Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 2


4. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp sưu tầm, tổng hợp, phân tích tài liệu


- Phương pháp điền dã


- Phương pháp phỏng vấn


5. Bố cục luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 2


được chia làm 3 chương.


Chương 1: Tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá


Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hoá

Chương 3: Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hóa.


Chương 1: Tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa‌‌‌

1.1. Một số khái niệm


1.1.1.Vùng ven biển ( Duyên hải)


Trước khi tìm hiểu và nghiên cứu về tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm vùng ven biển. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều tác giả đưa khái niệm này. Theo các tác giả cuốn sách “Địa mạo bờ biển Việt Nam” thì khái niệm vùng ven biển là:“Là một đại lục địa ven biển rộng lớn. Mà trên dải này tồn tại các đường địa hình

được tạo bởi biển, các mực nước biển có đường cao khác nhau. Nếu như trên lục địa không có các diện tích nặng của địa hình thì ranh giới vùng ven biển có thể là đường nối các đỉnh vũng vịnh. các bờ biên giới phần ranh giới này có thể trùng với mép vạch dọc “clif” hoặc mép trong bậc thềm biển. Khi đó thuật ngữ vùng ven biển chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý tự nhiên khái quát”.1

1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa


Tài nguyên du lịch văn hóa được hiểu là loại tài nguyên do con người tạo ra hay có thể hiểu nó là những đối tượng, hiện tượng được tạo ra bởi con người. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch văn hóa.

“Tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch2.


1 Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa (2007), “Địa mạo bờ biển Việt Nam”, nxb Khoa học TN và CN, tr 12.

2 Luật du lịch 2006, điều 13, mục 1


1.1.3. Du lịch văn hoá‌


Trong vài chục năm trở lại đây, với sự phát triển của kinh tế và khoa hoặc kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù và ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó phải kể đến du lịch văn hóa. Đây là loại hình du lịch mà khách du lịch đến đấy nhằm mục đích thăm quan, tìm hiểu giá trị của các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội, phong tục tập và các làng nghề truyền thống, các sự kiện văn hóa do cộng đồng taọ ra có sức thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Theo PGS. TS Trần Đức Thanh: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa vào các giá trị văn hoá của một cộng đồng hay một nhóm dân tộc, một quốc gia hay một khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận thức của khách du lịch”.

Theo GS, TS Nguyễn Văn Đính: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch nhân văn, và hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên nhân văn, đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hoá do cộng đồng tạo ra có sức thu hút đặc biệt với du khách”

Đây là loại hình du lịch có tác dụng giáo dục và nâng cao nhận thức của khách du lịch và hiện đang phát triển mạnh ở Việt Nam, đất nước có 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

1.1.4. Du lịch làng nghề

Du lịch làng nghề là một khái niệm mới. Tuy nhiên, cũng được hiểu một cách thông thường về “du lịch làng nghề”, đó là một loại hình du lịch thuộc nhóm các loại hình du lịch được phân loại theo môi trường tài nguyên.

Theo tác giả Phạm Quốc Sử cuốn “Phát triển du lịch làng nghề, nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây”: “Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch sinh thái nhân văn được tiến hành tại các làng tiêu biểu, mà ở đó còn lưu giữ tương


đối nguyên vẹn những di sản văn hóa làng xã truyền thống (di tích lịch sử văn hóa, phong tục, lễ hội,…), đặc biệt là truyền thống công nghệ cổ, thông qua các nghệ nhân tài giỏi”.

Đến với mỗi làng nghề, khách du lịch sẽ được khám phá và thẩm nhận những giá trị văn hóa vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,vừa độc đáo, mang tính đặc thù địa phương. Ngoài sự chứng kiến tận mắt những thao tác công nghệ do các thợ thủ công thực hiện, khách du lịch có thể tìm hiểu sâu thêm về truyền thống công nghệ ở các nghệ nhân. Khách du lịch có thể mua đồ lưu niệm là các sản phẩm công nghệ với giá cả phải chăng, thậm chí có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh, đồng thời đó cũng là dịp để du khách lấy lại sự cân bằng về tinh thần sau những bức xúc, căng thẳng do nếp sống công nghiệp và cuộc sống đô thị gây ra. Thông qua chuyến viếng thăm làng nghề, KDL sẽ thu lượm được nhiều những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và hiểu sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam.

1.1.5. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch được hiểu là tập hợp các dịch vụ cần thiết như: lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yêú tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất ký thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”.3

Theo Luật du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” và “dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.


3 GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế du lịch, Trường ĐHKTQD, khoa Du lịch, NXB LĐ - XH


1.1.6. Sản phẩm du lịch văn hoá‌


Sản phẩm du lịch được hiểu là toàn bộ những dịch vụ và hàng hóa mà khách du lịch được hưởng thụ trong suốt chuyến đi. Sản phẩm du lịch văn hoá là việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và các dịch vụ du lịch kèm theo

để hình thành các chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch có dấu ấn văn hoá chủ đạo và cơ bản, phù hợp với việc xây dựng loại hình du lịch văn hoá và do

đó là sản phẩm trực tiếp từ loại hình du lịch văn hoá.


1.1.7. - Di tích lịch sử - văn hoá


Di tích lịch sử - văn hóa vẫn thường được quan niệm là tài sản văn hóa quí giá của mỗi đại phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước. ở đó chứa đựng những gì thuộc về truyền thống văn hóa tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ tài năng, văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hóa được coi là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.

Còn theo các tác giả trong cuốn Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh :"Di tích lịch sử – văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách thể, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại”.

Theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984, di tích lịch sử văn hóa được quan niệm như sau: Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa – xã hội”.4

Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị – văn hóa và khoa học


4 Luật DSVH và và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2003,tr 13


1.1.8. Nghề, làng nghề thủ công truyền thống‌


Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đã trở thành đối tượng của hoạt động du lịch – nơi người ta hướng tới để khám phá, tìm hiểu và chiêm nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những giá trị vật chất và giá trị tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất.

Làng nghề được quan niệm:“ Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng nghề có trên 30% tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng doanh thu cả làng”.5

Tuy nhiên làng nghề thủ công truyền thống có thể được quan niệm: “Là những làng có các nghề sản xuất hàng hoá bằng các công cụ thô sơ

và sức lao động của con người đã được hình thành một thời gian dài trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở trong làng”6.

Sản phẩm hàng hoá được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong làng mà còn bán ở thị trường trong nước và quốc tế.

1.1.9. Phong tục, lễ hội truyền thống


Theo chúng ta hiểu: Phong tục là những tập quán đã đi đến sự công nhận của xã hội, được chuẩn mực trong những mức độ nhất định, được coi như là một phần của luật lệ. Nó ràng buộc hành vi và chi phối cuộc đời các cá nhân hay cộng đồng, là sự biểu hiện cụ thể bản sắc văn hóa của cộng đồng đó.

Theo từ điển tiếng Việt:“Phong tục là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”.

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên,

5 Đặng Kim Chi, Xử lý nước thải tại làng nghề, tạp chí du lịch Việt Nam, số/2007

6 Bùi Thị Hải Yến (2007), “ Tài nguyên du lịch”, nxb Giáo dục


những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan tới những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử-văn hoá, kinh tế trọng đại của đại phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.‌

“Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội”. 7

1.2. Giới thiệu khái quát Thanh Hoá và vùng ven biển Thanh Hoá


1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106,09 km2, nằm ở phía Bắc Trung Bộ Việt Nam (ở phía Nam vùng Du lịch Bắc Bộ, tọa độ địa lý từ 19018' đến 20040' vĩ độ Bắc và từ 104020' đến 10605' kinh độ Đông), cách thủ đô Hà Nội trên150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía

Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 102 km. Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có hệ thống giao thông

đường bộ khá thuận lợi.

Thanh Hoá cũng có hệ thống sông ngòi phân bố đều với 4 hệ thống sông chính gồm Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Yên, Sông Lạch với 5 cửa lạch chính thông ra biển thuận lợi cho khả năng phát triển giao thông vận tải biển và việc giao lưu kinh tế của Thanh Hoá với các nước trong khu vực và Thế giới. Ngoài ra, Thanh Hoá còn có nguồn nước khoáng nóng tuy chưa có điều



7 Dương Văn Sáu, Lễ hội VN trong sự phát triển du lịch, t35, Trường ĐHVHHN, 2004


tra quy mô lớn nhưng đây sẽ là một tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách

đến nghỉ ngơi, chữa bệnh.

Về hàng không, Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng là sân bay quân sự nhưng có thể sử dụng vào mục đích dân sự, là những nhân tố mới thuận lợi trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng giao thoa chịu ảnh hưởng của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác

động của các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, Nam Bộ.

Thanh Hoá là một miền đất có địa hình khá phức tạp. Nhìn chung có thể chia ra các dạng địa hình sau: Địa hình miền núi và trung du; Miền đồng bằng; Địa hình miền biển, đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch với đường biển dài 102km. Tổng diện tích tự nhiên của Thanh Hoá là 11.106 km2, chiếm 3,37%/tổng diện tích tự nhiên cả nước. Trong đó đất rừng là thế mạnh của tỉnh với 711.902ha, chiếm 63,7%, vùng bãi bồi (kể cả đất bồi ven sông, bãi bồi sinh thái biển) khoảng 12.790ha.

Thanh Hoá là một tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có sự phân hoá khí hậu giữa các vùng trong lãnh thổ và thay đổi theo độ cao. Tài nguyên khí hậu kết hợp với biển đã tạo ra tính chất mùa vụ của du lịch. Hiện nay, Thanh Hoá đang khắc phục tình trạng này bằng cách phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác điều kiện thuận lợi của khí hậu và sự đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tài nguyên động, thực vật rừng ở Thanh Hoá rất phong phú và đa dạng. Tài nguyên rừng đã trở thành nguồn tài nguyên du lịch quan trọng hiện đang

được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế, hấp dẫn du khách mỗi lần đến với xứ Thanh.

1.2.2. Điều kiện xã hội, nhân văn


Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế của Thanh Hoá đã dần đi vào ổn

định, công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, nền kinh tế nhiều thành phần phát triển với tốc độ nhanh.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí