Ảnh Hưởng Của Chủng Vi Khuẩn Đến Một Số Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Và Kháng Bệnh Của Cây Hồ Tiêu Sau 120 Ngày Lây Nhiễm Nấm Fusarium

cây ở các nghiệm thức xử lý vi khuẩn tăng từ 4,91% đến 30,05%, số rễ tăng từ 30,37% đến 42,8 %. Hơn nữa, tỷ lệ rễ bệnh ở các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01. Tỷ lệ bệnh rễ giảm từ 8,23% (ĐC2) xuống 2,06 – 5,88% và mật độ nấm Fusarium sp. trong đất giảm từ 8,9x103 CFU/g (ĐC2) xuống 0,28- 1,29 CFU/g ở các nghiệm thức xử lý vi khuẩn. Nhìn chung, tác động đến sinh trưởng và mật độ vi sinh vật tổng số trong đất cũng như tỷ lệ rễ bệnh và mật độ nấm Fusarium sp. trong đất trồng của cây hồ tiêu, mỗi vi khuẩn tác động tốt nhất lên một vài chỉ tiêu, nhưng tổng thể thì nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn RB.CJ41 có tính đồng đều và vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại ở nhiều chỉ tiêu. Vì vậy, chủng này được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chủng vi khuẩn đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và kháng bệnh của cây hồ tiêu sau 120 ngày lây nhiễm nấm Fusarium

Nghiệm thức

Chiều cao cây (cm)

Số rễ

Tỷ lệ rễ bệnh (%)

Mật độ nấm

Fusarium sp. (×103CFU/g đất)

RB.EK 2

55,57±4,80a

8,00±1,54 ab

3,42±0,004c-e

0,83

RB.DC16

48,67±7,12ab

7,33±0,25 ab

5,88±0,007b-d

1,21

RB.CJ 4

53,27±7,53a

8,00±0,43ab

4,10±0,006c

0,91

RB.CJ 12

52,27±10,54ab

10,00±0,25a

3,41±0,008c-e

1,29

RB.CJ 27

49,67±6,15ab

8,67±1,95 ab

4,28±0,007bc

0,89

RB.CJ 41

54,63±6,46a

9,67±0,58ab

2,06±0,002de

0,78

ĐC 1

52,97±7,77ab

7,67±1,38 ab

1,63±0,006e

0,08

ĐC 2

42,73±5,75b

7,00±0,78b

8,23±0,014a

8,9

CV%

13,74

17,23

1,42


P

*

*

**


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Ghi chú: ĐC1: Đối chứng không lây nhiễm cây hồ tiêu con với Fusarium sp.; ĐC2: Đối chứng lây nhiễm tiêu con với Fusarium sp.. * Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.

3.1.2.3. Tuyển chọn chủng vi sinh vật vùng rễ có khả năng kháng tuyến trùng trên cây hồ tiêu con trong điều kiện vườn ươm

* Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến sinh trưởng thân, lá và rễ của cây hồ tiêu giai đoạn vườn ươm

Sau 120 ngày chủng nhiễm tuyến trùng và xử lý với các chủng vi khuẩn, sinh trưởng của cây hồ tiêu vườn ươm được ghi nhận trong Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến sinh trưởng thân và lá của cây hồ tiêu vườn ươm sau 120 ngày lây nhiễm tuyến trùng

Nghiệm thức

Chiều cao (cm)

Đường kính (mm)

Khối lượng thân (g/cây)


Số lá/cây

Diện tích lá (cm2)

Diệp lục a (mg/g)

Diệp lục b (mg/g)

Carotenoid (mg/g)

RB.EK2

49,83±8,31ab

3,33±0,23ab

16,3±4,85b

12,33±2,28b

35,20±1,35c

0,46±0,02d

0,29±0,01c-e

0,29±0,02de

RB.EK7

59,80±15,82a

3,53±0,05a

21,41±1,68a

16,00±1,91a

41,71±0,49ab

0,74±0,02a

0,48±0,03a

0,37±0,01a

RB.CJ4

50,53±4,66ab

3,33±0,06ab

18,87±3,65ab

15,00±0,76ab

44,09±2,39a

0,68±0,06a

0,39±0,03a-c

0,33±0,01bc

RB.CS30

48,73±10,04 ab

3,40±0,03ab

19,79±1,24ab

14,00±1,72ab

40,00±3,23ab

0,53±0,02bc

0,35±0,03b-e

0,22±0,01f

RB.BH11

42,03±4,55b

3,30±0,15ab

17,39±2,11ab

12,00±2,64b

41,96±2,79ab

0,55±0,07b

0,36±0,16b-d

0,30±0,04cd

RB.DS33

53,97±9,04ab

3,30±0,08ab

17,99±2,85a-c

13,67±0,49ab

42,90±2,46a

0,70±0,01a

0,39±0,05ab

0,34±0,02ab

ĐC1

39,47±1,61b

3,23±0,07b

13,37±2,44b

8,33±1,67c

38,45±0,68c

0,38±0,02e

0,25±0,03e

0,26±0,02e

ĐC2

50,60±8,34ab

3,27±0,08b

13,58±2,45b

11,67±3,00b

41,25±0,65ab

0,47±0,02cd

0,27±0,02de

0,32±0,02b-d

CV%

12,85

3,78

15,14

10,26

4,05

6,99

17,89

6,49

P

**

*

*

**

**

**

**

**

Ghi chú: Đối chứng 1 (ĐC1): chủng nhiễm tuyến trùng Meloidogyne sp.; Đối chứng 2 (ĐC2): không chủng nhiễm tuyến trùng Meloidogyne sp. * Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, chiều cao cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01. Chiều cao cây ở các nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn đạt từ 42,03 – 59,80 cm/cây, tăng cao hơn so với ĐC1 từ 2,57 cm/cây đến 20,33 cm/cây. Trong đó, nghiệm thức RB.EK7 có chiều cao cây hồ tiêu cao nhất, cao hơn 51,52% so với đối chứng ĐC1 và 18,18% so với đối chứng ĐC2.

Hồ tiêu thuộc loại cây thân thảo mềm được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có 1 lá đơn. Lá có cuống, phiến lá hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành các cành tược, cành lươn, cành quả tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của tiêu. Lá thực hiện chức năng quang hợp nên có vai trò quyết định đến sự hình thành chất hữu cơ cho cây. Vì vậy, lá là một chỉ tiêu không thể thiếu khi đánh giá sinh trưởng của cây. Bảng 3.12 cũng cho thấy có sự biến động rõ về số lá và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức p<0,01. Ở các nghiệm

thức có sử dụng vi khuẩn đều có số lá lớn hơn hẳn so với các đối chứng, biến động từ 12 – 16 lá /cây, nhiều nhất ở nghiệm thức sử dụng vi khuẩn RB.EK7, nhiều hơn 92,08% so với ĐC1 và 37,10% so với ĐC 2. Nhìn chung, vi khuẩn RB.EK7 đã có ảnh hưởng nổi bật đến số lá trên cây hồ tiêu giai đoạn vườn ươm. Tuy nhiên, diện tích lá ở hầu hết các nghiệm thức xử lý vi khuẩn không có sự chênh lệch lớn so với đối chứng, nghiệm thức sử dụng chủng vi khuẩn RB.CJ4 có diện tích lá lớn nhất tăng từ 6,89% đến 14,67% so với đối chứng.

Bên cạnh số lá, diện tích lá, sắc tố trong lá đóng vai trò quan trọng đến sinh trưởng của cây. Các sắc tố này hiện diện chủ yếu trong lục lạp (bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh) chiếm cao nhất là diệp lục a, diệp lục b và carotenoid. Hàm lượng sắc tố quang hợp càng cao, cường độ quang hợp càng mạnh. Cây hồ tiêu vườn ươm được xử lý với các chủng vi khuẩn vùng rễ hầu hết đều có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng diệp lục a, diệp lục b và carotenoid so với hai nghiệm thức đối chứng ĐC1 và ĐC2 và có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01. Hàm lượng diệp lục a ở các nghiệm thức có chủng vi khuẩn dao động từ 0,46 – 0,74 mg/g, hàm lượng diệp lục b từ 0,29 – 0,48 mg/g, hàm lượng carotenoid là 0,22 – 0,37 mg/g. So với nghiệm thức đối chứng ĐC1 (không xử lý vi khuẩn, chủng nhiễm tuyến trùng) hàm lượng diệp lục a, b và carotenoid cao nhất ở nghiệm thức sử dụng vi khuẩn RB.EK7 lần lượt tăng 94,74%, 92% và 42,31%. Hàm lượng diệp lục trong lá càng cao chứng tỏ khả năng quang hợp của cây càng mạnh dẫn tới tăng hiệu suất quang hợp, tích luỹ chất khô, sinh khối và sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Bởi vì, quang hợp quyết định đến 90 – 95% năng suất cây trồng [149].

Trong khi đó, đường kính thân, khối lượng thân tươi có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p<0,05. Đường kính thân cây hồ tiêu ở nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn đều lớn hơn đối chứng và tăng so với đối chứng ĐC1, từ 0,1 – 0,3 mm. Nghiệm thức RB.EK7 tăng cao nhất và tăng 9,29%, 7,95% so với ĐC1, ĐC2. Khối lượng thân cây hồ tiêu trong các nghiệm thức sử dụng vi khuẩn biến động từ 16,330 – 21,407g/ cây, trong khi đó ở ĐC1 và ĐC2 biến động từ 13,370g/cây – 13,583 g/ cây. Kết quả của nghiên cứu thấp hơn của Jamal và cộng sự (2017) khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens Y1 kháng tuyến trùng Meloidogyne incognita trên cây cà chua trong điều kiện vườn ươm sau 9 tuần thử nghiệm có khối lượng tươi của thân đạt 27,6g [150].

Kết quả bảng 3.13 ghi nhận, số rễ và chiều dài rễ không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức sau 4 tháng chủng nhiễm tuyến trùng. Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn tuyển chọn đều tác động lên số rễ tăng từ 4,95% đến 14,99% so với đối chứng ĐC1 và ĐC2. Tăng chiều dài rễ lớn nhất ở nghiệm thức RB.EK7, dài hơn 4,94 cm/cây, tăng 25,84% so với đối chứng ĐC1 và dài hơn 3,26 cm/cây, tăng 15,66

% so với đối chứng ĐC2. Các nghiệm thức còn lại RB.EK2, RB.CJ4, RB.DS33, RB.CS30, RB.BH11 chiều dài rễ thấp hơn ở nghiệm thức RB.EK7 nhưng vẫn cao hơn so với ĐC1 từ 8,05 % đến 19,11 %.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến rễ của cây hồ tiêu sau 120 ngày lây nhiễm với tuyến trùng

Nghiệm

thức


Số rễ

Chiều dài rễ

(cm)

Khối lượng rễ tươi

(g/rễ/cây)

RB.EK2

6,67±1,82

22,20±4,07

1,38±0,30ab

RB.EK7

7,00±0,80

24,06±1,72

1,76±0,09a

RB.CJ4

7,67±0,51

22,77±1,38

1,21±0,07ab

RB.CS30

7,00±0,16

20,66±1,30

1,39±0,40ab

RB.BH11

7,00±1,06

22,17±3,33

1,34±0,34ab

RB.DS33

7,00±0,95

22,58±2,81

1,32±0,26ab

ĐC1

6,67±1,13

19,12±2,09

0,91±0,16b

ĐC2

6,67±0,40

20,80±1,18

1,11±0,32b

CV%

12,49

11,99

17,39

P

ns

ns

**

Ghi chú: Đối chứng 1 (ĐC1): chủng nhiễm tuyến trùng Meloidogyne sp.; Đối chứng 2 (ĐC2): không chủng nhiễm tuyến trùng Meloidogyne sp. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.

Về khối lượng rễ tươi, tất cả các chủng vi khuẩn vùng rễ đều ảnh hưởng đến trọng lượng tươi của rễ và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01. Chủng RB.EK7 ảnh hưởng cao nhất, hơn 0,85g/cây, tăng 93,72% so với đối chứng ĐC1 và hơn 0,65g/cây, tăng 58,29% so với đối chứng ĐC2. Hệ rễ càng phát triển càng giúp cây hút nước và dinh dưỡng tốt. Mặc dù, không có sự khác biệt về số rễ giữa các chủng vi khuẩn vùng rễ so với đối chứng tuy nhiên ảnh hưởng của vi khuẩn đến khối

lượng rễ cho thấy tất cả các chủng vi khuẩn đã làm tăng vượt trội số lượng rễ phụ là hệ thống rễ giúp cây hút nước và dinh dưỡng ở bề mặt đất. Điều này có lẽ sẽ giúp cây hồ tiêu hút nước tốt khi trồng ở vùng đất tương đối ẩm.

Tóm lại qua ghi chép theo dõi và phân tích các số liệu thấy rằng, các nghiệm thức sử dụng vi khuẩn vùng rễ đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng cây hồ tiêu giai đoạn vườn ươm như làm tăng chiều cao cây từ 6,50% đến 51,52%, đường kính tăng từ 3,09% đến 9,27%, khối lượng thân tươi tăng từ 22,14% đến 60,11%, số lá tăng từ 29,73% đến 92,08%, diện tích lá tăng 5,72%, hàm lượng diệp lục tố a tăng từ 20,05% đến 93,93%, diệp lục b tăng từ 17,48% đến 94,31% và carotenoid tăng từ 10,69% đến 41,22%; số rễ tăng từ 4,95% đến 14,99%, chiều dài rễ từ 16,46% đến 25,84%, khối lượng rễ tươi tăng từ 34,18% đến 93,72% so với ĐC1 (chỉ chủng nhiễm tuyến trùng).

* Ảnh hưởng của chủng vi khuẩn vùng rễ đến một số chỉ tiêu bệnh của cây hồ tiêu vườn ươm

Kết quả bảng 3.14 cho thấy, số u sưng ở các nghiệm thức xử lý vi khuẩn không có sự khác biệt về mặt thống kê, cao nhất ở nghiệm thức RB.DS33 và thấp nhất ở nghiệm thức RB.EK2, số lượng u sưng giảm từ 1,01 - 1,21 lần so với đối chứng chỉ chủng nhiễm tuyến trùng. Trong khi đó, tỷ lệ rễ bị u sưng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01. Tỷ lệ rễ bị u sưng thấp nhất ở nghiệm thức xử lý với chủng RB.EK7 và tỷ lệ rễ bị u sưng giảm từ 31,46% (ĐC1) xuống 13,37% đến 25,16% ở các nghiệm thức xử lý các chủng. Trong 7 thử nghiệm, chủng RB.EK7 có khả năng kháng tuyến trùng cao hơn so với các chủng còn lại.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến một số chỉ tiêu bệnh trên cây hồ tiêu trong vườn ươm sau 120 ngày lây nhiễm với tuyến trùng


Nghiệm thức

Số u sưng/rễ

Tỷ lệ rễ bị u sưng (%)

Mật độ tuyến trùng trong đất

(con/50g đất)

Mật độ tuyến trùng trong rễ

(con/5g rễ)

RB.EK2

1,39±0,36a

16,88±0,06bc

657,00±197,48c

186,7±1,55c

RB.EK7

1,56±0,22a

13,37±0,03cd

865,33±68,26bc

160,0±3,60d

RB.CJ4

1,64±0,15a

27,93±0,10ab

1106,67±134,82b

233,3±11,55c

RB.CS30

1,54±0,15a

19,16±0,07a-c

620,00±58,12c

230,0±3,55c

RB.BH11

1,53±0,07a

25,16±0,07a-c

755,67±66,78c

230,0±2,00c

RB.DS33

1,67±0,17a

22,69±0,03a-c

748,67±147,45c

283,3±2,00b

ĐC1

1,69±0,17a

31,46±0,04a

2431,00±53,89a

356,7±5,74a

ĐC2

0,00±0,00b

0,00±0,00d

186,67±30,55d

0,00±0,00e

12,45

27,07

12,27

6,72

P

**

**

**

**

CV%

*Ghi chú: ĐC 1: chủng nhiễm tuyến trùng; ĐC 2: không chủng nhiễm tuyến trùng. Số liệu được chuyển đổi sang dạng log (X+0,5) (số u sưng) trước khi xử lý thống kê.; ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01; các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.

Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Khan và cộng sự (2008) khi tiến hành bổ sung dịch lọc nuôi cấy và huyền phù vi khuẩn Paenibacillus polymyxa GBR-1(vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật) vào đất trồng cà chua đã chủng nhiễm 2000 tuyến trùng M. incognita tuổi 2 [151]. Kết quả làm giảm số rễ bị u sưng và quần thể tuyến trùng đồng thời kích thích sinh trưởng của cây cà chua cũng như sinh khối rễ so với đối chứng không xử lý tuyến trùng (P ≤ 0,05). Số rễ bị u sưng giảm từ 4,8 xuống 1,4 và 1,8 tương ứng với nghiệm thức xử lý bằng dịch lọc nuôi cấy và huyền phù vi khuẩn nồng độ 10% so với đối chứng không được xử lý. Huyền phù vi khuẩn P. polymyxa GBR-1 được bổ sung vào đất trồng 3 ngày trước khi chủng nhiễm tuyến trùng mang lại hiệu quả nhất, theo sau là 2 ngày và 1 ngày với số u sưng giảm tương ứng 62,5 %, 58,3 % và 50,0 % so với đối chứng không được xử lý. Tương tự như vậy, nhằm đánh giá khả năng giảm tỷ lệ u sưng và sinh khối trứng tuyến trùng trong rễ cây cà chua trong điều kiện vườn ươm, Basyony và cộng sự (2018) bổ sung dịch nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis B10 với thể tích 10 ml/chậu, nồng độ 2 × 109 CFU/ml vào đất đã chủng nhiễm tuyến trùng Meloidogyne incognita [152]. Kết quả ghi nhận, số lượng rễ bị u sưng trung bình đạt 9,3 và sinh khối trứng đạt 6,7 với tỷ lệ giảm tương ứng là 81,1% và 89,5% khi so sánh với đối chứng chỉ chủng nhiễm Meloidogyne incognita.

Sau 4 tháng xử lý vi khuẩn vùng rễ, sự khác biệt về mật độ tuyến trùng Meloidogyne sp. trong đất và mật độ tuyến trùng trong rễ ở tất cả các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Mật độ tuyến trùng Meloidogyne sp. trong đất đều giảm, cụ thể, mật độ tuyến trùng ở nghiệm thức RB.CS30 thấp nhất, thấp hơn 1811 con/50g đất, giảm 74,50% so với đối chứng ĐC1 (chủng nhiễm tuyến trùng, không xử lý vi khuẩn). Các nghiệm thức còn lại RB.EK2 giảm 72,97%, RB.EK7 giảm 64,40%, RB.CJ4 giảm 54,48%, RB.BH11 giảm 68,92% và RB.DS33 giảm 69,20%

so với ĐC1. Nhìn chung, các chủng vi khuẩn vùng rễ đều tác động làm giảm mật độ tuyến trùng trong đất từ 54,48% đến 74,50% so với đối chứng ĐC1. Trong khi đó,

mật độ tuyến trùng trong rễ giảm từ 20,56% đến 55,14% so với đối chứng ĐC1. Mật độ tuyến trùng giảm mạnh nhất ở nghiệm thức xử lý với chủng RB.EK7, thấp hơn 196 con/ 5g rễ, và giảm ít nhất ở nghiệm thức xử lý với chủng RB.DS33, thấp hơn 73 con/5g rễ so với đối chứng ĐC1. Kết quả nghiên cứu cao hơn so với Ann và cộng sự (2013) đã đánh giá ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn Bacillus phân lập từ vùng rễ cây hồ tiêu ở Malaysia [141]. Chủng Bacillus MPB04 và MPB93 đều có khả năng làm giảm mật độ tuyến trùng M. incognita trong đất còn 60,95% và 35,28%.

* Ảnh hưởng của chủng vi khuẩn vùng rễ đến mật độ vi sinh vật đất của cây hồ tiêu vườn ươm

Các vi sinh vật vùng rễ đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp với nhiều lợi ích bao gồm khả năng cố định đạm, phân giải lân, phân hủy các chất thải và chất thải hữu cơ, khử độc thuốc trừ sâu, ngăn chặn các bệnh thực vật và mầm bệnh trong đất, cải thiện chu kỳ dinh dưỡng và sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học nhằm kích thích sự sinh trưởng phát triển của thực vật. Trong hệ sinh thái đất, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng, chúng chiếm đại đa số về thành phần cũng như số lượng so với các sinh vật khác. Với số lượng, sự đa dạng và mật độ phân bố của vi sinh vật rộng rãi trong đất nên nó có những vai trò hết sức quan trọng. Vi sinh vật đất (VSV) là yếu tố sinh học cấu thành nên đất canh tác. VSV đất có vai trò quan trọng trong chuyển hoá dinh dưỡng, chất hữu cơ cung cấp cho cây trồng, cải thiện độ xốp, cấu trúc của đất, cân bằng sinh thái đất và đem đến hiệu quả trong kiểm soát sâu bệnh gây hại cây trồng. VSV đất là mắt xích không thể thiếu trong việc khép kín các vòng tuần hoàn vật chất (cacbon, nitơ, kali, photpho…) trong hệ sinh thái đất cũng như trong sinh quyển. Mỗi loại cây đều có một khu hệ vi sinh vật vùng rễ đặc trưng cho cây đó bởi vì rễ thực vật thường tiết ra một lượng lớn các chất hữu cơ và vô cơ, các chất sinh trưởng ..., thành phần và số lượng của các chất đó khác nhau tùy loại cây. Những chất tiết của rễ có ảnh hưởng quan trọng đến vi sinh vật vùng rễ [153]. Nghiên cứu tiến hành xác định mật độ vi sinh vật tổng số trong đất nhằm đánh giá sự có mặt của các chủng vi khuẩn vùng rễ thử nghiệm đến khu hệ vi sinh vật có trong đất đặc biệt là tại vùng rễ thực vật.

Mật độ vi sinh vật tổng số trong đất trồng hồ tiêu được xác định nhằm đánh giá khả năng kháng tuyến trùng cũng như khả năng thích ứng của các chủng vi khuẩn vùng rễ trên nền đất trồng hồ tiêu. Kết quả hình 3.9 cho thấy, mật độ vi sinh vật tổng số trong các nghiệm thức có sự biến động lớn, đặc biệt nghiệm thức RB.DS33, có

mật độ vi sinh vật tổng số cao gấp 1,33 – 4,13 lần so với các nghiệm thức còn lại và cao gấp 11,77 lần đến 22,16 lần so với đối chứng ĐC1 và ĐC2. Tiếp theo nghiệm thức RB.EK7 có mật độ vi khuẩn cao gấp 1,27 lần đến 3,10 lần so với các nghiệm thức RB.EK2, RB.CJ4, RB.CS30 và RB.BH11 và cao gấp 8,85 lần đến 16,67 lần so với ĐC1 và ĐC2. Đối chứng ĐC1 và ĐC2 mật độ vi sinh vật không có sự chênh lệch đáng kể.

Hình 3 9 Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến mật độ VSV tổng số Nhìn 1

Hình 3.9. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến mật độ VSV tổng số

Nhìn chung, mỗi chủng vi khuẩn vùng rễ đều tác động tốt nhất lên một vài chỉ tiêu như sinh trưởng, số u sưng, tỷ lệ rễ bị u sưng, mật độ tuyến trùng trong đất và mật độ tuyến trùng trong rễ cũng như mật độ vi sinh vật tổng số trong đất hồ tiêu vườn ươm, nhưng tổng thể thì nghiệm thức có sử dụng chủng RB.EK7 có tính đồng đều và vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại. Chủng này được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận chung:Nghiên cứu đã tuyển chọn được chủng RB.DS29 kháng Phytophthora capsici, chủng RB.CJ41 kháng nấm Fusarium oxysporum, chủng RB.EK7 kháng tuyến trùng Meloidogyne trong điều kiện vườn ươm từ 7 chủng vi khuẩn vùng rễ RB.BH15, RB.EK2, RB.CP15, RB.CJ35, RB.CS1,RB.EK4 và

RB.DS29 kháng Phytophthora capsici, 6 chủng vi khuẩn vùng rễ có hoạt tính kháng nấm Fusarium oxysporum bao gồm RB.EK2, RB.DC16, RB.CJ4, RB.CJ12, RB.CJ27

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí