Danh Sách Lăng, Miếu, Mộ Được Xếp Hạng Di Tích Ở Tp. Hồ Chí


Cũng được xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố, 12 ngôi chùa còn lại vừa là nơi tôn nghiêm, thanh tịnh của xứ Phật, vừa là nơi từng diễn ra những sự kiện gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc (Phụ lục 2)

- Đình:

+ Đình Phong Phú có khu đất rộng 4,2 ha, tọa lạc trên đường Đình Phong Phú, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993. Đình này gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của nhân dân làng Phong Phú và Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đây là trụ sở liên lạc tập kết của cán bộ cách mạng quận Thủ Đức.

+ Đình Bình Đông tọa lạc tại Cù Lao rạch Bà Tàng, phường 7, quận 8, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997. Đây là một ngôi đình cổ, nơi nhân dân thể hiện niềm tin, tín ngưỡng và cũng là nơi mang ý nghĩa quan trọng liên quan đến những hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Sài Gòn. Đồng thời đây cũng là nơi cất giấu các tài liệu của Nguyễn Ái Quốc sau khi các thủy thủ chuyển từ nước ngoài về một cách bí mật và an toàn.

Ngoài ra, các đình An Phú, đình Cầu Sơn, đình Cây Sộp, đình Dương Văn Thạnh, đình Thanh Phú, đình Hòa Thạnh, đình Phú Thạnh, đình Tân Túc, đình Hòa Tây cũng được xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành Phố. Đa số các đình đều là cơ sở cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ. Là những nơi ghi dấu hoạt động cách mạng của nhân dân các địa phương. Và ngày nay, đó là những nơi thờ cúng tâm linh, nơi diễn ra các lễ hội của Thành phố.

- Đền thờ ông Phan Công Hớn:

Phan Công Hớn (Phan Văn Hớn) sinh năm 1829, là người cùng Nguyễn Văn Quá tổ chức các hoạt động trong phong trào chống thực dân Pháp ở vùng Hóc Môn và Đức Hòa. Nổi bật nhất là sự kiện khởi nghĩa đêm 8 tháng 2 năm 1885, ông tổ chức cho nghĩa quân đốt dinh quận Bình Long, giết Đốc Phủ Ca, nhưng thất bại. Đến nay, người dân Hóc Môn còn truyền dụng câu ca dao ghi lại sự kiện do ông lãnh đạo.

“Mừng xuân có pháo có nêu


Có đầu đốc phủ đem bêu cột đèn”

Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng khí phách và sự hy sinh của ông là tấm gương về tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường chống quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, xứng đáng để thế hệ sau noi theo.

Nhân dân đã lập đền thờ ông tại ấp Tây Bắc Lân, xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn. Đền thờ được xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố năm 2003.

- Miếu Cây Quéo nằm ở khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, được xây dựng cách nay khoảng 100 năm. Miếu thờ Bà Chúa Xứ và Ngũ Hành Nương Nương. Miếu được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Thành phố năm 2006.

Miếu là cơ sở tín ngưỡng dân gian, là nơi gắn liền với những sự kiện cách mạng của chi bộ Đảng và quần chúng nhân dân, là địa điểm của Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, nơi tổ chức các lớp học quốc ngữ.

Miếu Cây Quéo là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử, là niềm tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân 18 thôn vườn trầu (vùng Gò Vấp, Hóc Môn, Tân Bình trước đây). Hiện nay, miếu được tôn tạo, bảo vệ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tưởng nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã vì nước hi sinh.

2.2.2.2. Di tích kiến trúc - nghệ thuật

Di tích kiến trúc - nghệ thuật bao gồm những công trình kiến trúc cổ như nhà thờ, đình, lăng, miếu, hội quán của người Hoa, chùa, nhà cổ dân gian truyền thống, công trình kiến trúc cổ đô thị, mộ cổ,… loại hình di tích này chứng minh cho quá trình lịch sử khai phá, xây dựng và hoạt đọng kinh tế, văn hóa trên địa bàn Thành phố trong tiến trình lịch sử.

TP.HCM hiện có hơn 200 ngôi đình. Việc nghiên cứu tổng thể lịch sử hình thành những ngôi đình ở TP.HCM sẽ giúp chúng ta hiểu được sự hình thành của các cộng đồng dân cư cũng như tổ chức các đơn vị hành chính chính cơ sở, cơ cấu tổ chức xã hội của cư dân người Việt ở Thành phố trong quá trình khai phá và xây dựng. Nghiên cứu các hoạt động lễ hội liên quan đến ngôi đình giúp chúng ta hiểu những nét văn hóa truyền thống của cư dân ở địa phương đó.


Những ngôi chùa và đình ở TP.HCM thường có hiểu kết cấu tứ trụ (với bốn cột chính, từ đó các xà, kèo kết cấu với bốn cột và các đòn tay tạo ra các mái ở xung quanh, trang trí trên bờ nóc của đình và chùa thường gặp cặp rồng chầu nên còn gọi là lưỡng long chầu).

Loại hình nhà cổ dân gian truyền thống hay những công trình kiến trúc cổ đô thị như công thự, trường học, bệnh viện… có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành đô thị của Sài Gòn và những nét văn hóa về đời sống kinh tế - xã hội của cư dân xưa trên địa bàn Thành phố.

Nhà thờ Đức Bà:

Nhà thờ Đức Bà (còn gọi là nhà thờ lớn, Vương cung thánh đường, nhà thờ chính tòa) đồ sộ, đẹp, đứng sừng sững ở trung tâm Thành phố, luôn thu hút nhiều người lui tới.

Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ nhà thờ từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung. Đặc điểm của loại gạch và ngói xây dựng nhà thờ là giữ nguyên màu từ ngày xây dựng đến nay và không hề đóng rêu mốc.

Bên trong nhà thờ khá rộng, có sức chứa 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo.

Từ lâu, khá nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đã vào đây. Nhà thờ Đức Bà trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước. Mỗi ngày, lượng du khách tới đây cũng tương đương với ở Dinh Độc Lập.

Chùa Vĩnh Nghiêm toạ lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP.HCM. Chùa được khởi công năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu.

Một cửa tam quan lớn dẫn vào sân chùa. Ngôi chùa có một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài, dưới sân thượng, cao 3,2m; phần trong, dưới phật điện cao 4,2m. Tầng trệt được chia là nhà thờ tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp học, phòng học, phòng tăng… Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa


mới được xây dựng gần đây nhưng đáng được kể là một công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo của Thành phố.

Chùa Vĩnh Nghiêm Ðức La được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028), kiến trúc thuần túy Á Ðông và đã được trùng tu nhiều lần. Cảnh trí tôn nghiêm, tráng lệ hiện nay là nhờ lần trùng tu cuối cùng, vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), do Hòa Thượng Thích Thanh Hanh đảm trách.

Hằng năm, vào ngày mùng 8/12 Âm Lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838 - 1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, vị có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ XX.

Chùa Gác Lâm: tọa lạc tại số 118 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình. Chùa này còn có tên gọi khác là Sơn Can Cẩm Đệm, được xây dựng từ năm 1744. Trước chùa có cổng nhi quan, vườn chùa có 38 tháp thờ các vị tăng sĩ các nơi và khu tháp các vi tổ trong chùa. Mái chùa có dạng bánh ít cũng là đặc trưng cho các chùa ở Nam Bộ.

Chùa Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất ở TP.HCM, lưu giữ nhiều sách cổ trọng bản và trùng khắc kinh sách phật giáo. Nơi đây từng là một học viện. Suốt hai thời kỳ kháng chiến, chùa là cơ sở của cách mạng, nơi hội họp và nuôi giấu các cán bộ. Ngày nay, chùa là nơi tiến hành lễ giỗ lớn cho các vị tổ của phái Lâm Tế và thường xuyên mở lớp Thọ bát quan trai vào chủ nhật. Năm 1988, chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Hội Sơn: là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại số A1, ấp Ông Tăng, phường Long Bình, quận 9.

Chùa có kiến trúc mặt bằng hình chữ L ngược, mái ngói âm dương, vì kèo chịu lực bằng gỗ, cửa gỗ tường gạch, nền lót gạch tàu. Chùa Hội Sơn tọa lạc trên một di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Đồng Nai, có niên đại khoảng 3.500 năm. Đây là một di chỉ nằm trên diện tích 18.000m2, trên thềm phù xa cổ có lớp đá ong dày 4m. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều mảnh gốm và 89 công cụ đá, 23 rìu


vai, 14 đá màu, 7 đục đá, 21 mảnh đá. Chùa Hội Sơn được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993.

Ngoài ra ở TP.HCM còn có nhiếu chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và cấp thành phố như: chùa An Lạc, chùa Bửu Sơn, chùa Phước Tường, chùa Sắc Tứ Huệ Lâm, chùa Sắc Tứ Tập Phước, chùa Sắc Tứ Trường Thọ, chùa Sùng Đức, chùa Thiên Phước, chùa Văn Thánh. Các ngôi chùa đều có một giá trị về kiến trúc nghệ thuật và giá trị văn hóa riêng, gắn liền với tiến trình lịch sử của cư dân mỗi địa phương. Nghiên cứu các ngôi chùa góp phần phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc mà thế hệ trước để lại. Đó cũng là cơ hội để con người hiểu thêm về văn hóa dân tộc, về giá trị cuộc sống.

Điện Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải): tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1. Là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của Sài Gòn xưa. Theo nhận xét của một học giả Pháp thì đây là “một ngôi chùa đẹp nhất ở Nam phần và thú vị nhất do các tư liệu lý thú đã mang lại về tôn giáo của người Hoa ở Đông Dương”.

Chùa Phước Hải được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa có sự ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của người Việt và người Hoa. Du khách đến viếng chùa không chỉ là những người ở quanh vùng, mà còn ở nhiều tỉnh Nam bộ cũng đến chùa chiêm bái và tế lễ.

Đình: là loại hình di tích khá đặc trưng ở TPHCM nói riêng, cả nước nói chung. Đến nay, cả thành phố có 32 ngôi đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Mỗi ngôi đình là một kiến trúc trong khuôn viên nhất định với những chi tiết tinh xảo được thiết kế và xây dựng từ trước. Đây đa số là những ngôi đền tiêu biểu cho kiểu đình làng Nam Bộ. Cùng với những truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, các ngôi đình đã góp phần là phong phú di sản lịch sử văn hóa của Thành Phố Hồ Chí Minh.

Các ngôi đình tiêu biểu phải kể đến là: đình An Nhơn (quận Gò Vấp) thờ “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương”; đình Bình Hòa (Quận Bình Thạnh) có kiến trúc nhà tứ trụ với những tác phẩm điêu khắc có giá trị thẩm mĩ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia; đình Bình Quới Tây ( Quận


Bình Thạnh) có khuôn viên rộng ra sông Sài Gòn; đình Bình Thọ (Quận Thủ Đức) có khuôn viên rộng hơn 5.000m2 với nhiều cây xanh bóng mát cảnh quan đẹp; đình Bình Tiên (Quận 6) từng là cơ sở cách mạng trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân (1968); đình Bình Trường (Huyện Bình Chánh) là nơi tín ngưỡng dân gian với các lễ cầu an cho cư dân địa phương; đình Cần Thạnh (Huyện Cần Giờ) lưu giữ nhiều di vật có giá trị thẩm mỹ và lịch sử; đình Chí Hòa (Quận 10) gắn liền với sự nghiệp

và tên tuổi của cụ đồ nho Võ Trường Toản; đình Hưng Phú (Quận 8) thờ tướng quan Phi Vân Nguyễn Nhục; đình Khánh Hội (Quận 4) có cách bài trí đơn gian nhưng nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của đình làng Nam Bộ; đình Linh Tây (Quận Thủ Đức) được thiết kế theo dạng chữ “tam” gồm 3 căn nhà; đình Linh Thông (Quận Thủ Đức) được xây dựng cách nay gần 200 năm; đình Minh Hương Gia Thạnh (Quận 5) được thiết kế theo kiểu nhà rường, ba gian hai chái, mái ngói, cột gỗ; đình Nam Chơn (Quận 1) được vua Tự Đức ban sắc phong là Bắc Quân Đô Đốc Thái Bảo Trấn Quận Công Bùi Tá Hán; đình Nhơn Hòa (Quận 1) là nơi thờ tổ nghề sân khấu; đình Phong Phú (Quận 8); đình Phú Lạc (Huyện Bình Chánh) đều có chung kiểu kiến trúc nghệ thuật truyền thống cảu đình làng Nam Bộ; đình Phú Nhuận (Quận Phú Nhuận) thờ thần Thành Hoàng; đình Phú Thạnh (Quận 3) từng là trụ sở của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong sài Gòn - Chợ Lớn; đình Phú Xuân (Huyện Nhà Bè) tọa lạc trên vùng đất “trị thủy” (nước hội tụ); đình Tân Kiểng (Quận 5) là dấu tích cảu một ngôi làng nổi tiếng sầm uất ở Gia Định đầu thế kỷ 19; đình Tân Quy Đông (Quận 7) lưu giữ những giá trị tinh thần của bà con vùng đất Tân Quy Đông; đình Tân Thới Nhì (Huyện Hóc Môn) xây dựng theo kiến trúc kiểu tứ trụ; đình Tân Thới Tứ (Huyện Hóc Môn) là nơi đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân Tân Thới Tứ; đình tăng Phú (Quận 9) được tô điểm bởi hai màu vàng và đỏ thể hiện sự trang nghiêm, uy nghi; đình Thông Tây Hội (Quận Gò vấp) đến nay vẫn giữ nguyên vẹn cấu trúc và vật liệu xây dựng của một ngôi đình cổ Nam Bộ thế kỷ XVIII – XIX; đình Trường Thọ (Quận Thủ Đức) tọa lạc trên gò đất đỏ, giữa những hàng cây sao cao vút; đình Vĩnh Hội (Quận 8); đình Vĩnh Hội (Quận 4); đình Xóm Huế (Huyện Củ Chi); đình Xuân Hòa (Quận 3) đều được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.


Hội quán: là những di tích kiến trúc nghệ thuật không chỉ có giá trị nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của cộng đồng người Hoa mà còn là nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của Thành phố, cùng nhau chung sức khám phá, xây dựng nên vùng đất mới. Kiến trúc của các hội quán là kiểu kiến trúc trang trí trên mái, nhất là đỉnh mái với những mảng phù điêu khắc hoặc cụm tượng với chủ đề phản ánh những điển tích của người Hoa.

Bảng 2.2: Danh sách hội quán ở TP. Hồ Chí Minh


STT

Tên hội quán

Địa điểm

Cấp xếp hạng

1

Hội quán Hà Chương

820 Nguyễn Trãi, P14, Q5

Quốc gia

2

Hội quán Lê Châu

586 Trần Hưng Đạo, P14, Q5

Quốc gia

3

Hội quán Nghĩa An

678 Nguyễn Trãi, P11, Q5

Quốc gia

4

Hội quán Nghĩa Nhuận

27 Phan Văn Khỏe, P13, Q5

Quốc gia

5

Hội quán Nhị Phủ

264 Hải Thượng Lãn Ông, P14, Q5

Quốc gia

6

Hội quán Ôn Lăng

12 Lão Tử, P11, Q5

Quốc gia

7

Hội quán Quỳnh Phủ

276 Trần Hưng Đạo, P11, Q5

Quốc gia

8

Hội quán Quảng Triệu

122 Bên Chương Dương, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1

Quốc gia

9

Hội quán Tuệ Thành

710 Nguyễn Trãi, P11, Q5

Quốc gia

10

Hội quán Phước An

184 Hồng Bàng, P12, Q5

Thành phố

11

Hội quán Quần Tân

2 Lý Thường Kiệt, P7,Q Gò vấp

Thành phố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 7

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Lăng, Miếu, Mộ: là những công trình nhằm tỏ lòng tôn kính, động viên người có công lớn xây dựng vùng đất Sài Gòn – Gia Định, những công trình mang đậm phong cách cổ truyền, được phối trí theo nguyên mẫu đặc thù Nam Bộ, lưu giữ một nét kiến trúc cổ kính của Thành phố hiện nay.


Bảng 2.3: Danh sách Lăng, Miếu, Mộ được xếp hạng di tích ở TP. Hồ Chí

Minh


STT

Tên di tích

Địa điểm

Cấp xếp hạng

1

Lăng Lê Văn Duyệt

1 Vũ Tùng, P1, Bình Thạnh

Quốc gia

2

Lăng Trương Tấn Bửu

41 Nguyễn Thị Huỳnh, P8, Phú Nhuận

Quốc gia

3

Lăng Võ Duy Nguy

19 Cô Giang, P2, Phú Nhuận

Quốc gia

4

Miếu Tân Kỳ và Miếu Ông Bổn

1A/13 Trường Chinh, P14, Tân Bình

Thành phố

5

Miếu Thánh Mẫu

284 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3

Thành phố

6

Miếu Thất Phủ Thiên Hậu

128 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp

Thành phố

7

Mộ Tiền Hiền Tạ Dương Minh

KP4, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức

Thành phố

8

Mộ ông Lý Trường Quang và Bà Mỹ Thị Lâu

Đường Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Tân Phú

Thành phố

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Nhà cổ, Từ đường:

Những ngôi nhà cổ, phản ánh đời sống vật chất, văn hóa tương đối mộc mạc, giản dị của người dân Sài Gòn – Gia Định xưa. Từ đường thể hiện đời sống tâm linh, truyền thống văn hóa của một cộng đồng di dân người Hoa luôn cố gắng giữ gìn bản sắc dân tộc nơi vùng đất mới và sự đổi thay của một vùng đất trong quá trình phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.4: Danh sách nhà cổ, từ đường được xếp hạng ở TP. Hồ Chí Minh


STT

TÊN DI TÍCH

ĐỊA CHỈ

CẤP XẾP

HẠNG

1

Nhà cổ Vương Hồng

Sển

9/1 Nguyễn Thiện Thuật, P14,

Bình Thạnh

Thành phố

2

Từ đường họ Lý

292 Hải Thượng Lãn Ông, P14,

Q5

Thành phố

3

Từ đường Phước Kiến

314 Nguyễn Trãi, P8, Q5

Thành phố

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023