Sự Tương Đồng Giữa Quan Điểm Tôn Giáo Và Tư Tưởng Quyền Con Người

10. Hãy khiêm tốn

- Theo giáo lý Ấn Độ Giáo, mỗi người có một vị trí riêng trong cuộc sống và trách nhiệm riêng biệt. Mỗi người được sinh ra ở một chỗ với những khả năng riêng biệt vì những hành động và thái độ trong quá khứ. Điều này giải thích nguyên mẫu xã hội Ấn Độ và nó bao gồm cái gọi là đẳng cấp. Có bốn đẳng cấp chính, ghi trong các tác phẩm Ấn Giáo: (1) nhóm trí thức – thầy tu, (2) tầng lớp quý tộc, kể cả quân nhân, (3) nhóm hành chính gồm có những nhà buôn và địa chủ; và (4) số lớn dân chúng làm những việc thông thường trong xã hội. Giai cấp gọi là “tiện dân” hay “người bị ruồng bỏ” (mới đây bị hủy bỏ do luật của Ấn Độ) gồm có những người có nguồn gốc thuộc những phân nhóm khác của giai cấp thứ tư, quần chúng nhân dân. Do những điều kiện xã hội và kinh tế khác nhau, họ “mất đẳng cấp”, hay mất vị trí trong xã hội.

Một phần lớn giáo lý Ấn Độ Giáo đề cập đến khái niệm bổn phận luân lý. Vì người Ấn Độ Giáo nhấn mạnh đến sự đồng nhất của tất cả cuộc sống, họ tin một người quan trọng đối với tất cả những người khác. Điều này có nghĩa là mỗi người phải học hỏi để vượt qua quyền lợi vị kỷ của mình. Khi quyết định phải làm gì, hầu hết mọi người muốn nói, “Tôi sẽ có lợi gì từ việc này?” Người Ấn Độ Giáo nói chúng ta tìm hạnh phúc lâu dài khi chúng ta làm một việc vì đối với chúng ta trong hoàn cảnh của chúng ta đó là điều chính đáng không quan tâm đến lợi lộc mà ta nhận được.

- Hầu hết giáo lí Phật giáo đều nhằm mục đích giáo dục con người để có thái độ sống, hành vi ứng xử và cách thích nghi với hoàn cảnh sống, bao hàm những giá trị sống và kĩ năng sống không ngoài mục đích giúp con người “li khổ đắc lạc” (xa lìa khổ đau, đạt được niềm vui an lạc). Mục đích Phật giáo là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là tri thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới. Đặc điểm của Phật giáo là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái “quả mới” là một xã hội mới. Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.”

CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TÔN GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI CỤ THỂ


2.1. Sự tương đồng giữa quan điểm tôn giáo và tư tưởng quyền con người

2.1.1 Nhân sinh quan

Nhân sinh quan là toàn bộ những quan điểm chung nhất về cuộc sống của con người, nhân sinh quan đề ra và giải đáp những vấn đề như con người sinh ra để làm gì? Lẽ sống của con người là gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với con người? Nhân sinh quan nói lên quan niệm của con người về bản chất, mục đích của cuộc sống, về thái độ và hành vi của con người trong cuộc sống.

Nhân sinh quan có tính giai cấp, trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp có nhân sinh quan riêng, nhân sinh quan của giai cấp bóc lột nói lên nguyện vọng muốn bóc lột được thật nhiều sức lao động của kẻ khác, nhân sinh quan 26 của giai cấp bị bóc lột nói lên nguyện vọng, mong muốn phản kháng giai cấp bóc lột để giành quyền sống; đó là bởi lẽ nhân sinh quan là một bộ phận của ý thức tư tưởng. Cũng như mọi ý thức tư tưởng khác, nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa vị giai cấp của con người trong sản xuất xã hội. Trong xã hội có các giai cấp khác nhau, địa vị khác nhau, trong hệ thống sản xuất xã hội có quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất, có vai trò khác nhau trong tính chất lao động xã hội, có thu nhập và phương thức hưởng thụ khác nhau. Nghĩa là địa vị xã hội và lợi ích khác nhau, nhân sinh quan phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất là khác nhau, mang tính giai cấp. Chỉ trong xã hội cộng sản, khi không còn giai cấp, khi mà mọi người có địa vị và lợi ích như nhau trong sản xuất xã hội thì mới có một nhân sinh quan không có tính giai cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng đối với con người. Trong cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không lúc nào ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh quan là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống, cho nên nó cũng là những tư tưởng chỉ đạo suy nghĩ và hành động của con người, là nguồn với tư cách là hình thái ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người và thậm chí trong mỗi người đều tồn tại những kiểu nhân sinh quan khác nhau tương xứng với các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Như vậy thì, không chỉ có nhân sinh quan nói chung mà còn có nhân sinh quan cụ thể của từng hình thái ý thức, tư tưởng của con người như nhân sinh quan huyền thoại, nhân sinh quan triết học, nhân sinh quan tôn giáo.

Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan tôn giáo, nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhất của tôn giáo về cuộc sống của con người nhằm giải đáp cho con người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát.

Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 4

Kito giáo: Xem con người như một nhân vị là một đặc thù của Kitô giáo. Điều này diễn tả tính siêu việt của con người như một hữu thể thiêng liêng.

“Tôn trọng “tư cách pháp nhân” của con người có thể là một trong những lý tưởng quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Ngày hôm nay, câu hỏi về tư cách pháp nhân cũng như nhân vị được đề cập một cách rộng rãi, như một lý tưởng tối thượng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ý niệm này hoàn toàn gắn liền với thần học về mặt lịch sử cũng như về phương cách hiện hữu của nó”.

Đối với Kitô giáo, nhân vị là một hữu thể con người trong bản thể phổ quát và trong những gì làm nên tính chất đặc thù và duy nhất của từng người.

Kitô giáo tuyệt đối hóa ý niệm nhân vị. Mỗi con người hiện hữu trong vai trò của mình trước mặt Thiên Chúa và đối với tha nhân. Là một nhân vị khi ta được người khác nhìn nhận ta chính trong lúc ta nhìn nhận người khác. Vì thế, một nhân vị được xác định trong tương quan với Thiên Chúa và với người khác Kitô giáo không duy tâm, chẳng duy linh, càng không duy vật. Kitô giáo là sự kết hợp hài hòa giữa hồn và xác, giữa trời với đất, giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau cũng như giữa con người với vạn vật trong vũ trũ. Nói một cách khác, nhân học Kitô giáo tức là con người sống, nhập thể, sống trọn kiếp người như Đức Kitô trong môi trường của mình.

Ấn độ giáo: Ấn Độ giáo xem con người như thần thánh. Bởi vì Brahma là tất cảmọi vật, Ấn Độ giáo khẳng định rằng tất cả mọi người là thần thánh. Linh hồn củacon người (Atman), hay bản chất của nó, là một với Brahman. Mọi thực tại bên ngoàicủa Brahman được xem chỉ là ảo tưởng. Mục đích thiêng liêng của một người Hindulà trở thành một Brahma, do đó việc không còn sống nữa để tồn tại ở dạng huyền ảocủa "tự thân riêng lẻ". Sự tự do này được gọi là “moksha” ("sự giải thoát"). Cho đếnkhi “moksha” được thực hiện, người Hindu tin rằng anh ấy / cô ấy sẽ được liên tụcđầu thai để cho anh ấy / cô ấy có thể hoạt động theo hướng tự thực hành chân lý (sựthật là chỉ có Brahman tồn tại, không có gì khác). Làm thế nào một người được táisinh được xác định bởi nghiệp báo, mà nó là một nguyên lý nhân quả (principlecause and effect) bị chi phối (governed) bởi sự cân bằng của tự nhiên. Những gìngười ta đã làm trong quá khứ ảnh hưởng và tương ứng với những gì sẽ xảy ra trongtương lai, bao gồm cuộc đời quá khứ và tương lai.

Phật giáo: Phật giáo quan niệm con người là trung tâm điểm của xã hội loài

người. Phật giáo không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Trong thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, thoái hóa hay tiến hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh con người. Tâm bệnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bệnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc.

2.1.2 Tư tưởng Về nhà nước và xã hội trong quan điểm tôn giáo

- KiTo giáo: Giáo hội Công giáo đã đóng góp cho xã hội thông qua học thuyết xã hội đã hướng dẫn các nhà lãnh đạo thúc đẩy công bằng xã hội và y tế cho người bệnh và người nghèo. Trong các bài giảng như Bài giảng trên núi và những câu chuyện như Người Samari tốt bụng, Chúa Giêsu kêu gọi những người tin Chúa thờ phượng Thiên Chúa, hành động mà không có bạo lực hoặc định kiến và chăm sóc người ốm, đói và nghèo. Giáo lý đó là nền tảng của sự tham gia của Giáo hội Công giáo vào công bằng xã hội, y tế và chăm sóc sức khỏe.

Trong lịch sử phát triển nhân loại dưới sự lãnh đạo của Giáo hội ở nhiều loại khoa học, đặc biệt là thiên văn học, toán học, từ nguyên học, triết học, hùng biện, y học, giải phẫu, và vật lý, đặc biệt là Alorstaiwih (tức là ngành khoa học do Aristotle thành lập), cơ học, đặc biệt là các công cụ chiến tranh, cùng với kiến trúc, hóa học, địa lý, triết học và khoa học thực vật và động vật.

Trong tương quan đối với nhà cầm quyền, Bộ Truyền giáo căn dặn: “Nếu được vua chúa có cảm tình và rộng lượng, chư huynh hãy tỏ lòng biết ơn. Để tránh mọi ganh tị có thể xảy ra, chư huynh đừng xin đặc ân, miễn trừ đối với luật lệ trong nước… Hãy tránh tất cả những hành động có liên can đến chính trị, kể cả những hành động có thể khiến người ta nghi ngờ chư huynh dính líu vào chính trị. Hãy rao giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với Nhà nước, dù các nhà cầm quyền là những người không cùng tín ngưỡng”.

Dĩ nhiên, theo thần học luân lý, khi công quyền không còn phục vụ công thiện công ích hay vượt quá quyền hạn của mình để đàn áp người dân, lúc đó các công dân được phép sử dụng những biện pháp cần thiết để bênh vực công lý và nhân quyền. Tuy nhiên khi nhà cầm quyền phục vụ công ích thì họ có thẩm quyền đòi hỏi người dân phải tuân thủ pháp luật và lương tâm cũng đòi buộc các công dân phải chấp hành pháp luật. Theo Công đồng Vatican II, “cộng đồng chính trị và Giáo hội,

mỗi bên trong lãnh vực riêng của mình đều độc lập và tự trị Tuy nhiên 1

mỗi bên trong lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dù dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai đều cùng phục vụ ơn gọi cá nhân và xã hội của con người. Việc phục vụ đó sẽ hữu hiệu hơn cho thiện ích của nhân loại, nếu cả hai duy trì đuợc sự cộng tác tốt đẹp với nhau, thích ứng với từng thời điểm và từng địa phương”.

- Hồi giáo: Khác với các tôn giáo thế giới khác, các cộng đồng Islam giáo trên thế giới không chỉ là những cộng đồng tôn giáo thuần tuý mà còn là những cộng đồng mang tính chất chính trị - xã hội. Trong các xã hội Islam giáo không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo với chính trị và luật pháp. Kinh Koran, sách Hadith (sách ghi chép những truyền thuyết về nhà Tiên tri Mohammed), luật

Shariah (luật Islam giáo) không chỉ được thực thi trong đời sống tôn giáo mà còn được áp dụng trong cả đời sống xã hội ở các nước lấy Islam giáo làm quốc giáo. Điều này có nguồn gốc lịch sử ngay từ lúc tôn giáo này mới ra đời. Ngay từ khi còn đang phát triển cộng đồng tín đồ Islam giáo của mình tại Medina, nhà Tiên tri Mohammed không chỉ đóng vai trò một thủ lĩnh tôn giáo mà còn là một thủ lĩnh chính trị và một nhà lập pháp. Kinh Koran đã cung cấp một bộ khung luật pháp cho việc tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước và xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các “công dân” tín đồ trong một xã hội Islam giáo. Từ đây, một mô hình tổng quát về nhà nước chính trị được xác lập theo ý đồ của Đức Allah. Trong suốt quá trình lịch sử phát triển của Islam giáo, Kinh Koran, sách Hadith, luật Shariah luôn được các học giả và giới chức Islam giáo diễn giải cho phù hợp với điều kiện xã hội mà họ đang sống.

- Ấn độ giáo: Sau khi giành được độc lập vào năm 1947 và từ khi bản Hiến pháp ra đời, Ấn Độ bãi bỏ và nghiêm cấm phân biệt đối xử giữa các giai tầng xã hội. Nhưng trên thực tế, thay vì mất dần theo thời gian, tình trạng bạo lực vẫn tồn tại và thậm chí còn tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt là nhằm vào tầng lớp "tiện dân", khi tầng lớp này cố thoát khỏi "số phận đã an bài" cho họ. Trước đây, xã hội truyền thống Ấn Độ bị phân hóa thành bốn tầng lớp (varna) theo hệ thống Bà-la-môn giáo (brāhmana) gồm : nhà sư (Brahmane), chiến binh (Kshatriya), thương gia (Vaishya) và người làm việc tay chân hay gia nhân (Shudra). Ngoài ra, còn phải kể tới lớp người "tiện dân" (Dalit), chiếm 16% dân số, không được xếp vào hệ thống này và bị coi là giai cấp cặn đáy của xã hội, là những người ô uế. Họ không có quyền sống, ăn uống hay cầu nguyện với những người khác. Thực trạng đáng thương của những “tiện dân” Ấn Độ không hề thay đổi và Tổ chức Giám sát Nhân quyền Quốc tế (Human Right Watch) đã chất vấn chính phủ Ấn Độ về vấn đề này. Ngày 25/08/2014, tổ chức nhân quyền đã công bố một bản

báo cáo về tình trạng phân biệt đối xử vô cùng khắc nghiệt và điều kiện sống không thể chấp nhận được của lớp người bị coi là “cặn bã” của xã hội. Cho tới nay, những phụ nữ “tiện dân” vẫn chỉ được thuê để dọn phân tại các nhà vệ sinh (lạc hậu, không có nước) để kiếm sống, bất chấp các đạo luật đã được ban hành nhằm chấm dứt cách đối xử miệt thị này.

- Phật giáo: Đức Phật nói rằng: Người cai trị dân phải có lòng nhân ái thương dân, giúp đỡ những người nghèo khó, ban thưởng xứng đáng cho chúng quan lại biết phục vụ nhân dân, các quan phải thực hành hạnh cần, kiệm, liêm, chính, sống đời đạm bạc, không phung phí ngân quỹ quốc gia, phải thực hành hạnh bình đẳng, xem dân như mình, cùng tuân thủ pháp luật. Tư tưởng Phật giáo về một xã hội lí tưởng, chính là một xã hội trong đó sự bình đẳng, dân chủ và quyền con người được tôn trọng, tiến bộ đạo đức và tâm linh được khuyến khích và người dân quan tâm đến đời sống đạo đức. Đó là một xã hội giúp đỡ cho người thiếu thốn, làm mạnh mẽ những người yếu thế, đem hoà hợp lại cho những người không hoà hợp, mang hạnh phúc và ánh sáng lại cho những người đau khổ và tăm tối. Những điều Đức Phật dạy là hướng đến sự lợi lạc thiết thực cho hết thảy mọi chúng sinh. Mối quan tâm chính của Ngài là xoá bỏ bệnh tật và đau khổ của con người, mang lại từ bi cho mình và cho người. Ngài dạy cho mọi người sự tịnh hoá tư tưởng, dạy cách diệt trừ đau khổ và buồn phiền, cách vượt qua sầu muộn, cách đạt đến con đường chứng ngộ Niết bàn. Do vậy Ngài được mô tả là một người xuất hiện trên thế gian vì phúc lợi, an lạc và hạnh phúc cho nhiều người, vì lòng từ bi đối với thế gian, vì điều tốt đẹp và lợi ích cho loài người. Đây là một xã hội trong đó tất cả mọi công dân đều sống đời chân chính và có trách nhiệm cao, trong khi người lãnh đạo hay quản lí xã hội nên xây dựng một nền kinh tế vững vàng, nền giáo dục đúng tiêu chuẩn, công bằng để cho người dân tin cậy, tự tin, nỗ lực, siêng năng, lương thiện, đạo đức, cao thượng và khoan dung. Còn về môi trường sống, người dân có được sự kết giao tốt với các đoàn thể, có đời sống quân bình, giữ được quan hệ tốt đẹp với người khác và đóng góp vào sự an lạc, hạnh phúc của xã hội. Những người lãnh đạo và quần chúng nên dùng những phương tiện tốt để đạt hạnh phúc cho mình và cho người khác trong việc tạo ra một thế giới không có tham, sân, si. Với tư cách là một nhà cải cách xã hội trong ý nghĩa đạo đức, Đức Phật loại bỏ hệ thống xã hội dựa trên giai cấp của Bà la môn, một hình thái xã hội bóc lột kinh tế đối với quần chúng của những nhà làm tôn giáo và những nhóm chính 33 trị. Tách rời địa vị xã hội của con người khỏi nguồn gốc sinh ra, Đức Phật kết hợp nó với nghiệp báo đạo đức có chủ tâm của con người. Theo lí thuyết này, chính sự phát triển đạo đức và tâm linh của con người làm cho họ trở nên đạo đức và xứng đáng được tôn trọng; ngược lại

chính cái động cơ xấu xa và những việc làm ác độc của con người làm cho họ trở thành một kẻ đáng lên án chứ không phải do nguồn gốc sinh ra, bối cảnh gia đình hay địa vị xã hội. Mô hình xã hội lí tưởng của Phật giáo dựa trên sự bình đẳng, chân chính và đạo đức. Những khó khăn và những tội ác trong xã hội được coi như là sinh ra từ sự tham ái và những điều kiện không tốt đẹp của đời sống. Tội ác và hình phạt do đó được nhìn từ viễn cảnh cải cách để đạt đến một giải pháp hữu hiệu, hoặc ít ra là kiểm soát được nó. Thêm vào đó, những nguyên tắc hòa hợp và đoàn kết nêu trên chính là nhằm góp phần xây dựng một xã hội của những người có kỉ luật và tự tin vào chính mình. Họ là những con người có trách nhiệm về sự an lạc, tiến bộ và hạnh phúc của chính mình cũng như của người khác. Một xã hội như thế thì chắc chắn đã đảm bảo ở mức độ cao những tiêu chuẩn về quyền con người trong Luật nhân quyền quốc tế ngày nay. Và quan trọng nhất theo chúng tôi, tư tưởng Phật giáo góp phần, hướng tới xây dựng một nền đạo đức cho con người mà một xã hội, với những người dân có được các phẩm chất đạo đức ấy, nhất định sẽ đóng góp tích cực vào việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người.

2.2. Quan điểm của các tôn giáo về một số quyền cụ thể

2.2.1. Quyền sống

Theo Khoản 1 Điều 6 ICCPR, mọi người đều có quyền cố hữu là được sống, không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện. Quyền sống là cơ sở cho tất cả các quyền con người. Chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất. Bình luận chung số 6 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 nói rõ thêm, quyền sống là một quyền cơ bản của con người mà trong bất kì hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia cũng không thể bị vi phạm. Thêm nữa, một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội phạm nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì thế, việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống, nghĩa là nó có mối liên hệ với nghĩa vụ cấm các hoạt động tuyên truyền chiến tranh và kích động hận thù, bạo lực. Đồng thời, các quốc gia có nghĩa vụ hạn chế sử dụng hình phạt tử hình, chỉ có thể được áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất, việc giới hạn áp dụng hình phạt này được coi là một hình thức bảo đảm quyền sống.

Theo Kito giáo, thiên chúa muốn chúng ta tôn trọng sự sống—của chính mình và của người khác. Thí dụ vào thời A-đam và Ê-va, con của họ là Ca-in giận dữ với em là A-bên. Đức Giê-hô-va cảnh cáo Ca-in là cơn giận của ông có thể khiến ông phạm trọng tội. Ca-in lờ đi lời cảnh cáo đó. Ông “xông đến A-bên là em mình, và giết đi”. Thirn chúa trừng phạt Ca-in vì tội giết em. Hàng ngàn năm sau, thiên chúa

ban cho dân Y-sơ-ra-ên những luật pháp để giúp họ phụng sự theo cách đẹp ý Ngài. Vì những luật pháp này được ban qua trung gian nhà tiên tri Môi-se, cho nên đôi khi được gọi là Luật Pháp Môi-se. Một điều luật trong Luật Pháp Môi-se nói: “Ngươi chớ giết người”. Điều này cho dân Y-sơ-ra-ên biết rằng Đức Chúa Trời quý trọng mạng sống của con người và họ cũng phải quý trọng sự sống của người khác.

Còn về sự sống của một thai nhi thì sao? Theo Luật Pháp Môi-se, gây ra cái chết của đứa bé trong bụng mẹ là một tội trọng. Thật vậy, ngay cả một mạng sống như thế cũng quý giá đối với Đức chúa trời. Điều này có nghĩa phá thai là phạm tội. Để tôn trọng sự sống, chúng ta cần có quan điểm đúng về người đồng loại.

Kinh Thánh nói: “Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình”. Nếu muốn sống muôn đời, chúng ta cần loại trừ mọi hận thù khỏi lòng mình, vì hận thù là căn nguyên của hầu hết mọi sự hung bạo. Điều trọng yếu là chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau.

Còn về việc tôn trọng chính mạng sống mình thì sao? Thường thì người ta không muốn chết, nhưng một số người muốn tìm khoái lạc dù biết điều này dẫn đến cái chết. Thí dụ, nhiều người dùng thuốc lá, ăn trầu hoặc dùng ma túy để tiêu khiển. Những chất này làm hại thân thể và thường giết chết người dùng. Một người thường xuyên dùng những chất ấy không xem sự sống là thiêng liêng. Những thực hành này là ô uế dưới mắt Đức Chúa Trời. Để phụng sự theo cách đẹp ý Đức Chúa Trời, chúng ta phải bỏ những thực hành ấy. Mặc dù đây là điều khó làm, nhưng Đức Giê- hô-va có thể cho chúng ta sự giúp đỡ cần thiết. Và Ngài quý trọng những nỗ lực của chúng ta khi chúng ta xem sự sống là món quà quý giá mà Ngài đã ban. Nếu tôn trọng sự sống, chúng ta sẽ luôn quan tâm đến sự an toàn. Chúng ta sẽ thận trọng và không liều lĩnh chỉ vì muốn được khoái lạc hoặc kích thích. Chúng ta sẽ tránh lái xe bất cẩn và chơi những trò thể thao hung bạo hay nguy hiểm. Luật pháp của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên xưa có ghi: “Khi ngươi cất một cái nhà mới [có sân thượng], thì phải làm câu-lơn [lan can] nơi mái nhà, kẻo nếu người nào ở trên đó té xuống, ngươi gây cho nhà mình can đến huyết chăng”. Để phù hợp với nguyên tắc được ghi trong luật pháp này, chúng ta phải giữ thang lầu được an toàn để không người nào bị vấp, ngã và bị thương. Nếu bạn có xe, hãy chắc chắn xe được bảo trì tốt. Đừng để cho nhà cửa hay xe cộ của bạn gây nguy hại cho chính bạn hoặc người khác.

Thật vậy, từ đầu đến cuối, xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh là ý nghĩa sâu xa về sự sống với thiên hình vạn trang và một ý nghĩa thuần khiết về việc Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta thấy rằng con người được mời gọi hiện hữu để sống niềm hi

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí