy định liên quan gián tiếp đến FDI


Những chính sách FDI cũng góp phần thực hiện các mục tiêu khác như tăng


hay giảm lượng FDI thu được, ảnh hưởng tới việc phân bổ FDI theo lĩnh vực hoặc địa bàn kinh tế. Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu này thì các luật đầu tư nước ngoài mới chỉ là bộ khung định hướng, yêu cầu đặt ra là còn cần phải có những chính sách hỗ trợ đi kèm thì mới đủ sức ảnh hưởng tới các quyết sách đầu tư

Chính sách thương mại: có thể nói trong rất nhiều chính sách bổ sung được sử dụng nhằm tác động lên quyết định địa điểm thì chính sách thương mại đóng vai trò chủ đạo.

Chính sách thương mại của nước chủ nhà luôn có một tác động to lớn lên dòng chảy FDI. Một mức độ bảo hộ cao, ví như hàng rào thuế quan, được thực thi đối với một ngành nào đó sẽ dễ dàng gây ra sự dịch chuyển của vốn FDI vào trong ngành này.

Hoặc như, đối với các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, nếu phải chịu một một mức thuế suất cao nhằm khuyến khích sản xuất nội địa, có thể làm giảm đi động lực đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư hoạt động trong khu vực xuất khẩu (trường hợp đầu vào sản xuất được thay thế bằng sản phẩm nội địa chất lượng thấp, giá thành đắt).Hơn thế nữa, với sự tham dự của nước chủ nhà trong các hiệp ước về tự do hóa mậu dịch, các quy tắc đối xử như tối huệ quốc (MFN- Most Favoured Nation), đối xử quốc gia (NT- National Treatment) sẽ tạo ra những kết quả tích cực trong việc thu hút FDI nhờ vào việc đầu tư vào nước này sẽ cho phép thâm nhập thị trường các nước thành viên còn lại. Và cũng cần nói thêm rằng, việc tham dự này sẽ góp phần làm phong phú thêm kết cấu FDI tại nước chủ nhà, một khi nước này đạt được những thỏa thuận về tự do hóa thương mại với các nước khác không phải là thành viên của khối.Như vậy, chính sách thương mại, nếu được sử dụng tốt, sẽ là một trong những công cụ hiệu quả để kích thích dòng chảy FDI.

Ví dụ điển hình cho điều này là một số nước châu á khuyến khích các TNCs


đóng góp vào các chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của mình bên cạnh việc sử dụng chính sách khuyến khích FDI thuần túy. Các quốc gia này cũng sử dụng nhiều biện pháp khác như: miễn thuế nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu hay chính sách thưởng xuất khẩu cho những doanh nghiệp FDI có thành tích tốt trong xuất khẩu.

Chính sách tiền tệ:Mức lãi suất cũng góp phần ảnh hưởng đến tính ổn định của nền kinh tế như lạm phát hay tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán. Vì chính sách này xác định mức lãi suất và chi phí sử dụng vốn tại nước nhận đầu tư nên điều này có tác động đến các quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng.

Chính sách thuế: thì lại quyết định đến mức thuế chung và trong trường hợp này là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi giữa các quốc gia thì quốc gia nào có mức thuế thu nhập thấp hơn thì quốc gia đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Với mức thuế thu nhập cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở của các doanh nghiệp FDI, tác động tới lợi nhuận và cân nhắc hơn trong việc sử dụng các nhân sự nước ngoài.

Chính sách tỷ giá hối đoái: liên quan đến tính ổn định cũng như tính tăng trưởng của nền kinh tế, bởi nó ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản mà nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước chủ nhà kể cả tài sản vật chất và nhân lực, nó cũng tác động tới giá trị lợi nhận khi chuyển ra nước ngoài cũng như khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Chính sách cổ phần hóa: là một hình thức mua lại đặc biệt, và điều đáng quan tâm trong trường hợp này là việc mua lại các công ty của chính phủ làm ăn kém hiệu quả của các nhà đầu tư nước ngoài. Điểm đặc biêt là hầu hết các công ty này trước đây đã nắm những vai trò quan trọng trong nền kinh tế hoặc đều hoạt động trong một số lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế. Do


vậy, việc mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài càng có ý nghĩa kinh tế quan trọng hơn, dẫn đến một tất yếu là không gian FDI ngày càng lớn.

b. Các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp


+) Chính sách ảnh hưởng đến cơ cấu ngành như các chính sách nhằm thay đổi tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng gia tăng, mở cửa một số ngành dịch vụ với các nhà đầu tư nước ngoài (bảo hiểm, ngân hang…)

+) Chính sách ảnh hưởng tới cơ cấu sở hữu như chính sách cạnh tranh hoàn hảo hay chính sách độc quyền của một số TNCs lớn của thế giới

+) Chính sách ảnh hưởng tới cơ cấu địa bàn như chính sách khuyến khích FDI vào các khu vực nông thôn miền núi, những khu vực đặc biệt khó khăn

+) Chính sách ảnh hưởng tới chức năng của thị trường các yếu tố đầu vào như thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu.

+) Các chính sách về y tế giáo dục như chính phủ phối hợp cùng các công ty, tập đoàn đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trực tiếp cho các công ty này

c. Các chính sách giúp ổn định chính trị, xã hội


Bên cạnh những chính sách trên ta nhận thấy tính ổn định về chính trị cũng là nhân tố đáng lưu tâm. Bởi chính sự ổn định về chính trị này là nền tảng quan trọng cho sự ổn định về kinh tế và sự phát triển của văn hóa xã hội. Tính ổn định về chính trị cũng như mối quan hệ của quốc gia đó với các nước trên thế giới chính là cơ sở tạo nên mức độ an toàn của môi trường đầu tư. Có lẽ không có một nhà đầu tư nào đủ dũng cảm để đầu tư vào một quốc gia luôn có bất ổn về chính trị, chiến tranh, xung đột tôn giáo…

Đặc biệt đối với Việt Nam là một quốc gia luôn có lợi thế là nền chính trị ổn định thì đây cũng là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là trong bối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022