Những Bài Hát Vui Chơi Của Trẻ Em: Hát Đồng Dao Và Hát Ru Em


được chọn là "Quan làng" và "Pả mẻ" phải là người có đạo đức, có uy tín, ăn nói lịch thiệp, nhất thiết phải biết hát, hát hay có tài ứng khẩu nhanh.

Nội dung hát quan làng cũng rất nhiều vẻ, ứng với từng làn điệu nhất định: Hát về phong tục, hát về lịch sử, hát giao duyên. Các bài hát giao duyên thường là các bài hát kết thúc một cuộc hát diễn ra giữa các phù rể và phù dâu.

Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục Tày Nùng đã phản ánh một cách sắc nét xã hội và đời sống của dân tộc Tày Nùng. Qua những bài ca cúng bái, tang lễ, đám cưới... cả một xã hội Tày Nùng cách chúng ta hàng mấy trăm năm đã sống lại. Nhất là những phong tục, lễ nghi, tục lệ về tang ma, về cưới xin, về cầu cúng, chúc tụng... Tất cả những tục lệ ấy đều trở thành tư liệu quý báu cho những nhà văn hóa học, dân tộc học muốn nghiên cứu về văn hóa phong tục của dân tộc Tày Nùng.

1.1.2. Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt

*Khái niệm:

"Dân ca sinh hoạt là các lời hát nhằm thực hiện các chức năng trong cuộc sống hàng ngày như ru con, vui chơi hay bày tỏ tình cảm đối với quê hương đất nước hoặc tình yêu đôi lứa". [1,20]

"Dân ca lao động là các lời hát nhằm bày tỏ tình cảm của người hát trong môi trường lao động (khi săn bắn, khi trồng cấy...) và các bài ca nông lịch". [1,20]

1.1.2.1. Những bài hát giao duyên: Lượn, phong slư

"Lượn" là một thể tài đặc biệt dùng để giao duyên giữa nam nữ thanh niên. Theo nhà nghiên cứu người Tày, Vi Hồng đoán định "Lượn" có cội nguồn từ chữ "Ru" mà thành (19,30-31). "Lượn" là một lố i hát g iao duyên có thể tương tự như lối hát quan họ Bắc Ninh của người Kinh, mà về nhóm loại tự thân "Lượn" chia ra làm rất nhiều "Ngành" gồm có: Lượn slương, lượn cọi, lượn then, lượn nàng ới...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.


"Lượn" nhìn chung không phải được diễn xướng như một cuộc hát thông thường để thưởng thức nghệ thuật. Từ trong cội nguồn và bản chất, "Lượn" là cách thức giao duyên giữa "Đôi bạn" và cũng có khi lượn bâng quơ để tự bộc bạch, tự giải tỏa nỗi niềm riêng tư sâu kín.

Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 3

Thông thường một cuộc lượn được diễn ra công khai và thời điểm tiến hành lượn là vào đêm , có những cuộc lượn còn kéo dài trong nhiều đêm . Những cuộc hát đối đáp giữa "Đôi bạn" hay "Đôi bọ n" nam thanh nữ tú này có nội dung rất đa dạng với những thể thức như: Hát hỏi, hát chào, hát thăm, hát tỏ tình, hát mừng quê bản, mừ ng bả n, quê bản có người khôn của khéo, có vật lạ với cảnh sắc muôn hồng ngàn tía, hát về những mối quan hệ yêu thương trong cảnh ngộ đời thường... Có thể nói thể ca hát này là cả một thế giới tâm hồn rất nhiều sắc điệu và cung bậc làm say lòng bao thế hệ.

Phong slư cũng là một loại hình giao duyên nhưng là giao duyên qua thư. Hình thức giao duyên này đã có từ rất xa xưa, khi mà phần lớn dân số Tày Nùng còn chưa biết chữ. Thông thường, người con trai phải nhờ thầy (Slẩy cá) là người giỏi chữ nghĩa, thơ phú, biết vẽ, biết trang trí... soạn phong slư gửi cho người con gái mà họ đem lòng yêu mến, khi người con gái nhận được phong slư cũng lại đi nhờ thầy đọc hộ và viết thư trả lời.

Một bức phong slư có giá trị tinh thần rất đáng quý, một bức phong slư hay, giàu cảm xúc không chỉ mang lại niềm vui cho người nhận nó mà còn trở thành tài sản chung của cả bản, cả mường, rất nhiều người thuộc lòng.

Những bức phong slư của trai, gái Tày Nùng không đơn thuần chỉ có chữ nghĩa mà còn được trang trí công phu, cầu kỳ với nhiều hoa văn, hình hài rất ấn tượng. Khung của bức phong slư được trang trí với nhiều họa tiết, có lộc, có hoa, có bướm, có cỏ cây và các loài chim. Đặc biệt, ở bốn góc có bốn cặp chim én mỏ ngậm những lá thư. Đó là hình ảnh tượng trưng cho những con én, nhạn đưa những bức phong tình, bắc nối lương duyên giữa những đôi trai gái.


Hình thức mở đầu những bức phong slư thường được làm theo khuôn mẫu đã thành mô thức câu trong dân gian.

Phần nội dung người viết thường kể về hoàn cảnh, nỗi niềm, tâm trạng cụ thể. Người ta nói rằng, chuyện trai gái yêu nhau tỏ tình bằng thư là chuyện thường, nhưng tỏ tình theo lối phong slư của người Tày trong tập quán văn hóa truyền thống là một nét ứng xử độc đáo, thể hiện một trình độ "đoan trang trí tuệ".

1.1.2.2. Những bài hát vui chơi của trẻ em: Hát đồng dao và hát ru em

Những bài hát vui chơi dành cho trẻ em ở bất cứ dân tộc nào trên đất nước ta đều hay, ngộ nghĩnh, vui, khỏe... nhất là những bài đồng dao.

Đồng dao là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em, do trẻ em hát lúc vui chơi. Đồng dao có thể do người lớn sáng tác nhưng cũng có trường hợp do chính trẻ em sáng tác.

Đồng dao do trẻ em nghĩ ra một cách trực tiếp, hồn nhiên, tinh nghịch xuất phát từ chính những trò chơi hàng ngày của các em. Nhờ những mối liên hệ giữa trí tưởng tượng và thực tế nhiều khi ngộ nghĩnh đến lạ lùng hoặc đột ngột xuất hiện một nét cảm nhận sâu sắc bất ngờ khiến người lớn phải sửng sốt ví như những bài đồng dao nhử động vật của trẻ em Tày Nùng như “bà i nhử kiế n , gọi bướm” sau đây:

“Ơi kiế n, ơi ong! Hỡ i ôi tổ con kiế n , con ong, mày hãy đi mời quan ra đây, đến ăn gan con ong đất , đến ăn mật con tò vò , đến ăn dái gà mái , gà mái cấ y lú a nhà , gà lôi đi gieo mạ, bà ngựa thổi ò e, châu chấ u tơ thổ i kè n, hai anh em đá nh trố ng, chó mắt ngốc ngồi nhìn , chộ p lấ y đầ u cá nướ ng , nắ m lấ y lưỡ i mẹ mèo…” [29, 218]

Nội dung những bài hát đồng dao của trẻ em miền núi , vùng cao thường phản ánh thế giới tự nhiên một cách rất cụ thể, rấ t gần gũi với môi trường sinh hoạt của các em nó xuấ t phá t từ mái nhà sàn đến chiếc cầu vào bản, trên bãi nương, bế n nướ c và bên ánh lửa hồng... Đó là một thế giới sinh


động với muôn màu, muôn vẻ, muôn loài, muôn vật được hiện ra rõ ràng, sắc nét như nó vốn có. Từ những cảnh quan tự nhiên của môi trường sống ngàn năm gần gũi với cộng đồng trẻ em Tày Nùng gọi kiến, gọi ong, gọi bướm, gọi chim, gọi cả nắng, cả mưa... để kể về mọi thứ chuyện, mà chuyện gì cũng đậm đà bản sắc quê hương, làng bản, con người

Nếu đồng dao có môi trường diễn xướng là chính những trò chơi của trẻ thơ thì hát ru qua lời người mẹ êm ái, dịu dàng, qua lời người bà ngọt ngào, đằm thắm với tất cả tình yêu thương. Hát ru em cũng là một cách bắc cầu trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ sau.

Đồng dao là nguồn vui bất tận đối với trẻ thơ, còn hát ru là nguồn sữa tinh thần nhiều như mạch nước ngầm, bồi dưỡng con người từ thuở trên nôi về tình yêu thương giữa con người với con người, với tự nhiên, với lao động, với ước mơ khát vọng về hạnh phúc.

Những loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca chúng tôi vừa giới thiệu trên đây có những thể tài riêng có của dân tộc Tày hoặc dân tộc Nùng. Nhưng dựa trên sự tương đồng về điều kiện sống, trình độ kinh tế cũng như phong tục tập quán không cách xa nhau là mấy nên chúng tôi tiến hành giới thiệu một cách khái quát nhất về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca cơ bản của hai dân tộc Tày Nùng.

Bước đầu tìm hiểu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca của người Tày Nùng đã cho chúng ta thấy sức sống lâu bền và sự lan tỏa mạnh mẽ của thể loại này trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Tày Nùng. Ca dao - dân ca của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Tày Nùng nói riêng thường xuất hiện trong môi trường diễn xướng cụ thể gắn liền với đời sống, phong tục, tín ngưỡng và văn hóa tộc người. Chính vì thế ca dao - dân ca là nơi thể hiện một cách sinh động nhất những nét đặc trưng riêng biệt của văn


hóa tộc người Tày Nùng, đó là một mảng màu riêng biệt trong bức tranh đa sắc màu của nền văn hóa Việt Nam.

1.2. Hiện tượng những hình ảnh tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng

Khi tìm hiểu về những hình ảnh trong văn học dân gian nói chung và hình ảnh trong ca dao - dân ca nói riêng nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định. Ở chiều sâu của các hình ảnh đều không chỉ chứa đựng một tầng ý nghĩa. Việc tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc phát sinh của các hình ảnh không phải là công việc đơn giản, dễ dàng. Hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên không chỉ trên mảnh đất của văn học dân gian mà còn của các loại hình văn hóa, văn nghệ. Bên cạnh đó, trong mỗi một hình ảnh còn chứa đựng nhiều bí ẩn về sự ra đời, tồn tại và phát triển của lịch sử, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... của hai dân tộc Tày Nùng. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu và giải thích ý nghĩa của hệ thống các hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng là một việc làm cần thiết.

Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi chỉ ra hiện tượng xuất hiện những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong ca dao - dân ca Tày Nùng và so sánh sự xuất hiện này cũng phổ biến trong ca dao - dân ca các dân tộc khác như Thái, Mường, Việt...

1.2.1. Hệ thống những hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao người Việt

Ca dao - dân ca là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc ta. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt tìm cảm và nghệ thuật biểu hiện vì thế qua nhiều biến động của lịch sử nó vẫn được nhân dân trau chuốt và lưu truyền.

Ca dao - dân ca Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng vừa phản ánh lịch sử, vừa miêu tả chi tiết phong tục tập quán trong sinh


hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân lao động nhưng trước hết là bộc lộ tâm hồn dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời sống xã hội. Để diễn tả được mọi cung bậc , sắc thái tình cảm của đời sống tinh thần, nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh có sẵn trong tự nhiên , vũ trụ như: Mây, núi, trăng, sao, nắ ng, mưa, gió, đèo, khe, suối... cho đến những vật thể là đồ dùng trong sinh hoạt như: Khăn, áo, gương, lược, mũ, giày... để bộc lộ tâm tư, tình cảm con người.

Đến nay, đã có rất nhiều công trình công trình nghiên cứu về hệ thống hình ảnh, biểu tượng trong ca dao - dân ca người Việt. Nổi bật là bài viết khá nhiều công phu và tỉ mỉ "Giá trị biểu trưng nghệ thuật của các nhân vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam" tác giả Trương Thị Nhàn đã tiến hành khảo sát 1.350 câu ca dao trong cuốn "Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam" do Vũ Ngọc Phan sưu tầm và biên soạn, in lần thứ 8, H, 1978. Tác giả Trương Thị Nhàn đã xác định được 210 vật thể nhân tạo, xuất hiện 790 lần, chiếm tỷ lệ 60% số lần xuất hiện/ câu. Có thể thấy, đó là một thế giới vật thể nhân tạo vô cùng phong phú và đa dạng trong ca dao người Việt. Dựa trên sự thống kê trên Trương Thị Nhàn đã phân loại các hình ảnh vật thể nhân tạo thành bốn nhóm cụ thể:

Nhóm 1: Các đồ dùng cá nhân: áo, quần, khăn, mũ, nón, gương, lược, giày...

Nhóm 2: Các dụng cụ sinh hoạt gia đình: Chăn, chiếu, giường, màn, mâm, chén, bát, đĩa...

Nhóm 3: Các dụng cụ sản xuất: Lưới, đó, lờ, gàu, con thuyề n...

Nhóm 4: Các công trình kiến thiết: Nhà, đình, cầu...

Ở bài viết này tác giả Trương Thị Nhàn đã đưa ra một số phân tích cụ thể đối với những vật thể tiêu biểu, cả về tần số xuất hiện và khả năng biểu trưng hóa nghệ thuật. Trong mỗi nhóm tác giả lại đi sâu phân tích kỹ sự xuất


hiện của một hoặc hai hình ảnh tiêu biểu cũng như lý giải vì sao nó xuất hiện với tần số cao cũng như giá trị thẩm mỹ và khả năng biểu đạt.

Nhóm 1: tác giả đã chỉ ra 36 loại đồ vật với tổng s ố lần xuất hiện của toàn nhóm là 182 lầ n. Nổ i bậ t nhấ t trong nhó m nà y là sự xuấ t hiệ n củ a chiế c áo với 77 lầ n xuấ t hiệ n vớ i nhữ ng hì nh thứ c như : áo gấm, áo xông hương, áo lành, áo rách…và các bộ phận của áo như : nút á o , tà áo , vạt áo…Tác giả Trương Thị Nhà n đã đi sâu và o phân tí ch giá trị biể u trưng củ a hì nh ả nh chiế c áo, đó là giá trị thẩ m mỹ và khả năng biể u hiệ n. Chiêc á o không chỉ đơn thuầ n la vậ t che thân mà trong ca dao- dân ca nó cò n chứ a đự ng nhữ ng ý nghĩ akhác.

Trong miêu tả tì nh yêu , chiế c á o mang ý nghĩ a là cá i gắ n bó ,là sự giao nố i, tiế p xú c bở i chiế c á o luôn gắ n vớ i da thị t con ngườ i , nó mang hơi ấm, nó chứ a đự ng nhữ ng khao khá t thầ m kí n về sự gầ n gũ i, sự tiế p xú c thân thể trong tình yêu:

- Áo xông hương của chàng vắt mắc Đêm em nằ m em nằ m em đắ p lấ y hơi .

- Yêu nhau cở i á o cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.

Chiế c á o cò n có ý nghĩ a khá c là thể hiệ n nhữ ng cả nh đờ i , tính cách và số phậ n con ngườ i , nhữ ng đố i lậ p á o lành - áo rách , áo rách - áo xông hương… là những đối lập của hoàn cảnh, của số phận:

- Chồ ng ta á o rá ch ta thương

Chồ ng ngườ i á o gấ m xông hương mặc người.

- Thế gian cò n dạ i chưa khôn

Số ng mặ c á o rá ch, chế t chôn á o là nh.

Không chỉ dừ ng lạ i ở việ c nêu lên ý nghĩ a biể u trưng củ a hì nh ả nh chiế c á o , nhữ ng bộ phậ n củ a chiế c á o cũ ng gó p phầ n miêu tả con ngườ i về mặ t hì nh dong, dáng vẻ:


Tìm em đã mướt mồ hôi Lại đứt nút áo, lại rơi khăn đầu.

Cái nút áo , cái khăn đầu giữ một vai trò hết sức tế nhị trong việc miêu tả cái nhếch nhác, cái xộc xệch của một anh chàng long đong vì… yêu

Nhóm 2: Ở nhóm này tác giả cũng đã có sự thống kê rất chi tiết với 57 vậ t thể xuấ t hiệ n 303 lầ n. Các dụng cụ sinh hoạt gia đình được sử dụng trong ca dao - dân ca thiên về biể u hiệ n nhữ ng yế u tố , nhữ ng tì nh huố ng củ a đời số ng liên quan nhiề u đế n tì nh yêu và hạ nh phú c gia đì nh . Để miêu tả cuộ c số ng lứ a đôi ca dao thườ ng mượ n cá i chăn , cái chiếu , cái màn , cái gối , cái giườ ng cho đến đôi đũa , mâm, bát…có thể giải thích lí do chính là sự gầ n gũi, đắ c dụ ng và thiế t thân củ a nhữ ng vậ t dụ ng đó trong cuộ c số ng gia đì nh , cuộ c số ng vợ chồ ng.

Trong 57 vậ t thể dụ ng cụ sinh hoạ t gia đì nh tá c giả đã chú ý phân tí ch hình ảnh đôi đũa với ý nghĩa rất đặc biệt . Hơn bất cứ vật dụng nào khác , đôi đũa có khả năng biểu hiện các kiểu quan hệ của đôi lứa . Đôi đũ a gắ n liề n vớ i tậ p quá n sinh hoạ t củ a ngườ i Vệ t Nam bở i trong bữ a ăn củ a ngườ i Việ t thì đôi đũ a là vậ t dụ ng không thể thiế u nhưng cá i chí nh là ở đặ c điể m cấ u trú c của nó: đũ a bao giờ cũ ng phả i có đôi. Trong ca dao, đôi đũ a xuấ t hiệ n thà nh ba biế n thê chính:

Đôi đũ a lệ ch chỉ quan hệ khậ p khiễ ng, không xứ ng đôi vừ a lứ a: Chồ ng thấ p mà lấ y vợ cao

Như đôi đũ a lệ ch so sao cho bằ ng Đôi đũ a bằ ng chỉ quan hệ tương xứ ng:

Đôi ta như đũ a trong kho

Không tề không tiệ n cũ ng so cho bằ ng Đôi đũ a ngọ c chỉ quan hệ tương xứ ng đế n tuyệ t mỹ :

Đôi ta là bạ n thong dong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/01/2023