Vấn Đề Quyền Tự Do Bình Đẳng, Không Bị Phân Biệt Đối Xử.

Một tư tưởng hướng thiện như thế trong tư tưởng của các tôn giáo hoàn toàn đối lập với cách hành xử tồi tệ giữa người với người trong xã hội, đối lập với những hành vi tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm của người khác vì bất cứ lí do gì. Các tôn giáo chỉ trân trọng, hướng đến những hành động của con người với điều kiện nó xuất phát từ lòng yêu thương, tôn trọng nhân phẩm con người.

2.2.3 Vấn đề quyền tự do bình đẳng, không bị phân biệt đối xử.

Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật đồng thời được coi như một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người, do đó được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người.

Quyền này gồm ba khía cạnh liên kết với nhau (mà đôi khi được đề cập như các quyền hàm chứa (unenumerated rights), đó là: (i) không bị phân biệt đối xử, (ii) được thừa nhận tư cách con người (thể nhân) trước pháp luật, và (iii) có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng.

Quy định về quyền này đầu tiên được đề cập trong các Điều 1, 2, 6, 7, 8 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), sau đó được tái khẳng định trong các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR, cụ thể như sau:

Về khía cạnh thứ nhất, Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền...Điều 2 UDHR quy định, mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do...mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Ngoài ra, Điều này cấm phân biệt đối xử dựa trên địa vị chính trị, pháp lý của quốc gia hoặc lãnh thổ, bất kể là lãnh thổ độc lập, uỷ trị, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền.

Hai điều kể trên của UDHR được nhắc lại và cụ thể hóa trong các Điều 2 và 3 ICCPR. Theo Điều 2 ICCPR, các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác (Khoản 1). Các Khoản 2 và 3 Điều này đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp cần thiết...nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước, và bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước đều nhận được các biện pháp

khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra...Điều 3 ICCPR tập trung vào khía cạnh bình đẳng giữa nam và nữ, theo đó, các quốc gia thành viên Công ước cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã quy định.

Về khía cạnh thứ hai, Điều 6 UDHR quy định, mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi. Quy định này được tái khẳng định nguyên văn trong Điều 16 ICCPR.

Về khía cạnh thứ ba, Điều 7 UDHR quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào...Điều 8 UDHR cụ thể hóa một khía cạnh quy định ở Điều 7 khi nêu rằng, mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Điều 26 ICCPR tái khẳng định hai quy định kể trên của UDHR, đồng thời nêu rõ, về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác.

Bên cạnh những khía cạnh đã nêu cụ thể trong các quy định ở trên của UDHR và ICCPR, Ủy ban Quyền con người (Human Rights Committee – cơ quan giám sát thực hiện ICCPR của Liên Hợp Quốc, sau đây viết tắt là HRC), trong Bình luận chung số 18 thông qua tại phiên họp lần thứ 37 năm 1989 của Ủy ban đã phân tích về ý nghĩa và nội hàm của quyền này một cách khá chi tiết, mà có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:

Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 6

Thứ nhất, không phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng đóng vai trò là cơ sở và nguyên tắc chung trong việc bảo vệ tất cả các quyền con người. Các quốc gia thành viên có trách nhiệm bảo đảm quyền này cho mọi người có mặt trên lãnh thổ nước mình, bất kể người đó là công dân nước mình, người không quốc tịch hay người nước ngoài, bất kể các yếu tố dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, thành phần xã hội, tài sản hay bất kỳ yếu tố nào khác (đoạn 1).

Thứ hai, Điều 26 ICCPR không chỉ cho phép tất cả mọi người có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, mà còn nghiêm

cấm các quốc gia thành viên ban hành bất kỳ quy định pháp luật nào có tính chất phân biệt đối xử (đoạn 1).

Thứ ba, quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng phải được áp dụng trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia được quy định ở Điều 4 ICCPR (đoạn 2).

Thứ tư, quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mang tính chất khái quát, thể hiện trong nhiều bối cảnh, có mối liên hệ với việc thực hiện các quyền con người khác, cụ thể như với quyền được bình đẳng trước tòa án (các Khoản 1 và 3 Điều 14 ICCPR), quyền được tham gia vào đời sống của cộng đồng (Điều 25 ICCPR)...(đoạn 2).

Thứ năm, các quốc gia thành viên có quyền tự quyết định các biện pháp thích hợp để thực hiện quyền này, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cần phải có những hành động chủ động (ví dụ như để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ và chồng nêu trong Khoản 4 Điều 24 ICCPR...) (đoạn 5).

Thứ sáu, trên thực tế ICCPR không đưa ra định nghĩa về sự phân biệt đối xử, tuy nhiên, theo HRC, thuật ngữ này được hiểu là bất kỳ sự phân biệt, loại bỏ, hạn chế hay thiên vị nào thực hiện dựa trên bất kỳ yếu tố nào như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quốc tịch hay thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc có tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyền và tự do của tất cả mọi người trên cơ sở bình đẳng (đoạn 7). Cũng theo Ủy ban, trong các bối cảnh có liên quan, các định nghĩa về sự phân biệt đối xử về chủng tộc nêu ở Điều 1 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, và về phân biệt đối xử chống lại phụ nữ nêu ở Điều 1 Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ sẽ được áp dụng (đoạn 6).

Thứ bảy, quyền bình đẳng không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống (tức cào bằng), và không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử. Nếu sự đối xử khác biệt được xác định dựa trên các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình đẳng thì không bị coi là trái với ICCPR (các đoạn 10 và 13)

Bình Đẳng cũng phù hợp với các triết lý tôn giáo. Đức Phật từ các đây hơn 2000 năm từng dạy ”Không có sự khác biệt giữa những giọt nước mắt cùng mặn và những giọt máu cùng đỏ”. Kinh thánh cũng có câu “Tất cả các linh hồn đều bình đẳng trước Chúa”.

Con người thích được hưởng đặc quyền và khi có đặc quyền lại lên mặt khinh thường người khác: người Do-Thái hãnh diện vì được Thiên Chúa ban Lề Luật và được làm dân riêng của Thiên Chúa nên khinh thường Dân Ngọai; người tự do hãnh diện vì sự tự do của mình và đối xử bất công với những người nô lệ; đàn ông trong các quốc gia Cận Đông hãnh diện về vai trò làm chủ trong gia đình và khinh thường đàn bà; người làm quan hay có địa vị trong gia đình thường đối xử với những người trong gia đình ưu tiên hơn những người ngòai gia đình. Những đặc quyền như thế xảy ra ở mọi nơi và trong mọi lãnh vực; nhưng không thể xảy ra với Thiên Chúa. Trước mặt Thiên Chúa mọi người đều bình đẳng.

- Trong Bài đọc I, thánh Phaolô tuyên bố xóa bỏ mọi thứ phân biệt: Tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô; không còn chuyện phân biệt Do-Thái hay Hy-Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà.

- Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố: Mọi người đều có thể trở nên mẹ, anh, chị, em của Thiên Chúa bằng việc nghe và giữ Lời Ngài; đặc ân này không chỉ dành cho Đức Mẹ mà thôi.

Tất cả những ai tin vào Đức Kitô và chịu Phép Rửa là trở nên một thân thể với Ngài; vì thế, mọi phân biệt phải được xóa bỏ: giai cấp, chủng tộc, phái tính… Mọi người đều là con Thiên Chúa và anh chị em với nhau.

Giáo hội đánh giá cao bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Giáo hội ghi nhận “giá trị tích cực của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10-12-1948, và được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II coi như“một cột mốc thực sự trên con đường tiến bộ đạo đức của nhân loại”. Tôn trọng con người là tôn trọng quyền con người (Nhân quyền). Xác định và công bố các quyền của con người, là một trong những cố gắng quan trọng nhất nhằm đáp ứng cách hữu hiệu những đòi hỏi tất yếu của phẩm giá con người (số 152).

Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất là nguyên tắc nhân vị. Con người chính là trọng tâm và linh hồn của tư duy xã hội công giáo. Con người có phẩm giá bất khả xâm phạm. Giáo hội luôn cố gắng bênh vực phẩm giá con người mỗi khi có toan tính xác định lại hay bóp méo hình ảnh của phẩm giá ấy (x. TYHTXHCG, số 107).

Người nam và người nữ có cùng một phẩm giá và ngang bằng nhau. Từng người và cùng nhau họ là hình ảnh của Thiên Chúa. Người nam và người nữ quan hệ với người khác trước hết như những người chịu trách nhiệm về sự sống của người khác: “Ta sẽ đòi ngươi tính sổ về máu của anh em mình” (St 9, 5). Người nam và người nữ cũng đặt mình đối diện với các loài thụ tạo khác, dựa vào chính ơn gọi phải sống của mình, họ có quyền và bổn phận sử dụng chúng để phục vụ mình.

Nhưng việc con người làm chủ vũ trụ cũng đòi hỏi trách nhiệm, chứ không được quyền tuỳ tiện và khai thác cách ích kỷ (x. ibid. số 111 – 113).

Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất gồm xác và hồn. Nhân vị con người bao gồm cả thân xác, được trao phó trọn vẹn cho chính con người. Và con người với cả hồn lẫn xác là chủ thể chịu trách nhiệm về các hành vi luân lý của mình. Thông qua thân xác, con người thống nhất nơi mình các yếu tố của thế giới vật chất. Còn thông qua sự linh thiêng của mình, con người vượt lên trên thế giới các sự vật và đi vào nơi sâu thẳm nhất của thực tại. Bởi đó con người có hai đặc điểm khác nhau: là hữu thể vật chất có liên quan với thế giới này qua thân xác mình, và là hữu thể thiêng liêng, mở ra với siêu việt.

Con người mở ra với Đấng Vô biên và với toàn thể các thụ tạo, mở ra với sự hữu viên mãn, với chân trời vô biên của sự hữu. Con người hiện hữu như một hữu thể độc đáo và không thể sao chép, như một cái “tôi’ có khả năng hiểu chính mình, làm chủ chính mình và tự quyết về mình. Con người hiện hữu trước hết như một thực thể làm chủ thể, như một trung tâm của ý thức và tự do.

Một xã hội công bằng chỉ trở thành hiện thực khi được xây dựng trên việc tôn trọng phẩm giá siêu việt của con người. Con người là mục tiêu tối hậu của xã hội; xã hội được tổ chức là nhắm tới con người. Bởi đó không bao giờ người ta được lèo lái con người vào những mục tiêu xa lạ với sự phát triển của chính con người. Không thể lấy con người làm phương tiện để thực hiện những dự án kinh tế, xã hội hay chính trị.

Tự do đích thực không phải là “muốn làm gì thi làm’, không cần để ý tới ai, không lưu tâm tới điều gì khác. Muốn thực hành đúng đắn ‘tự do cá nhân”, đòi hỏi phải có những điều kiện đặc thù liên quan tới trật tự kinh tế, xã hội, luật pháp, chính trị và văn hoá. Thực thi tự do, con người làm những hành vi tốt về mặt luân lý, có giá trị xây dựng con người và xã hội, nếu con người biết tuân theo sự thật. Người ta nhận ra sự thật liên quan đến điều tốt xấu một cách hết sức cụ thể dựa vào phán đoán của lương tâm khiến con người sẵn sàng chịu trách nhiệm về điều tốt và điều xấu đã làm.

Khi thực thi sự tự do, chúng ta gián tiếp liên hệ đến luật luân lý tự nhiên, có tính phổ quát, đi trước và liên kết mọi quyền lợi và nghĩa vụ của con người. Luật tự nhiên “chẳng là gì khác hơn chính ánh sáng của trí khôn được Thiên Chúa dọi vào lòng chúng ta. Nhờ đó chúng ta biết phải làm điều gì và tránh điều gì. Trong tình trạng có nhiều nền văn hoá khác nhau, luật tự nhiên chính là điểm liên kết mọi dân tộc, thống nhất các nguyên tắc chung (x. ibid. các số 129 – 141).

Thiên Chúa không thiên vị ai, vì mọi người đều có cùng phẩm giá của những thụ tạo được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa. Phẩm giá của mỗi người trước mặt Thiên Chúa chính là nền tảng đem lại phẩm giá của con người trước mặt người khác.Và đó cũng là nền tảng tối hậu đưa tới sự bình đẳng và tình huynh đệ căn bản giữa mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, nguồn gốc, văn hoá hay giai cấp.

Chỉ khi nào phẩm giá con người được nhìn nhận mới có thể có sự phát triển riêng và chung của mọi người (Gc 2, 1-9). Để khuyến khích sự phát triển này, cần đặc biệt giúp đỡ những người kém nhất, bảo đảm cho cả nam lẫn nữ có những điều kiện phát triển đồng đều, cũng như sự bình đẳng khách quan giữa các giai cấp xã hội khác nhau trước mặt luật pháp.

Trong các quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia, cũng cần phải có những điều kiện bình đẳng và giống nhau thì cộng đồng quốc tế mới phát triển đích thực (x. ibid. các số 143-145).

Ứng dụng nguyên tắc nhân vị vào đời sống xã hội đưa tới đòi hỏi không thể thoái thác, là mọi người phải tôn trọng quyền làm người của nhau, xã hội và cộng đồng chính trị phải tôn trọng quyền con người. Giáo hội công giáo đánh giá rất cao bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc, được công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Thật ra, nguồn gốc của các quyền con người nằm trong chính phẩm giá của mỗi một con người. Nhưng nguồn gốc tối hậu của chúng không ở trong ý muốn thuần tuý của con người, trong thực thể quốc gia hay chính quyền, nhưng là trong chính bản thân con người và trong Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người.

Phải bảo vệ các quyền con người không chỉ một cách riêng lẻ mà còn như một tổng thể: bảo vệ chỉ một phần các quyền này thôi là một cách không công nhận chúng. Các quyền ấy tương ứng với phẩm giá con người, và trên hết chúng đáp ứng các nhu cầu căn bản của con người, vật chất cũng như tinh thần của con người. Những quyền này áp dụng cho mọi giai đoạn của cuộc sống, mọi hoàn cảnh chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá.

Thông điệp Bách chu niên (Centesimus annus) của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II liệt kê một số quyền rất cụ thể: “Quyền được sống”, và phần bổ sung của quyền ấy là quyền của thai nhi được lớn lên trong bụng mẹ từ lúc thụ thai; quyền được sống trong một gia đình hợp nhất và trong một môi trường luân lý giúp phát triển nhân cách của đứa trẻ; quyền được phát huy trí khôn, được tìm biết chân lý; quyền được chia sẻ công ăn việc làm, được sử dụng các thành quả rút ra từ đó để lo cho bản thân và những người thân; quyền được tự do thành lập gia đình, quyền có con hoặc hoãn lại bằng việc sinh đẻ có trách nhiệm. Theo một nghĩa nào đó, nguồn

gốc và tổng hợp các thứ quyền ấy là quyền tự do tôn giáo, được hiểu như là quyền sống trong chân lý đức tin của mình và phù hợp với phẩm giá siêu việt của một nhân vị” (Gioan Phaolô II, CA, số 47).

Liên kết hết sức chặt chẽ với đề tài quyền lợi là vấn đề nghĩa vụ của con người. Trong xã hội loài người, quyền của người này là nghĩa vụ cho hết mọi người khác: cụ thể là nghĩa vụ phải nhìn nhận và tôn trọng các quyền ấy. Khi khẳng định các quyền lợi mà không nhìn nhận các trách nhiệm tương ứng là một sự mâu thuẫn nội tại.

Phạm vi nhân quyền được mở rộng ra để bao gồm cả quyền lợi của các dân tộc và các quốc gia. Luật quốc tế dựa trên nguyên tắc phải tôn trọng một cách bình đẳng đối với các quốc gia, đối với quyền tự quyết của mỗi dân tộc và đối với sự hợp tác tự do nhằm đạt được công ích cao ơn cho cả nhân loại. Hoà bình được xây dựng không chỉ dựa trên quyền con người, mà còn trên sự tôn trọng các quyền của các dân tộc, nhất là quyền độc lập (x. ibid. các số 152-157)

Cũng như nhiều tôn giáo nói chung, đối với người phụ nữ ở chừng mực nhất định nào đó đều được coi là một thực thể không hoàn chỉnh. Nhưng nội dung Thiên kinh Qur’an và những lời thuyết đạo của Thiên sứ Muhammad cho thấy người phụ nữ Muslim có giá trị sống như nam giới và bình đẳng với người đàn ông. Hồi Giáo là một tôn giáo của thế giới, một tôn giáo dạy về ôn hòa, tha thứ, công bằng, danh dự cũng như chủ trương nhẫn nại, khiêm tốn và quân bình. Ngay từ khoảng 1200 năm về trước khi nữ phái Tây Phương còn bị xem là tài sản trao đổi của nam phái thì Hồi Giáo đã dạy rằng cả đàn ông và đàn bà đều bình đẳng dưới mắt Thượng Đế. Kinh Koran thật ra không chủ trương bất bình đẳng giữa giới phái cho nên đúng theo quy luật của Hồi Giáo thì phụ nữ vẫn có quyền lợi tương đương với nam phái. Đối với nhiều phụ nữ Hồi Giáo, điều nầy mới lạ và vĩ đại chẳng khác gì như một khải huyền đến từ Thượng Đế.

Tuy nhiên, những người Muslim nhìn nhận còn phiến diện, được hiểu rằng trong xã hội Hồi giáo thân phận người phụ nữ thấp kém hơn đàn ông? Vì con người áp đặt nhân tính của họ vào các lời dạy thiêng liêng nên họ đã lập ra những luật lệ sai lầm và do đó các luật lệ trên cần phải được sửa đổi. Nếu chỉ dựa lên nhân quyền thuần túy mà thôi thì cuộc tranh đấu cho bình đẳng sẽ không thể thành công. “Nhân quyền” không có ý nghĩa gì mấy đối với đại đa số phụ nữ Hồi Giáo, nhất là ở thôn quê. Tri thức họ đã được huấn luyện thuần thục từ ngày mới sinh ra rằng Kinh Koran là lời của Thượng Đế, là nền tảng của cách hành sử trong gia đình và xã hội, là khuôn mẫu đạo đức, là luật pháp. Đối với họ, tôn giáo có ảnh hưởng trực tiếp và

toàn diện lên đời sống trong khi không có Nghị Định nào của Liên Hiệp Quốc hay bất cứ tổ chức gì có ý nghĩa hay giá trị bằng.

Tóm lại, với một người Muslim là phụ nữ, Allah không đặt nặng trách nhiệm như đàn ông, bởi người đàn ông là người duy nhất gánh vác trách nhiệm chu cấp, lo toan bảo đảm cuộc sống không chỉ cho người vợ và cho cả gia đình mà còn có bổn phận đóng góp tài chính cho hoạt động xã hội. Ngược lại, người phụ nữ chỉ làm phận sự chăm sóc chồng con, nhắc nhở con cháu chuyện học hành, đến thánh đường dâng lễ nguyện. Không bắt buộc đến thánh đường lễ nguyện tập thể và lễ nguyện mỗi ngày thứ sáu; không gánh vác, lo toan tài chính cho gia đình… Mặt nữa, phụ nữ Muslim được nhìn nhận là một sanh linh, có quyền sống và bình đẳng trong sự sống của con người; họ được quyền thừa kế gia sản của cha mẹ để lại mà xã hội trước kỉ nguyên Hồi giáo, người phụ nữ các dân tộc Ả Rập không có quyền này bởi chính họ chỉ được xem là một thứ tài sản của đàn ông. Như đã biết, kinh Qur’An ghi nhận những điều này không chỉ là một dạng thức qui định mà giáo luật Hồi giáo có tất cả các biện pháp để bảo đảm thực thi như là những điều khoản của đức tin vào Allah (Thượng đế). Và, Hồi giáo (Islam) không bao giờ dung nạp những con người có thái độ thành kiến với phụ nữ; luôn lên án thái độ coi thường và coi phụ nữ thấp kém hơn đàn ông.

Trong xã hội Ấn Độ thời Đức Phật, giai cấp Bà la môn và Sát đế lợi thuộc giai cấp thống trị, giai cấp Thủ đà la và Vệ xá thuộc giai cấp bị trị. Bốn giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ đời đời làm nô lệ, tạo thành một xã hội bất công. Ngay trong buổi hoàng hôn tăm tối của một thực trạng như vậy, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lí của phân 48 chia giai cấp bằng một châm ngôn vĩ đại: Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn. Lời tuyên bố hùng hồn ấy của Ðức Phật là nền tảng để hình thành một hệ thống giáo lí, mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn cả về phương diện lí thuyết lẫn thực tiễn.

Theo Phật giáo, mọi sai biệt trên thế giới này đều tùy thuộc vào các nhân duyên mà sinh khởi; cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hoặc thông minh... tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo bất kì một thông lệ hoặc quy định nào. Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lí và vô nghĩa. Việc Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả vinh hoa phú quý, khước từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa, một thân độc hành với chiếc áo thô sơ, đầu trần chân đất, vân du đây đó... đã thể hiện tinh thần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023