Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 4.22: Phân bố tần số về sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo và môi trường học tập tại trường ĐH KHTN 67

Bảng 4.23: Mối liên hệ giữa giới tính với sự hài lòng của sinh viên 68

Bảng 4.24: Mối liên hệ giữa ngành học với sự hài lòng của sinh viên 69

Bảng 4.25: Mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên theo năm học 70

Bảng 4.26: Mối liên hệ giữa kết quả học tập và sự hài lòng của sinh viên 71

Bảng 4.27: Mối liên hệ giữa hộ khẩu thường trú và sự hài lòng của sinh viên 72

Bảng 4.28: Mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với việc lựa chọn lại ngành học của sinh viên 74

Bảng 4.29: Kết quả lựa chọn lại ngành học và sự hài lòng của sinh viên theo từng ngành 74

Bảng 4.30: Mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với mức độ tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường 76

Bảng 4.31: Mức độ tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường theo từng ngành học 77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Bảng 4.32: Sự hài lòng của sinh viên qua 13 nhân tố 79


Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ 8

Hình 1.2: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ 12

Hình 1.3: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU 12

Hình 2.1: Mô hình chất lượng dịch vụ đào tạo 19

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức trường ĐH KHTN 27

Hình 3.2: Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí sự hài lòng của sinh viên 29

Hình 4.1: Phân loại kết quả học tập của mẫu nghiên cứu 35

Hình 4.2: Phân bố tần số về xếp loại kết quả học tập của mẫu nghiên cứu 35

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy tuyến tính 44


DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 4.1: Phỏng vấn sâu về mong đợi của sinh viên đối với kết quả đạt được từ khóa học 47

Hộp 4.2: Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên về khả năng truyền đạt của GV 50

Hộp 4.3: Phỏng vấn sâu mong đợi của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo 50

Hộp 4.4: Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo 53

Hộp 4.5: Kỳ vọng của sinh viên đối với nhà trường 57

Hộp 4.6: Ý kiến của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy và kiểm tra 59

Hộp 4.7: Nhận xét của sinh viên về công tác kiểm tra, đánh giá 60

Hộp 4.8: Ý kiến của sinh viên về sự phù hợp trong tổ chức đào tạo 62

Hộp 4.9: Nhận xét của sinh viên về Thư viện 62

Hộp 4.10: Ý kiến của sinh về giáo trình 64

Hộp 4.11: Ý kiến của sinh viên về Thông tin đào tạo 65

Hộp 4.12: Kiến nghị của sinh viên về Nội dung chương trình đào tạo 66


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đã từ lâu, những vấn đề trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng luôn là đề tài nóng bỏng lôi kéo sự chú ý của báo giới, công luận xã hội cũng như các chuyên gia và các nhà lãnh đạo.

Trước đây, giáo dục được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sử ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy là một phúc lợi công mà dần thay đổi trở thành “dịch vụ giáo dục”. Theo đó, giáo dục trở thành một loại dịch vụ và khách hàng (sinh viên, phụ huynh) có thể bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ cho là tốt nhất.

Song song với việc chuyển từ hoạt động phúc lợi công sang dịch vụ công và tư, một thị trường giáo dục dần dần hình thành và phát triển trong đó hoạt động trao đổi diễn ra khắp nơi, tăng mạnh cả về số lượng lẫn hình thức. Các cơ sở giáo dục thi nhau ra đời để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với nhiều mô hình đào tạo khác nhau: từ chính quy, tại chức, chuyên tu, hoàn chỉnh đến liên thông, đào tạo từ xa… Từ đó nảy sinh các vấn đề như chất lượng đào tạo kém, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, sự xuống cấp đạo đức học đường, chương trình và nội dung giảng dạy nặng nề và không phù hợp với thực tế... đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên mặt báo, trên các chương trình thời sự cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Điều này dẫn đến sự hoang mang đối với công chúng, đặc biệt là khi họ lựa chọn trường cho con em mình theo học.

Nhằm giải quyết các mối lo ngại đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện nỗ lực của mình trong việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua việc đưa Kiểm định chất lượng giáo dục vào Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005. Mục đích của việc kiểm định này là giúp cho các nhà quản lý, các trường đại học xem xét toàn bộ hoạt động


của nhà trường một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động của nhà trường theo một chuẩn nhất định; giúp cho các trường đại học định hướng và xác định chuẩn chất lượng nhất định và nó tạo ra một cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ đó là tự đánh giá và đánh giá ngoài [8]

Trong những năm gần đây, đảm bảo chất lượng mà hoạt động chính là đánh giá chất lượng đã trở thành một phong trào rộng khắp trên toàn thế giới, trong đó có Khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tùy theo từng mô hình giáo dục đại học mà từng nước có thể áp dụng phương thức đánh giá và quản lý chất lượng khác nhau, tuy nhiên có hai cách tiếp cận đánh giá chất lượng thường được sử dụng trên thế giới đó là đánh giá đồng nghiệp và đánh giá sản phẩm [17]. Trong đó, đánh giá đồng nghiệp chú trọng đánh giá đầu vào và quá trình đào tạo còn đánh giá sản phẩm thì thông qua bộ chỉ số thực hiện và chú trọng vào sự hài lòng của các bên liên quan. Bộ chỉ số này cho phép giám sát chất lượng giáo dục đại học hàng năm, không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp như đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên quy mô cả nước. Phương thức đánh giá sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, các nước Bắc Mỹ và Châu Âu vì các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ giúp khẳng định tính hợp lý của các chuẩn mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Riêng ở Đông Nam Á, việc thành lập Tổ chức đảm bảo chất lượng mạng đại học Đông Nam Á (AUN-QA) vào năm 1998 cho thấy sự nỗ lực trong việc quản lý chất lượng của các quốc gia trong khu vực này. AUN-QA đã xây dựng nên mô hình chất lượng giáo dục đại học bao gồm các yếu tố cốt lòi như sứ mạng mục tiêu, nguồn lực, các hoạt động then chốt (đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ) và các thành quả đạt được. Các yếu tố này sẽ trực tiếp tạo ra chất lượng của giáo dục đại học. Ngoài ra, mô hình chất lượng của AUN-QA còn có hai yếu tố hỗ trợ là sự hài lòng của các bên liên quan và đảm bảo chất lượng và đối sánh trong phạm vi quốc gia/quốc tế [19]. Đây là những yếu tố không trực tiếp tạo ra chất lượng nhưng lại rất cần thiết vì nó cung cấp thông tin phản hồi và cơ cấu giám sát, cách đánh giá, đối sánh nhằm giúp cho hệ thống giáo dục có thể vận hành đúng hướng.


Qua đó ta thấy được thông tin về sự hài lòng của các bên liên quan chính là bằng chứng về hiệu quả của hệ thống giáo dục, giúp hệ thống kịp thời có những điều chỉnh hợp lý để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn của những đối tượng mà nó phục vụ. Với mục đích xác định sự hài lòng của sinh viên nhằm góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM cho nên tôi chọn đề tài “Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích trước mắt: khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM và tìm hiểu một số yếu tố tác động đến kết quả này.

Mục đích sâu xa: việc khảo sát này nhằm phục vụ cho công tác đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

Sinh viên hài lòng về hoạt động đào tạo của trường ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM ở mức độ nào?

Các yếu tố ngành học, năm học, học lực, giới tính và hộ khẩu thường trú có

ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên?

Giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H01: giới tính không có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với hoạt

động đào tạo tại trường ĐH KHTN

Giả thuyết H02: không có sự khác nhau giữa các ngành học về sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN


Giả thuyết H03: Không có sự khác nhau về sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN theo năm học của sinh viên

Giả thuyết H04: Kết quả học tập của sinh viên không ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN

Giả thuyết H05: Hộ khẩu thường trú của sinh viên trước khi nhập trường không liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN

Giả thuyết H06: Không có mối liên hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với việc lựa chọn lại ngành mà sinh viên đang học

Giả thuyết H07: Không có sự liên quan giữa sự hài lòng của sinh viên đối với mức độ tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường của sinh viên

Giả thuyết H08: Hoạt động đào tạo của nhà trường càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu: sinh viên đại học chính quy trường ĐH KHTN.

Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN.

6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

6.1 Dạng thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu này được thiết kế chủ yếu theo dạng nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi để thu thập thông tin. Nghiên cứu còn kết hợp một phần với nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu một số sinh viên về những kỳ vọng của sinh viên khi tham gia học tập tại trường cũng như những kiến nghị của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường. Qua đó kết quả nhiên cứu sẽ mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao hơn.

6.2 Công cụ thu thập dữ liệu, các biến số và các tư liệu:

Công cụ thu thập dữ liệu: bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu.

Các biến số:


Biến độc lập: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, tổ chức quản lý đào tạo và kết quả đạt được chung về khóa học.

Biến phụ thuộc: sự hài lòng của sinh viên.

Biến kiểm soát: ngành học, năm học, xếp loại học tập, giới tính và hộ khẩu thường trú

Các tư liệu:

Các tài liệu về trường ĐH KHTN, ĐHGQ TPHCM

Dữ liệu về sinh viên, kết quả học tập của sinh viên.

Bảng hỏi.

Phần mềm thống kê SPSS version 16.

7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu để khảo sát bằng bảng hỏi:

Trường ĐH KHTN hiện tại có 12 ngành, tuy nhiên tác giả chỉ chọn ra 5 ngành đại diện gồm 3 ngành có đầu vào là khối A (Toán – Tin, Công nghệ Thông tin, Vật lý) và 2 ngành có đầu vào là khối B (Khoa học Môi trường, Công nghệ Sinh học). Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng và theo cụm.

Mỗi ngành trên chọn ra 160 sinh viên rải đều từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (tương đương khóa 2006, 2007, 2008 và 2009). Trong đó mỗi khóa chọn 40 sinh viên (gồm 20 sinh viên nam và 20 sinh viên nữ). Tổng cộng, sẽ có tất cả 800 sinh viên của 5 ngành trên tham dự điều tra khảo sát.

Chọn mẫu để phỏng vấn sâu

Mỗi khóa học chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên của 3 ngành bất kỳ trong 5 được khảo sát, do đó sẽ có tất cả 12 sinh viên tham gia phỏng vấn sâu. Các sinh viên này có sự khác nhau về giới tính, hộ khẩu thường trú trước khi nhập trường và khác nhau về kết quả học tập.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1 Quan niệm về chất lượng dịch vụ

Đối với Mỹ và nhiều nước phương Tây từ lâu đã chấp nhận coi giáo dục như một dịch vụ và đi học là một hình thức đầu tư cho việc kiếm sống trong tương lai nhưng ở Việt Nam thì khái niệm “Thị trường giáo dục” thì còn quá mới mẻ và xa lạ. Trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cách nhìn chung của phần đông những người hoạt động trong ngành giáo dục đều coi giáo dục là một phúc lợi xã hội hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại. Thế nhưng, theo Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, Việt Nam đã theo đuổi lập trường tích cực, chủ động và đã cam kết thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đối với tất cả 12 ngành dịch vụ, trong đó có giáo dục. Điều này cũng có nghĩa là sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải có một cách nhìn khác, đó là giáo dục là một dịch vụ trong hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ giáo dục cần được tự do hóa. GS Phạm Đỗ Nhật Tiến, Bộ GD- ĐT, cho rằng với tư cách là một nước đi sau trong việc gia nhập WTO, Việt Nam phải chịu sức ép lớn về cam kết trong lĩnh vực giáo dục. Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng đối với giáo dục đại học, theo đó, ta mở cửa hầu hết các lĩnh vực giáo dục về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, kinh tế, kế toán, luật quốc tế và ngôn ngữ.

Với tư cách là một nhà quản lý giáo dục, GS Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam không còn thuần túy là một lợi ích công. Nó vừa là một lợi ích công vừa là một dịch vụ công. Trên thực tế, tại một số trường ngoài công lập (nay là tư thục) và một số cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận thu được rất lớn, thậm chí có người đánh giá là siêu lợi nhuận. Ở những nơi này, giáo dục ĐH là một hàng hóa và một thị trường giáo dục sơ khai, tự phát đã hình thành.[4]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022