Đánh Giá Mức Độ Kháng Bệnh Héo Xanh Vi Khuẩn Của Cà Chua Savior Và Gốc Ghép Hawaii7996 Và Ảnh Hưởng Của Các Isolate Vi Khuẩn Đến Các Mẫu Giống Cà


đem trồng ra ngoài ruộng. Với gốc cà gai, cần gieo trước cà chua ít nhất từ 24 ngày, cây ghép có từ 3-4 lá thật, đường kính thân từ 0,25 cm, thời gian phục hồi trong nhà mát 5 ngày và sau khi ghép 15 ngày có thể đem trồng ra ngoài ruộng.

3.4.1.2. Đánh giá mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của cà chua Savior và gốc ghép Hawaii7996 và ảnh hưởng của các isolate vi khuẩn đến các mẫu giống cà chua .

Để xác định chính xác mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của giống cà chua Savior và giống gốc ghép Hawaii7996 đã dùng phương pháp lây nhiễm nhân tạo để đánh giá. Kết quả ở Bảng 3.45 cho thấy giống Savior bị nhiễm nhẹ bệnh héo xanh vi khuẩn so với giống nhiễm WV700 và giống Hawaii7996 thể hiện tính kháng cao đối với đối tượng héo xanh vi khuẩn. Kết quả này khẳng định Hawaii7996 có thể sử dụng làm gốc ghép kháng bệnh héo xanh vi khuẩn hiệu quả.

Bảng 3.45: Tính kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của các mẫu giống cà chua


Mẫu giống cà chua

Chỉ số bệnh

Savior

1,92b

West Virginia 700

2,52a

Haiwaii 7996

1,27c

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 17


Mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn ở các giống cà chua còn phụ thuộc vào độ độc của các isolate ở các địa phương khác nhau, ở những địa phương trồng cà chua lâu năm đã bị nhiễm năng héo xanh vi khuẩn thì tính độc cao hơn so với các vùng trồng cà chua quảng canh. Kết quả nghiên cứu này cho thấy ở những vùng trồng cà chua quảng canh thì chưa chắc đã cần dùng gốc ghép kháng bệnh trong điều kiện vụ nóng. Kết quả đánh giá ở bảng 3.46 đã minh chứng rõ điều này.

Trong mối quan hệ giữa isolate vi khuẩn và các giống cà chua ở bảng 3.46 cho thấy: tất cả các mẫu giống cà chua không xuất hiện triệu chứng bệnh rõ rệt (tương tự đối chứng) khi được lây bằng các isolate phân lập tại Phú Thọ và Hà Nam. Trong khi đó, các isolate Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội phân biệt rõ tính kháng bệnh của các giống: West Virginia 700 rất mẫn cảm bệnh, Haiwaii 7996 kháng bệnh cao. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Wang và cs (2000) [161], theo đó Hawaii7996 có 90% cây sống nhưng West Virginia 700 chết 95% sau khi lây chủng vi khuẩn Pss4 sau 25-28 ngày. Giống Savior không thể hiện quá mẫn cảm với bệnh héo xanh như West Virginia 700 khi lây bằng isolate Quảng Ninh, Hà Nội. Tuy nhiên khi lây bằng isolate Hải Dương, Savior trở nên rất mẫn cảm bệnh. Kết quả này cho thấy ở các vùng trồng cà chua chuyên canh cao, đặc biệt là


trồng nhiều trong điều kiện trái vụ cần sử dụng cây cà chua ghép và có thể sử dụng cây ghép trên các loại gốc ghép khác nhau để hạn chế tính độc của bệnh héo xanh vi khuẩn.

Bảng 3.46: Ảnh hưởng của isolate vi khuẩn đến các mẫu giống cà chua


Isolate

Mẫu giống cà chua

Chỉ số bệnh lần 1

Chỉ số bệnh lần 2

Phú Thọ

Savior Haiwaii 7996

West Virginia 700

1,00g

1,00g

1,00g

1,00f

1,00f

1,00f

Hải Dương

Savior Haiwaii 7996

West Virginia 700

4,67ab 2,53cd

4,86a

4,73ab 2,60d

5,00a

Quảng Ninh

Savior Haiwaii 7996

West Virginia 700

2,07de 1,00g

4,07b

1,87e

1,00f

4,27b

Hà Nội

Savior Haiwaii 7996

West Virginia 700

1,73ef 1,07g

3,00c

2,27de 1,00f

3,60c

Hà Nam

Savior Haiwaii 7996

West Virginia 700

1,07g

1,00g

1,20fg

1,13f

1,00f

1,67ef

Đối chứng (H20)

Savior Haiwaii 7996

West Virginia 700

1,00g

1,00g

1,00g

1,00f

1,00f

1,00f


3.4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng và năng suất của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau trong vụ Hè Thu và Xuân Hè tại ĐBSH.

Thí nghiệm đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của cà chua Savior ghép được tiến hành tại trong vụ Hè Thu và vụ Xuân Hè tại Vĩnh Phúc và Hà Nội.

3.4.1.3.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau trong vụ Hè Thu tại ĐBSH

* Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng


Kết quả trong bảng 3.47 cho thấy có sự chênh lệch thời gian giữa cà chua Savior ghép và không ghép ở các giai đoạn sinh trưởng. Cà chua ghép có xu hướng ra hoa muộn hơn từ 4-9 ngày, nhưng thời gian từ ra hoa đến thu lứa quả đầu lại nhanh hơn cà chua không ghép, khoảng chênh lệch từ 4-6 ngày. Khoảng thời gian thu hoạch có sự chênh lệch rõ rệt giữa cà chua ghép và cà chua không ghép. Cà chua Savior ghép có sức sinh trưởng tốt hơn cà chua không ghép, bộ lá xanh và bền hơn so và thời gian thu hoạch kéo dài từ 3-17 ngày so với cà chua không ghép, đặc biệt là cà Savior ghép trên gốc cà tím có thời gian thu hoạch dài hơn cả và dài hơn cà Savior không ghép từ 15-17 ngày ở các điểm thí nghiệm khác nhau.


Bảng 3.47. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và mức độ sinh trưởng của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau vụ Hè Thu, năm 2011



Thời gian


Công thức

Trồng đến 50% cây ra hoa

(ngày)

Trồng đến thu quả đầu (ngày)

Thời gian thu hoạch (ngày)

Tổng số thời gian (ngày)

Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc




Savior/Cà tím EG 203

38

74

65

141

Savior/Cà chua Hawaii

36

70

62

132

Savior/Cà gai

41

76

58

134

Savior không ghép(đc)

32

72

50

122

Hoài Đức, Hà Nội




Savior/Cà tím EG 203

38

73

78

151

Savior/Cà chua Hawaii

37

71

74

145

Savior/Cà gai

41

78

64

142

Savior không ghép(đc)

33

73

61

134


Trong các loại gốc ghép tham gia thí nghiệm, giống cà tím tỏ ra có ưu thế cao hơn các loại gốc ghép khác ở thời gian từ ra hoa đến thu quả đầu tiên và thời gian thu hoạch kéo dài. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của loại gốc ghép này ở điều kiện miền Bắc Việt Nam.

*. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu lực của các loại gốc ghép khác nhau. Số liệu ở bảng 3.46 cho thấy số chùm quả/cây có sự khác biệt rõ rệt giữa cà chua ghép và cà chua không ghép. Cà chua


ghép có khả năng sinh trưởng tốt hơn, những chùm quả phía trên vẫn có khả năng cho thu hoạch và đây cũng là yếu tố giúp cho cà chua ghép thu hoạch dài hơn so với cà chua Savior không ghép.

Về tính trạng số quả trung bình/cây cũng có sự khác biệt, số quả/cây đạt cao nhất trên cà chua Savior với gốc ghép cà tím và cà chua Hawai, khoảng biến 39,5- 46,9 quả/cây so với 31,5-36,7 quả/cây ở cà chua không ghép. Cà chua ghép trên gốc cà gai có số quả/cây tương đương so với cà Savior không ghép. Tỷ lệ đậu quả của giống cà chua savior ghép và không ghép không có sự khác biệt rõ rệt.

Bảng 3.48. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau vụ Hè Thu, năm 2011


Chỉ tiêu


Công thức

Số chùm quả/cây (chùm)


Số quả TB/cây (quả)

Tỷ lệ đậu quả (%)

Năng suất cá thể (kg/cây)


Năng suất ô (kg/ô)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Tăng so với đối

chứng (%)

Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc







Savior/Cà tím

10,8a

46,9a

56,7

2,8a

142,7a

71,3a

36,6

Savior/Cà chua

10,6a

39,5b

58,7

2,7b

138,3a

69,1a

32,4

Savior/Cà gai

8,1b

30,4c

53,0

2,5c

121,2b

60,6b

16,1

Savior kh.ghép(đc)

9,1b

31,5c

56,3

2,2d

100,4c

52,2c


CV(%)

6,0

2,9

7,7

3,8

3,2

2,6


LSD 0,05

1,2

2,1

0,1

0,1

8,1

3,3


Hoài Đức, Hà Nội







Savior/Cà tím

11,3a

46,2a

57,8

2,8a

144,7a

72,4a

40,3

Savior/Cà chua

10,3ab

39,7b

58,5

2,8a

130,7b

65,4b

26,7

Savior/Cà gai

9,6b

33,2c

54,6

2,4b

130,1b

65,1b

26,2

Savior kh.ghép(đc)

10,0b

36,7bc

56,5

2,3c

103,2c

51,6c


CV(%)

6,4

5,0

4,7

3,0

3,8

3,8


LSD 0,05

1,3

3,9

0,1

0,1

4,6

2,3


Đánh giá năng suất cá thể ở cả hai điểm nghiên cứu cho thấy cà chua Savior ghép có năng suất cá thể cao hơn hẳn so với cà chua không ghép, vượt trội hơn hẳn là ghép trên gốc cà tím và cà Hawai, phạm vi biến động ở cả hai điểm nghiên cứu là 2,7-2,8 kg/cây so với cà chua không ghép từ 2,2 – 2,3 kg/cây. Năng suất ô thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa cà chua Savior ghép và không ghép ở cả hai điểm nghiên cứu. Cà chua ghép không có cây bị chết do héo xanh vi khuẩn, trong khi đó tỷ lệ cây chết vì héo xanh vi khuẩn ở công thức không ghép lớn hơn. Năng suất thực thu của cà chua Savior ghép trên cà tím và cà Hawai cao hơn nhiều so với cà


chua không ghép từ 16,7% - 40,3%, đạt cao nhất ở công thức Savior ghép với cà tím, tiếp đến là với gốc ghép cà chua và ghép trên cà gai.

Như vậy cà chua Savior ghép so với cà chua Savior không ghép trong vụ Hè Thu có sự khác biệt rõ rệt. Năng suất đạt cao nhất ở công thức cà chua Savior ghép trên cà tím, tiếp đến là ghép trên cà chua Hawai và công thức cà chua Savior ghép trên cà gai cũng có năng suất cao hơn đáng kể so với cà chua không ghép.

* Phẩm chất quả cà chua

Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng quả cà chua Savior trên các loại gốc ghép khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.49 cho thấy: khối lượng trung bình quả không có sự khác biệt giữa cà chua Savior ghép trên gốc cà tím và cà chua không ghép, trên gốc cà chua khối lượng trung bình quả lớn hơn còn công thức ghép trên cà gai có khối lượng quả nhỏ hơn. Ở chỉ tiêu chiều cao và đường kính quả có sự biến động không lớn giữa cà chua Savior ghép và không ghép, điều này chứng tỏ đây là tính trạng được qui định bởi đặc tính giống.

Bảng 3.49. Một số chỉ tiêu chất lượng quả cà chua Savior trên các loại gốc ghép khác nhau vụ Hè Thu, năm 2011 tại Vĩnh Tường


Chỉ tiêu


Công thức

Khối lượng

TB quả (g)

Cao quả (mm)

Rộng quả (mm)

Độ dày thịt quả (mm)

Tỷ lệ thịt quả (%)


Độ Brix (%)

Savior/Cà tím EG203

112,7ab

54,2a

56,8a

8,8a

86,3a

5,0

Savior/Cà chua Hawaii

114,8a

53,2a

56,5a

8,5b

86,5a

4,9

Savior/Cà gai

110,4b

52,0b

54,5a

8,4b

84,7a

4,9

Savior không ghép(ĐC)

113,3ab

53,5a

57,1a

8,5b

85,0a

5,0

CV(%)

2,7

2,0

2,4

2,9

2,7


LSD 0,05

3,9

1,1

2,7

0,3

2,8



Độ dày thịt quả có sự khác biệt giữa công thức cà chua không ghép so với ghép trên Cà chua và gốc Cà gai, không có sự khác biệt giữa cà cua Savior không ghép so với ghép trên gốc cà tím, độ Brix không có sự khác biệt giữa cà chua Savior không ghép và cà ghép.

Đánh giá các đặc điểm của quả cà chua ở các công thức thí nghiệm khác nhau theo thang điểm 1-9 (1-kém nhất, 9- tốt nhất) được thể hiện ở bảng 3.50. Kết quả đánh giá cho thấy có sự khác biệt rõ rệt ở chỉ tiêu màu sắc quả khi chín, độ


đồng đều quả, độ chắc quả và độ nứt vai quả ở công thức cà chua Savior ghép trên cà tím EG 203 so với không ghép. Quả cà chua ghép trên gốc cà tím có chất lượng cao hơn so với cà chua không ghép, quả đồng đều hơn, ít bị nứt vai quả hơn... Không có sự khác biệt về các tính trạng định tính giữa cà chua Savior ghép trên gốc cà chua và cà gai so với không ghép.


Bảng 3.50. Chất lượng quả cà chua Savior trên các loại gốc ghép khác nhau vụ Hè Thu, năm 2011

Chỉ tiêu


Công thức

Màu sắc quả khi chín

Độ đồng đều quả(điểm)

Hương vị thịt quả

Độ chắc quả (điểm)

Độ nứt vai quả (điểm)

Savior/Cà tím EG 203

Đỏ đậm

9

Thơm

9

9

Savior/Cà chua Hawaii

Đỏ

7

Thơm

9

7

Savior/Cà gai

Đỏ

7

Thơm

7

7

Savior không ghép(đc)

Đỏ

7

Thơm

9

7


* Khả năng chống bệnh

Mức độ nhiễm bệnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa cà chua ghép và cà chua không ghép, đặc biệt là trong điều kiện vụ Hè Thu là thời điểm có áp lực bệnh héo xanh vi khuẩn rất cao. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của mốt số loại bệnh hại chính theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây được ghi nhận ở bảng 3.51.

Kết quả ở bảng 3.51 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt ở tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn giữa cà chua Savior ghép và không ghép ở cả hai điểm nghiên cứu. Cà chua Savior không ghép có tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn từ 15,8-25,6% trong khi đó ở công thức ghép với cà tím không bị nhiễm bệnh, ở công thức ghép với cà chua Hawai có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm bệnh ở hai điểm nghiên cứu, ở điểm Vĩnh Tường có 5% số cây bị nhiễm bệnh trong khi đó ở Hoài Đức không có cây bị bệnh. Công thức ghép với cà gai có tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp so với không ghép. Về mức độ nhiễm bệnh vi rút xoăn vàng lá thể hiện tính kháng cao của giống Savior với đối tượng bệnh này. Mức độ nhiễm bệnh đốm lá có sự khác biệt không lớn giữa các công thức ở Hoài Đức, Cà chua không ghép bị nặng hơn so với cà chua ghép ở điểm Vĩnh Tường.


Bảng 3.51. Mức độ nhiễm bệnh của cà chua Savior trên các loại gốc ghép khác nhau trong vụ Hè Thu, năm 2011



Chỉ tiêu

Công thức

Mức độ nhiễm bệnh

Héo xanh vi

khuẩn (%)

Xoăn vàng lá

(%)

Đốm lá

(điểm)

Vĩnh Tường, vĩnh Phúc




Savior/Cà tím EG203

0,0

0,0

0-1

Savior/Cà chua Hawaii

5,0

0,0

0-1

Savior/Cà gai

1,4

0,0

0-1

Savior không ghép(đc)

15,8

0,5

1

Hoài Đức, Hà Nội




Savior/Cà tím EG203

0,0

0,0

0-1

Savior/Cà chua Hawaii

0,0

0,0

1

Savior/Cà gai

3,2

0,5

1

Savior không ghép(đc)

25,6

0,0

1


3.4.1.3.2.Tình hình sinh trưởng, phát triển của cà chua Savior ghép trên một số gốc ghép khác nhau trong vụ Xuân Hè tại ĐBSH

Năm 2012, đã đánh giá mức độ sinh trưởng, phát triển, năng suất và mức độ nhiễm bệnh ở các công thức ghép khác nhau trong điều kiện vụ Xuân Hè. Do tỷ lệ sống giữa cà chua Savior trên gốc cà dại thấp do đó chúng tôi không tiếp tục khảo nghiệm trong vụ Xuân Hè. Kết quả đánh giá thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và mức độ nhiễm một số loại bệnh nguy hiểm của cà chua Savior ghép trên gốc Cà tím và Cà chua Hawaii được thể hiện trong bảng 3.52.

* Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng

Kết quả đánh giá trong bảng 3.52 cho thấy thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cà chua Savior ghép và không ghép đều dài hơn so với vụ Hè Thu do thời gian đầu vụ Xuân Hè, nhiệt độ không khí vẫn còn thấp do đó thời gian sinh trưởng kéo dài hơn. Khoảng thời gian từ trồng – 50% số cây ra hoa ở cà chua ghép dài hơn so với không ghép nhưng thời gian từ khi ra hoa đến thu quả chín đầu tiên ở cà chua ghép tương đương so với không ghép. Thời gian thu hoạch trong vụ Xuân Hè ngắn hơn so với vụ Hè Thu do giai đoạn cuối vụ có nhiệt độ cao nên tỷ lệ đậu quả thấp.


Bảng 3.52. Đặc điểm sinh trưởng và mức độ nhiễm bệnh của giống cà chua Savior ghép trên các gốc ghép khác nhau trong vụ Xuân Hè, năm 2012 tại ĐBSH



Chỉ tiêu


Công thức

Thời gian từ trồng đến (ngày)

Mức độ nhiễm bệnh

50%

cây ra hoa

Thu quả đầu

Thời gian thu hoạch


HXVK (%)

TYL CV (%)

Vàng lá (điểm)

Mốc sương (điểm)

Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc







Savior/Cà tím EG203

42

74

60

0,0

0,0

0-1

0-1

Savior/Cà chua Hawaii

40

72

58

6,6

1,3

0-1

0-1

Savior không ghép(đc)

36

70

45

20,7

1,0

1-2

0-1

Hoài Đức, Hà Nội








Savior/Cà tím EG203

44

78

60

0,0

0,0

0-1

1

Savior/Cà chua Hawaii

43

75

60

3,3

0,0

1

0-1

Savior không ghép(đc)

38

73

50

17,2

1,3

2

0-1


* Mức độ nhiễm bệnh

Mức độ nhiễm bệnh trong vụ Xuân Hè thể hiện rõ sự khác biệt giữa cà chua ghép và cà chua không ghép và giữa các loại gốc ghép khác nhau.

Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn cho thấy ở công thức không ghép tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao ở mức từ 17,2 – 20,7 % trong khi đó công thức cà chua ghép trên cà tím EG203 không bị nhiễm bệnh. ở công thức ghép với cà chua Hawaii có sự xuất hiện cây bị bệnh ở cả hai điểm nghiên cứu với tỷ lệ từ 3,3-6,6%. Mức độ nhiễm bệnh vi rút xoăn vàng lá đều rất thấp ở tất cả các công thức chứng tỏ giống Savior có khả năng kháng cao với bệnh virut xoăn vàng lá. Bệnh vàng lá là một trong những nhược điểm của giống Savior trong vụ Xuân Hè. Có sự khác biệt rõ rệt về khả năng kháng bệnh vàng lá của giống cà chua Savior ghép và không ghép ở cả hai điểm nghiên cứu. Ở Vĩnh Tường cà chua không ghép bị vàng lá nhiều hơn (điểm 1-2) trong khi đó cà chua ghép có tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp (điểm 0-1) đặc biệt ghép trên gốc cà tím EG203 có mức độ nhiễm bệnh vàng lá thấp nhất. ở Hoài Đức tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá ở cà chua không ghép khá nặng (điểm 2) trong khi cà chua ghép mức độ nhiễm bệnh rất thấp (điểm 0-1). Kết quả này cho thấy được ưu điểm lớn của cà chua Savior ghép trong vụ Xuân Hè là hạn chế được bệnh vàng lá. Mức độ nhiễm bệnh mốc sương không có sự khác biệt lớn giữa các công thức thí nghiệm.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí