Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch 80638


ghi dấu về chiến công chống xâm lược; Di tích ghi dấu những kỉ niệm; Di tích ghi dấu về sự vinh quang trong lao động; Di tích ghi dấu về tội ác của đế quốc và phong kiến

- Các di tích kiến trúc nghệ thuật là những di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị. Chúng không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa – xã hội, văn hóa tinh thần, các giá trị lịch sử.

- Danh lam thắng cảnh “Là cảnh quan thiên nhiên hoặc của địa điểm có sự kết hợp giữa các cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ khoa học” (Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009).

Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp tự nhiên mà còn có sự kết hợp của bàn tay và khối óc của con người tạo nên những giá trị nhân văn, trong đó chứa đựng cả những giá trị của các loại di tích lịch sử văn hóa. Ở nước ta, phần lớn các danh lam thắng cảnh đều có chùa thờ Phật.

- Các công trình đương đại là những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại mang những giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, khoa học, kỹ thuật xây dựng, kinh tế văn hóa thể thao hấp dẫn du khách. Đó là hệ thống các bảo tàng, sân vận động quốc gia, trung tâm hội nghị, các tòa nhà, công trình giao thông, thông tin liên lạc…

Lễ hội:

Là một hình thức văn hóa sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả. Là dịp để con người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, ôn lại những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế trọng đại, hoặc để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống có sức lôi cuốn đông người tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân và là tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách. Lễ hội là tài nguyên nhăn văn quý giá, là “quốc hồn, quốc túy” của mỗi dân tộc.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Các lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá phục vụ cho mục đích phát triển du lịch gồm các lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại có quy mô lớn còn bảo tồn được giá trị văn hóa lịch sử truyền thống phong phú, đa dạng, đặc sắc.

Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.

Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 4

- Phần lễ: là những nghi lễ nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian.

- Phần hội: thường tổ chức những trò chơi dân gian hoặc hiện đại, biểu diễn văn hóa nghệ thuật nhằm giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống và có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hóa mới.

Các lễ hội thường được tổ chức nhiều sau mùa vụ sản xuất, mùa mà thời tiết, phong cảnh đẹp là mùa xuân và mùa thu. Các giá trị văn hóa lịch sử của lễ hội là tài nguyên quý giá để tổ chức triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, mua sắm.

Khi nghiên cứu, đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cần chú ý đến tính mùa của lễ hội, quy mô lễ hội và sự kết hợp trong khai thác giá trị lễ hội với các giá trị của di tích lịch sử văn hóa bởi các lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa.

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống:

Là những nghề thể hiện bí quyết trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm có giá trị thẩm mĩ, tâm tư tình cảm và khát vọng của con người.

Làng nghề thủ công truyền thống được quan niệm là những làng có các nghề thủ công truyền thống sản xuất bằng các công cụ thô sơ và chủ yếu là từ bàn tay của con người, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống đã trở thành tài nguyên nhân văn phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch. Thể hiện sự khéo léo, óc sáng tạo trong quá trình lao động của con người.

Các giá trị văn hóa khác:

- Văn hóa nghệ thuật:

Những làn dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật nói chung,… là những món ăn tinh thần của nhân dân, thể hiện


truyền thống, bản sắc văn hóa tâm tư tình cảm, ước vọng của con người. Các giá trị văn hóa nghệ thuật không những góp phần đa dạng về sản phẩm du lịch mà còn có sức hấp dẫn đặc biệt với với du khách; vừa mang lại cho du khách sự thư giãn, vui vẻ, nâng cao đời sống tinh thần, lãng quên sự lo toan, vất vả thường nhật vừa mang lại sự nhận thức, cảm nhận cái đẹp, trong thời gian rãnh rỗi.

- Văn hóa ẩm thực:

Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với cong người. Nhưng ẩm thực trong du lịch không chỉ để đáp ứng về nhu cầu ăn no, ăn đủ chất mà mỗi du khách còn quan tâm đến giá trị nghệ thuật và văn hóa trong mỗi món ăn, sẽ hấp dẫn và nâng cao nhận thức về giá trị nghệ thuật ẩm thực cho mỗi du khách.

- Thơ ca và văn học:

Thơ ca và văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ để khám phá cái đẹp, tình yêu của con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau, với quê hương, đất nước và đời sống xã hội - sản xuất của con người.

Những tác phẩm văn học ca ngợi về địa phương, đất nước, dân tộc thể hiện tinh thần dân tộc của mỗi quốc gia, là nơi thể hiện linh hồn, tình cảm, mong muốn của con người đối với quê hương. Kết hợp với thiên nhiên, danh lam và các tài nguyên du lịch khác sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

- Văn hóa ứng xử và những phong tục, tập quán tốt đẹp:

Có thể nói văn hóa ứng xử là hình ảnh của mỗi điểm đến. Những văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán sinh sống, sản xuất khác lạ tốt đẹp ở các địa phương là những giá trị văn hóa mà du khách muốn được tìm hiểu, trải nghiệm. Vì vậy mà trở thành tài nguyên du lịch quý giá, tạo nên sự đa dạng độc đáo của sản phẩm du lịch.

- Tài nguyên du lịch gắn với văn hóa các dân tộc:

Mỗi dân tộc đều có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động, sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Đó là những bí ẩn mà mỗi du khách muốn khám phá và tạo nên sự đa dạng khi tổ chức các loại hình du lịch.

- Các hoạt động mang tính sự kiện:


Các hoạt động mang tính sự kiện như liên hoan phim, ca nhạc, thể thao cũng là những đối tượng hấp dẫn du khách và là điều kiện, tài nguyên để phát triển loại hình du lịch MICE.

Bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn:

Tài nguyên du lịch là nguồn lực quan trọng nhất và là cơ sở để phát triển du lịch. Nhưng tài nguyên du lịch biến đổi và suy giảm bởi những tác động của tự nhiên và con người cùng các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong phát triển du lịch cần chú ý đến bảo vệ tài nguyên du lịch nói chung, bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng.

Các tài nguyên nhân văn không chỉ mang giá trị văn hóa, nhân văn của một cộng đồng mà nó còn là linh hồn của dân tộc, là lịch sử và cũng là hiện tại của một quốc gia. Phát triển du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch nhân văn vừa là cơ hội để làm sống dậy các giá trị văn hóa nhưng du lịch cũng là tác nhân làm suy giảm, xuống cấp các giá trị đó.

Để phát triển du lịch bền vững thì bảo vệ tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và luôn gắn liền với quản lý và khai thác tài nguyên cho mục đích du lịch. Các địa phương, các quốc gia, cần thực hiện các chiến lược, các phương pháp khoa học nhằm sử dụng và bảo vệ kịp thời và hợp lí nguồn tài nguyên du lịch quý giá này.

1.2.2.2. Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội

Dân cư và lao động:

Dân cư và lao động vừa là nguồn lực trong sản xuất của xã hội vừa là thị trường của ngành du lịch. Dân cư và lao động với các đặc điểm khác nhau về quy mô, cơ cấu và thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và khả năng phát triển ngành du lịch.

Trong hoạt động du lịch, dân cư đóng góp nguồn nhân lực du lịch, thị trường, vốn đầu tư và là khả năng để phát triển du lịch. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên nhu cầu du lịch của con người còn tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư.


Việc nắm vững quy mô dân số, sự phân bố dân cư, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của du lịch.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế:

Khi nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển sẽ càng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Là cơ sở để biến nhu cầu du lịch của con người thành hiện thực.

Sự vận động phát triển của một số ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đều có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch. Công nghiệp phát triển tạo ra tiền đề cho du lịch. Các vật liệu đa dạng cho du lịch phát triển. Công nghiệp phát triển làm tăng thu nhập cho người lao động, chất lượng cuộc sống tăng lên làm xuất hiện ngày càng nhiều các nhu cầu du lịch khác nhau; là động lực để phát triển du lịch. Sự phát triển của nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu về ăn uống của du khách. Giao thông vận tải ngày càng hiện đại đảm bảo về vận tốc, khả năng vận chuyển, tiết kiệm thời gian đi lại cho du khách. Bên cạnh đó, sự đảm bảo về an toàn, tiện nghi, giá cả sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của du lịch.

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội:

Dân cư chỉ có thể phát triển được trong điều kiện hòa bình ổn định giữa các dân tộc. Chính trị hòa bình thúc đẩy du lịch phát triển. Du lịch phát triển góp phần củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Sự, đảm bảo về y tế, xã hội sẽ tạo nên một môi trường an toàn cho du khách, là điều kiện quan trọng để giữ chân khách du lịch.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch:

Trong kinh doanh, khách hàng là thượng đế. Trong du lịch nhu cầu của du khách là góp một phần vô cùng quan trọng để kinh doanh du lịch. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, khác với nhu cầu hàng ngày. Khi du lịch con người thường chi tiêu nhiều hơn đòi hỏi được phục vụ tốt với chất lượng cao hơn. Đáp ứng được nhu cầu du lịch là yếu tố quan trọng, là động lực để ngành du lịch tiếp tục phát triển.


Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập quốc tế:

Bất kể thành quả nào của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong thế kỷ XX và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đều là những yếu tố làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch.

Đô thị hóa:

Những đóng góp tích cực của quá trình đô thị hóa góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và là cơ sở để phát triển đô thị du lịch. Tuy nhiên, những mặt trái của đô thị hóa như tiếng ồn, nảy sinh căng thẳng đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ đó, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí lại trở thành một nhu cầu không thể thay thế được của dân cư đô thị. Từ đó xuất hiện một loạt các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày cùng sử dụng các dịch vụ đi kèm.

Điều kiện sống:

Yếu tố then chốt là thu nhập của dân cư. Khi thu nhập tăng cao, đạt được ở một mức độ nhất định, ắt sẽ nảy sinh nhu cầu tiêu dùng, trong đó có nhu cầu du lịch.

Thời gian rỗi:

Du lịch chỉ diễn ra trong thời gian rỗi của con người, thời gian nhàn rỗi càng nhiều càng làm xã hội nhu cầu du lịch. Nó thực sự là nhân tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động du lịch. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết để con người nâng cao nhận thức, học vấn, trình độ hiểu biết. Và đi du lịch là một cách để thể hiện những mong muốn đó.

1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng là nền tảng, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch gồm các cơ sở sau:

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải:

Du lịch gắn liền với sự di chuyển, đị lại của con người. Mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, hiện đại, cùng các phương tiện vận tải, tiện nghi, an toàn sẽ hấp dẫn du


khách. Mỗi loại hình giao thông có những ưu thế riêng tạo điều kiện để du khách chọn lựa cho mỗi chuyến đi. Đều đó cũng góp phần hấp dẫn trong mỗi tour du lịch.

- Thông tin liên lạc:

Là một phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Mạng lưới thông tin liên lạc càng hiện đại càng tạo ra những tiện ích có thể làm rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian, giảm giá thành cho du khách, giúp việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời.

- Mạng lưới cung cấp điện – nước sạch:

Mỗi điểm đến cần thiết phải có mạng lưới cung cấp điện và nước sạch để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của du khách. Hệ thống điện đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên và liên tục. Hệ thống thiết bị xử lý cấp thoát nước và xử lý chất thải, cung cấp nước sạch và tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật:

Cơ sở vật chất - kĩ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong giá trị tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành và một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phong trào hoạt động du lịch như thương mại, dịch vụ.

- Cơ sở lưu trú du lịch:

Đây là điều kiện tất yếu không thể thiếu đối với du lịch, đặc biệt là du lịch dài ngày.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”.

Các cơ sở lưu trú bao gồm: “Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng khách cho du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác”. [13].


Trong hệ thống cơ sở lưu trú kể trên thì khách sạn đóng vai trò quan trọng và mang lại nguồn lợi lớn nhất.

- Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại:

Mạng lưới lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại phục vụ và đáp ứng nhu cầu ăn uống, mua sắm hàng hóa của khách du lịch bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.

- Cơ sở thể thao:

Cơ sở thể thao có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm cho kỳ nghỉ đó trở lên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao gồm các công trình thể thao, các phòng thể thao của trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dung cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước…)

Công trình thể thao là một bộ phận của cơ sở vật chất – kĩ thuật của các trung tâm du lịch. Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, khu nghỉ ngơi và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.

- Cơ sở y tế chữa bệnh:

Cơ sở y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các địa điểm du lịch. Cơ sở y tế chữa bệnh gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, tắm nắng mặt trời, biển, các món ăn kiêng…), các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm, xông hơi, massage…).

Thông thường các cơ sở y tế du lịch được gắn liền với các công trình thể thao và được bố trí ngay trong khu vực khách sạn.

- Cơ sở vui chơi giải trí hoạt động thông tin văn hóa:

Các cơ sở này nhằm mục đích giúp cho khách vui chơi, giải trí, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội, tạo điều kiện giao tiếp quảng bá về truyền thống, thành tựu văn hóa của dân tộc.

Chúng bao gồm các sơ sở vui chơi giải trí, các trung tâm văn hóa, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm và có thể được bố trí trong khách sạn hoặc hoặc hoạt động độc lập tại các trung tâm du lịch.

Các cơ sở này giúp cho khách du lịch có thể kéo dài thời gian lưu trú hoặc sử dụng một cách hợp lí, tạo thêm sự thỏa mái trong chuyến đi du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023