Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang) - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THU HÀ


KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang) - 1


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo qui định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan


Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 11

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 11

1.1. Khái niệm, căn cứ và ý nghĩa của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự 11

1.1.1. Khái niệm kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự 11

1.1.2. Các luận cứ về căn cứ kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự trong khoa học Luật Tố tụng hình sự Việt Nam 21

1.1.3. Ý nghĩa của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự 44

1.2. Các đặc điểm chủ yếu của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 45

1.2.1. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự thể hiện quyền năng pháp lý đặc biệt và duy nhất mà Nhà nước chỉ trao cho Viện kiểm sát. 45

1.2.2. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát là một trong những điều kiện pháp lý để vụ án được xét xử lại ở cấp thứ hai 46

1.2.3. Hệ quả của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân là để tiến hành một phiên tòa xét xử cấp thứ hai (cấp phúc thẩm) 45

1.2.4. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự là công cụ đặc biệt của Viện kiểm sát 47

1.3. Vai trò của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 48

1.3.1. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự là công cụ hữu hiệu để bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử của Toà án 48

1.3.2. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử 50

1.3.3. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự góp phần bảo vệ quyền con người trong việc xét xử các vụ án hình sự 51

1.4. Phân biệt kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự với kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểmr sát 51

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUI ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 56

2.1. Thực trạng các qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự 56

2.1.1. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự 56

2.1.2. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự 61

2.1.3. Hậu quả của việc kháng nghị phúc thẩm hình sự 63

2.1.4. Thủ tục bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự... 64

2.2. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật trong kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Giang (những năm 2010 -2014) 66

2.2.1. Thực trạng kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Giang 66

2.2.2. Kết quả đạt được 71

2.2.3. Một số tồn tại trong kháng nghị phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Hà Giang và nguyên nhân của những tồn tại đó 74

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 79

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự 79

3.1.1. Về mặt lập pháp 79

3.1.2. Về mặt lý luận 79

3.1.3. Về mặt thực tiễn 80

3.2. Định hướng hoàn thiện các quy phạm pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành có liên quan đến công tác kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự 80

KẾT LUẬN CHUNG 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Phân biệt kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự với kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát 52

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng án kháng nghị phúc thẩm/ số lượng vụ án được thụ lý xét xử phúc thẩm 68

Bảng 2.2. Thống kê số bị cáo đã giải quyết theo thủ tục phúc thấm 71

Bảng 2.3. Thống kê quyết định kháng nghị phúc thẩm 2 cấp và việc giải quyết của tòa án 69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự BCHTW : Ban chấp hành Trung ương BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự TAND : Tòa án nhân dân

TTHS : Tố tụng hình sự VKS : Viện Kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VAHS : Vụ án hình sự


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới sửa đổi năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) mới sửa đổi năm 2014 đã thay thế Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức VKSND năm 2002, thì Viện kiểm sát (VKS) vẫn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Mục đích hoạt động của VKS trong tố tụng hình sự (TTHS) là nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra, xử lý kịp thời; việc truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm và người phạm tội; không làm oan người vô tội.

Theo khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014, VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. VKSND tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. VKSND cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao. VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình. Theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 và điểm o khoản 2 Điều 41 BLTTHS năm 2015 thì, khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự (VAHS), Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn “kháng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022