Múa rối nước thực sự đã gây tiếng vang và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sự hiểu biết và uy tín cho nền văn hóa dân gian - dân tộc Việt Nam. Phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, múa rối nước Việt Nam trong những năm gần đây, không chỉ dừng lại ở vốn cổ, những người yêu nghệ thuật múa rối đã và đang nghiên cứu, đổi mới phương thức dàn dựng và nội dung, phong phú hơn, đa dạng hơn cho nghệ thuật múa rối và không kém phần thu hút đặc biệt đối với du khách nước ngoài. TPHCM có nhiều sân khấu để trình diễn loại hình nghệ thuật này đến du khách nước ngoài.
Văn hóa dân tộc:
Bên cạnh người Kinh, TP. HCM còn là địa bàn cộng cư của cộng đồng người Hoa, người Chăm và người Khmer. Hiện nay, Thành phố cũng là nơi có số dân nhập cư khá lớn từ nhiều địa phương trên cả nước. Điều đó đã tạo nên những sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, góp phần tạo nên tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch trên địa bàn.
2.2.4.3. Ẩm thực
TP. HCM cũng là một trong những trung tâm văn hóa ẩm thực lớn của cả nước. Đây là nơi hội tụ các món ăn đặc sản rất đa dạng và đặc sắc của ba miền Bắc
- Trung - Nam. Bên cạnh đó còn có nhiều món ăn hiện đại của cả phương Đông và phương Tây.
Đến Quận 1, Quận 3 hay khu vực Chợ Lớn, du khách đều có thể thưởng thức các món ăn ba miền như phở hay bún chả Hà Nội, bún bò Huế, mì Quảng, hủ tiếu Nam Vang, đặc sản Trảng Bàng, bánh xèo Nam Bộ hay bò tơ Củ Chi,… Du khách cũng có thể thưởng thức món ăn của các nước như cơm gà hay mì vịt tiềm của người Hoa, sushi hay sashimi của người Nhật, cà ri Ấn Độ, xúc xích Đức, caviar Pháp hay Nga,…
Sự hội tụ các nét văn hóa của dân tộc cả về nghệ thuật lẫn ẩm thực sẽ góp phần không nhỏ trong việc phục vụ phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh ở hiện tại và trong tương lai.
2.3. Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2011
2.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch ở TP.HCM
Ngành du lịch TP.HCM trong những năm đổi mới đã nhanh chóng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, góp phần ngày càng quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực.
Theo Báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao TP.HCM, trong giai đoạn 2006 – 2011, lượng khách quốc tế đến Thành phố tăng bình quân 15%/năm. Riêng năm 2011, lượng khách quốc tế đến Thành phố là 3,5 triệu người, chiếm 58,3% của cả nước. Có 10 thị trường khách hàng đầu (bằng đường hàng không) theo thứ tự giảm dần là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp và Canada. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch nội địa đến thành phố cũng tăng 20 đến 30% hằng năm, ngay cả trong thời kỳ chịu tác động của suy thoái kinh tế.
Năm 2011, doanh thu toàn ngành du lịch đạt 56.842 tỷ đồng, chiếm 43,7% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp khoảng 5,5% tổng GDP của Thành phố.
Cơ sở hạ tầng của du lịch Thành phố phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Số khách sạn được xếp hạng sao hằng năm tăng đều qua các năm. Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn Thành phố có 1.461 cơ sở lưu trú du lịch với
34.091 phòng đã được phận loại, xếp hạng.
Số doanh nghiệp lữ hành cũng tăng mạnh. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố luôn chiếm từ 60 – 70% trong danh sách Top 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của cả nước. Trong đó, các doanh nghiệp tiêu biểu nhất là Saigontourist, Viettravel, Benthanhtourist,…
Nhìn chung, trong thời gian qua ngành du lịch Thành phố đã thực hiện tốt việc kinh doanh du lịch cùng các chương trình kích cầu du lịch. Công tác quy hoạch, đầu tư để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng được chú trọng và có nhiều nét mới, hấp dẫn du khách. Trong năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM và Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch tiếp tục hoàn chỉnh Đề cương quy hoạch phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 cùng với những dự án đầu tư cho xây dựng và phát triển du lịch Thành phố trong giai đoạn tới. Bên cạnh việc phát huy các thế mạnh tại chỗ, ngành du lịch của Thành phố cũng không ngừng mở rộng, liên kết, hợp tác để phát triển du lịch với các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkong và các điểm đến trên thế giới, đưa du lịch Thành phố tiến xa hơn trong tương lai.
2.3.2. Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2.1. Thực trạng du khách
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, số khách du lịch đến Thành phố ngày càng tăng, trong đó khách du lịch quốc tế và nội địa đều tăng.
Tổng số khách du lịch đến TP.HCM tăng 77% trong vòng 6 năm và tương đối ổn định. Thành phố vẫn luôn cố gắng xây dựng địa phương thành một điểm đến hấp dẫn , thân thiện và an toàn có đẳng cấp trong khu vực.
Bảng 2.6: Lượng khách du lịch đến TP.HCM giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: nghìn lượt người
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Khách nội địa | 3.500 | 4.025 | 4.600 | 5.290 | 6.000 | 6.900 |
Khách quốc tế | 2.350 | 2.700 | 2.800 | 2.600 | 3.100 | 3.500 |
Tổng | 5.850 | 6.725 | 7.400 | 7.890 | 9.100 | 10.400 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Danh Sách Lăng, Miếu, Mộ Được Xếp Hạng Di Tích Ở Tp. Hồ Chí
- Danh Sách Những Lễ Hội Điển Hình Ở Tp.hcm
- So Sánh Doanh Thu Du Lịch Của Tp.hcm Và Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2011
- Kết Quả Đánh Giá Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Tp.hcm
- Kết Quả Đánh Giá Tiềm Năng Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Và Thực Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Tp. Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Khách quốc tế:
Lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2011, với tốc độ trung bình 10,3%/năm. Riêng trong năm 2009, khách quốc tế đến Thành phố giảm 7% so với năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế nói chung trước đó.
Bảng 2.7: Lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2006 – 2011
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Tổng số khách (nghìn lượt) | 2.350 | 2.700 | 2.800 | 2.600 | 3.100 | 3.500 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | +17,5 | +14,8 | +3,7 | -7,0 | +20,0 | +12,9 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Trong giai đoạn 2006 - 2011, lượng khách quốc tế đến TP.HCM chiếm hơn 1/2 số khách quốc tế đến nước ta.
Trong giai đoạn 2006 - 2011, tỷ trọng khách quốc tế đến TP.HCM so với cả nước không ổn định và gần đây có xu hướng giảm vì các sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhìn chung còn ít và đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm du lịch dựa trên những tài nguyên sẵn có. Trên thực tế, có nhiều di tích lịch sử ở Thành phố không có du khách ghé thăm, trong khi các địa phương khác lại có các di sản văn hóa thế giới hấp dẫn du khách. Vì vậy, việc chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới và phát huy thế mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật Thành phố sẽ tạo được sức hút đối với du khách.
Khách quốc tế đến TP.HCM phân loại theo phương tiện giao thông cho thấy khách chủ yếu đến bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng cao nhất.
Bảng 2.8: Lượng khách quốc tế đến TP.HCM phân theo phương tiện giao thông giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: nghìn lượt khách
Tổng số khách | Đường hàng không | Đường biển | Đường bộ | |
2006 | 2.350 | 1.858 | 20 | 472 |
2007 | 2.700 | 2.100 | 50 | 550 |
2008 | 2.800 | 2.130 | 22 | 648 |
2009 | 2.600 | 1.800 | 130 | 670 |
2010 | 3.100 | 2.500 | 100 | 500 |
2011 | 3.500 | 2.650 | 32 | 818 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Khách quốc tế đến TP.HCM nói riêng, đến Việt Nam nói chung hầu hết đều chọn sân bay Tân Sơn Nhất là điểm dừng đầu tiên.
Khách quốc tế đến TP.HCM qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu là khách từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp và Canada. Giai đoạn 2006 – 2011, lượng khách quốc tế của 10 thị trường dẫn đầu đều có xu hướng tăng lên. Trong đó, Hoa Kỳ vẫn luôn dẫn đầu top và so với quốc gia có du khách đến TP.HCM đứng thứ 10 trong top thì khách từ Hoa Kỳ cao hơn gấp 4,5 lần (năm 2010).
Dưới đây là Top 10 thị trường khách quốc tế đế TP.HCM bằng đường không giai đoạn 2006 – 2011.
Bảng 2.9: Top 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không, giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: lượt khách
Quốc tịch | Năm 2011 | Năm 2010 | Năm 2009 | Năm 2008 | Năm 2007 | Năm 2006 | |
1 | Hoa Kỳ | 337.122 | 333.578 | 330.000 | 358.589 | 329.601 | 314.564 |
2 | Nhật Bản | 240.563 | 248.473 | 210.000 | 253.000 | 267.995 | 257.910 |
3 | Đài Loan | 220.000 | 210.160 | 200.000 | 226.775 | 224.033 | 202.307 |
4 | Hàn Quốc | 200.000 | 192.024 | 175.000 | 205.587 | 190.498 | 159.061 |
5 | Úc | 183.259 | 197.153 | 174.000 | 184.921 | 168.359 | 132.416 |
6 | Trung Quốc | 171.000 | 162.984 | 140.000 | 148.816 | 125.753 | 75.839 |
7 | Singapore | 110.378 | 123.486 | 104.000 | 115.608 | 97.338 | 70.188 |
8 | Malaysia | 126.490 | 148.971 | 112.000 | 107.498 | 80.187 | 63.180 |
9 | Pháp | 93.092 | 95.648 | 93.000 | 98.609 | 81.465 | 68.832 |
10 | Canada | 68.200 | 75.000 | 60.000 | 65.992 | 58.008 | 50.482 |
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM
Trung bình mỗi năm TP.HCM đều đón khách du lịch đến từ hơn 200 quốc gia trên thế giới, điều này khẳng định TP.HCM luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Trong tổng số khách đến từ thị trường quốc tế có thể chia theo khu vực như sau:
Qua bảng top 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM và biểu đồ khách quốc tế theo khu vực cho thấy du khách quốc tế đến Thành phố đa số từ những nước có nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó du khách các nước trong khu vực đến Thành phố còn hạn chế về số lượng và khách đến từ châu Âu cũng chỉ chiếm 18% là một tỷ lệ quá thấp, bởi đây là thị trường du khách chủ động của du lịch quốc tế.
Cũng trong năm 2009, mục đích của khách quốc tế đến TP.HCM không hoàn toàn vì mục đích du lịch.
Khách nội địa: