Tác Động Tích Cực Trong Các Quan Điểm Tôn Giáo Về Quyền Con Người

nên giữ gìn một số việc hành trì giới luật nhất định và tại sao họ nên tránh xa những hành động phi luân lí.

Phật giáo quan niệm không nên truyền bá tôn giáo thông qua sự thưởng phạt mà không cho phép con người có được sự hiểu biết đúng đắn. Nếu cố gắng truyền bá tôn giáo thông qua sự thưởng phạt, thì con người sẽ không hiểu giá trị chân thật và mục đích chính của tôn giáo. Đó là lí do tại sao trong Phật giáo không có sự đe dọa của sự trừng phạt tôn giáo. Trách nhiệm của tôn giáo là phải hướng dẫn, giáo dục và giác ngộ nhân loại. Trừng phạt là trách nhiệm của pháp luật của quốc gia. Tôn giáo không nên đảm trách vai trò của pháp luật nhằm trừng phạt con người. Nếu không, sẽ xuất hiện sự sợ hãi mà không có một sự hiểu biết đúng đắn. Đây là bản chất của giáo lí Đức Phật và tại sao chúng ta xem Ngài như là một nhà tư tưởng tự do.

Tư tưởng của Đức Phật về chọn lựa một tôn giáo là nên tránh những gì mang tính chất truyền thuyết hoặc là nghe nói suông. Người ta thường nói về tất cả những mẩu chuyện thú vị hấp dẫn về những đấng quyền năng siêu nhiên, về bậc đạo sư của họ, bậc thầy, những nghi thức hành trì tôn giáo, nam thần và nữ thần v.v… Họ cường điệu và nhân cách hóa những sự kiện hoặc những mẩu chuyện và đến bảo chúng ta chấp nhận niềm tin của họ. Lời khuyên của Đức Phật là không nên chấp nhận những gì họ nói mà không xem xét chúng một cách thận trọng. Chúng ta có lí trí của một con người bình thường để suy nghĩ nhưng bởi vì những nhược điểm của mình, chúng ta không tạo ra cơ hội để cho lí trí đó suy nghĩ mà không mang thành kiến, thiên vị. Đức Phật khuyên chúng ta không nên chấp nhận bất cứ điều gì mà không cân nhắc kĩ lưỡng mỗi lời tranh luận, để tránh mắc sai lầm một cách vội vàng.

Phật giáo nhắc nhở không nên phụ thuộc vào bất kì một bộ thánh điển nào mà không nghiên cứu nó một cách chính xác. Mỗi tôn giáo thường cho rằng thánh điển của tôn giáo họ là đúng và của những người khác tôn giáo là sai. Họ cũng nói rằng đó là một bức thông điệp từ thiên đường, được ghi nhận bởi thẩm quyền tôn giáo của họ và chúng ta phải chấp nhận nó mà không cần 69 phải chất vấn, kiểm nghiệm. Lời khuyên của Đức Phật là không nên chấp nhận bất cứ điều gì được ghi lại trong những bộ thánh điển mà không xem xét chúng cẩn thận. Đức Phật tôn trọng khả năng lí trí của con người. Đó là Ngài đã tạo cho ta biết bao tự do để theo đuổi một tôn giáo!

Theo quan điểm Phật giáo, người ta có thể ghi lại bất cứ điều gì trong kinh sách của họ và sau này giới thiệu những lời ghi lại ấy như là những bộ thánh điển với những bức thông điệp từ thiên đường. Con người chấp nhận những ghi nhận ấy

mà không cần chất vấn. Những nhà lãnh đạo tôn giáo dùng quyền uy của họ để kiểm soát, điều khiển con người. Họ đưa ra những quan điểm tôn giáo được làm sẵn. Do vậy, họ truyền trao những quan điểm của mình cho những người khác và buộc họ phải chấp nhận và tin theo. Do đó, con người ta không có được cơ hội để sử dụng ý thức thông thường hoặc là khả năng lí trí của họ để hiểu sự vật một cách chính xác.

Lời khuyên tiếp theo của Đức Phật là không nên chấp nhận bất cứ điều gì thông qua suy luận. Mặc dù khuyên rằng không nên chấp nhận điều gì mà không có lí trí, Đức Phật nói rằng không nên sử dụng duy lí trí. Suy luận có sự hạn chế, trẻ em cũng có thể suy luận theo cách suy nghĩ riêng của chúng. Chúng ta cũng có thể suy luận những vấn đề nhất định nào đó trong khả năng tư duy của chúng ta. Khi chúng ta so sánh sự suy luận của chúng ta với sự suy luận của những tư tưởng gia vĩ đại hoặc là của những khoa học gia, thì lúc đó dưới cặp mắt của những nhà trí thức uyên thâm này, sự suy luận của chúng ta không chính xác. Khi chúng ta so sánh sự suy luận của những bậc trí thức uyên thâm với cách suy luận của những bậc đạo sư đã giác ngộ thì chúng ta có thể thấy sự suy luận của những bậc trí thức này cũng không hoàn hảo.

Đó là lí do tại sao Đức Phật nói rằng: Hãy chấp nhận chân lí nằm trong khả năng của bạn chứ không nên lập tức cho rằng đó là chân lí tuyệt đối. Hãy để cho tâm thức bạn suy luận một cách tự do. Hãy tạo điều kiện cho tâm thức phát triển, tăng trưởng. Không nên khép cửa tâm thức ngay lập tức. Những gì bạn đã chấp nhận sau này có thể thay đổi theo những kinh nghiệm và sự hiểu biết chín chắn và đúng đắn, chính xác.

Phật giáo cũng khuyên rằng không nên chấp nhận điều gì thông qua sự tranh luận mang tính lô-gic. Sự tranh luận phụ thuộc vào khả năng, kiến thức, kĩ năng và thái độ chứ không phụ thuộc vào sự kiện và chân lí. Sự tranh luận hoàn toàn có thể làm phát sinh tình cảm và tự ngã. Những tư tưởng ấy của Phật giáo hoàn toàn thể hiện sự tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo của phật tử nói riêng và mọi con người trên thế giới.

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT KHÁI QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUAN ĐIỂM TÔN GIÁO VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


3.1. Tác động tích cực trong các quan điểm tôn giáo về quyền con người

Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 8

3.1.1 Nền văn hóa nhân quyền

Theo định nghĩa của UNESCO đưa ra vào năm 1994, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng thì văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.

Một cách chung nhất thì văn hóa nhân quyền là một tổng thể phức hợp hệ thống khái niệm về quyền con người được sử dụng chung, chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cho các cộng đồng vừa mang tính chung vừa mang tính đặc thù riêng.

Theo đó, tổng thể phức hợp những khái niệm về quyền con người được sử dụng chung đề cập đến các bình diện: (1) Tăng cường sự tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản của con người; (2) Phát triển toàn diện nhân cách và hiểu biết về sự tôn nghiêm của nhân cách; (3) Tăng cường hiểu biết và sự khoan dung, bình đẳng giới, tình hữu nghị của các dân tộc, dân bản xứ, giữa các nhóm nhân chủng, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ; (4) Đảm bảo để mọi công dân đều có khả năng tham gia hiệu quả vào xã hội tự do và dân chủ trong khuôn khổ pháp luật; (5) Xây dựng và gìn giữ hòa bình; (6) Đẩy mạnh được sự phát triển, duy trì được vị trí con người là trung tâm và chính nghĩa trong xã hội.

Xây dựng một văn hóa nhân quyền hướng đến việc tăng cường tính bất phân chia và phổ biến của quyền con người, đẩy mạnh sự đa dạng và phản đối sự phân biệt đối xử đối với mọi sự khác biệt, bên cạnh đó tăng cường phân tích đến quyền con người bao gồm cả nghèo đói và bất bình đẳng, trao quyền cho xã hội khu vực và cá nhân tự làm rõ quyền con người. Trên cơ sở nguyên tắc về con người bắt nguồn từ tình trạng văn hóa khác nhau, thúc đẩy việc sử dụng các văn bản về quyền con người và các cơ quan liên quan ở mọi cấp từ địa phương đến quốc tế.

Việc sáng tạo và xây dựng một văn hóa nhân quyền phong phú trên thế giới chính là mục tiêu của giáo dục quyền con người và văn hóa nhân quyền ở đây có thể có hai mặt. Mặt thứ nhất là tính đặc trưng riêng, tính độc đáo của quyền con

người thể hiện ở khái niệm về quyền con người khác nhau bắt nguồn từ mỗi vùng đất và con người, là giá trị ưu tiên liên quan đến tính tôn nghiêm của con người, là cách nắm bắt sự vi phạm quyền con người; mặt này được gọi là văn hóa nhân quyền trong thế giới hàng ngày (tính riêng - đặc thù của văn hóa nhân quyền). Mặt thứ hai là tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở tiêu chuẩn đã được nhất trí, xác lập trên trường quốc tế về quyền con người; mặt này được gọi là văn hóa nhân quyền thế giới (tính chung - phổ biến của văn hóa nhân quyền). Những điều được thể hiện trong mục tiêu và nguyên tắc của Chương trình thế giới chính là văn hóa nhân quyền thế giới.

Mục tiêu mà Chương trình thế giới về nhân quyền hướng đến là giáo dục quyền con người trên cơ sở văn hóa nhân quyền thế giới, cụ thể là những nguyên tắc cơ bản về quyền con người đã được quốc tế nhất trí. Việc giáo dục quyền con người bao gồm hai hướng, một là từ dưới lên (từ địa phương), hướng ngược lại từ quốc tế hướng xuống từng cá nhân. Chương trình thế giới về nhân quyền đặc biệt nhấn mạnh tới việc hiện thực các tiêu chuẩn nhân quyền đã được xác lập, hướng đến mục tiêu làm cho những tiêu chuẩn ấy được ý thức hàng ngày và trở thành hiện thực đối với từng con người cụ thể để vận dụng hiệu quả vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày ở từng địa phương.

Nhân quyền là thành tựu chung của cả loài người, là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Một xã hội muốn được coi là dân chủ, công bằng, văn minh thì trước hết trong xã hội đó phải tôn trọng quyền con người. Quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, và cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Mặc dù còn tồn tại cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, song một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.

Ngày nay trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa cũng như sự phát triển nhảy vọt của các phương tiện thông tin, đặc biệt là Internet, giới trẻ có thể tiếp nhận nhanh chóng các trào lưu văn hóa cũng như cách sống, cách ứng xử và cả những phong tục đã trở thành nếp sống của giới trẻ ở nhiều nước.

Có thể nói giáo dục nhân quyền là nền tảng đồng thời là một trụ cột chính của phát triển con người và cũng là một mục tiêu cơ bản trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ. Giáo dục là một quyền con người cơ bản, hướng tới phát triển đầy đủ

nhân cách con người, thúc đẩy sự tôn trọng tất cả các quyền và tự do cơ bản, cũng như tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các quốc gia. Ngay từ gia đình phải giải quyết ngay các vấn đề bất bình đẳng, nạn bạo lực gia đình, tệ phân biệt đối xử nhằm xây dựng một nền văn hóa nhân quyền và an ninh cho con người. Sự phổ biến nhân quyền giúp mọi người tôn trọng, không phân biệt đối xử với các sắc dân, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi, dân tộc thiểu số, vấn đề tình dục, và người di cư.

Vi phạm nhân quyền một phần nguyên nhân là do trình độ thấp, chính là hậu quả của nội dung đào tạo không phù hợp và chất lượng kém. Giáo dục chất lượng cao là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh trong quá trình thực thi và duy trì nhân quyền. Cần cải thiện chất lượng giáo dục, đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng và phù hợp nhu cầu người dân. Giáo dục để phát triển con người cũng như phục vụ sự phát triển của quốc gia.

Một nền văn hóa lành mạnh chỉ có thể khi được đặt trong một hệ thống xã hội lành mạnh. Trong đó, phải xây dựng được những người lãnh đạo, với tấm gương sáng về nhân cách và trí tuệ là nhân tố quan trọng cho việc định hướng dân tộc trên con đường phát triển, xây dựng một môi trường văn hóa để nuôi dưỡng cho những giá trị dân tộc.

Xây dựng nền văn hóa nhân quyền không thể tách rời với xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, giáo dục, xây dựng nền tảng đạo đức dân tộc và tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc.

3.1.2 Tác động tích cực trong tư tưởng của các Tôn giáo cần được phát huy

Xây dựng một nền văn hóa nhân quyền, mục tiêu là làm cho những chuẩn mực nhân quyền thực sự thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng cho sự phát triển của nhân loại.

Vì vậy, cần ưu tiên xây dựng một nền trật tự đạo đức, dựa vào một số nguyên lí căn bản nhân đạo, được cộng đồng thế giới chấp nhận. Và đối với vấn đề hiện đại này, các tôn giáo với truyền thống là hướng tới hòa bình, có thể đóng góp những giá trị nhất định. Đó chính là sự nghiên cứu, tìm hiểu, nhìn nhận, khơi gợi, thúc đẩy, bảo vệ những giá trị tích cực trong tư tưởng của các tôn giáo đã gắn bó, hòa quyện với văn hóa thế giới và tồn tại trong đời sống của toàn nhân loại từ bao đời nay.

Các thiếu sót cơ bản của con người hiện đại của chúng ta là chiều hướng đánh mất con người thật của mình, và chạy theo cái Ta giả với những khao khát, thèm muốn cuồng loạn, không bao giờ có thể thỏa mãn. Với một nếp sống văn minh vật chất rất cao, con người hiện đại sống một đời sống vật chất rất phong phú. Nhưng đời sống tinh thần và nguyện vọng tâm lí của con người không được thỏa mãn và bị

dao động. Con người hiện đại luôn luôn có cảm giác bất an dao động và dễ mất cân bằng. Với một tâm lí như vậy rất dễ hướng dẫn nhiều người đi đến cách giải quyết tiêu cực cho bản thân và xã hội.

Cần nhìn nhận rằng các tôn giáo không ca ngợi một đời sống túng thiếu nghèo đói và khổ hạnh. Các tôn giáo cũng không đề cao một đời sống chạy theo dục vọng vật chất. Các tôn giáo luôn luôn đề cao an lạc và hạnh phúc tinh thần, một đời sống có đạo đức cao đẹp hướng thượng, một sự hạnh phúc rạng rỡ giác ngộ và giải thoát. Các giáo khuyến khích mọi người trở về với con người thật của chính mình, với bản tính chân thật của chính mình, hướng tới đời sống hòa hài với xã hội, hòa hài với thiên nhiên, giữa thân với tâm, giữa từ bi với trí tuệ, giữa cảm giác với lí trí. Các tôn giáo xác nhận mọi người đều có thể thành tựu một đời sống nội tâm hài hòa như vậy, nếu con người ước muốn và hành động theo giáo lí của tôn giáo mình, phù hợp với một nếp sống đầy đủ giới hạnh và trí tuệ. Một đời sống tránh xa hai sự cực đoan, một bên là hưởng thụ các dục hèn mọn, một bên là hành hạ xác thân, hành trì khổ hạnh; một nếp sống chói sáng trong suốt, hướng thượng, giới hạnh cao đẹp, một nếp sống mà mọi người, từ phương Đông, phương Tây, nam và nữ, trẻ và già, xuất gia hay tại gia đều có thể sống và hướng đến.

Một đời sống đạo đức như vậy sẽ đem lại thiền định nội tâm, và một thiền định nội tâm như vậy sẽ bảo đảm sự sáng suốt của trí tuệ, và một người có trí tuệ có thể nhìn sự vật như Thật (như vốn có). Chính nhờ thái độ như vậy, con người có khả năng làm chủ bản thân, làm chủ sự vật khách quan, chứ không phải nô lệ cho chúng.

Phương châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình, không được hiểu lầm là tôn giáo kêu gọi một nếp sống tiêu cực chán đời và phi xã hội. Trái lại, đó là phương châm thiết thực, sống động và tích cực để cải tạo xã hội và thế giới. Các tôn giáo chủ trương rằng con người phải bắt đầu với chính mình, làm cho con người hoàn toàn ý thức được chính mình, con người phải hiểu chính mình, tự hoàn thiện mình, tự cải tạo mình cho được tốt đẹp hơn, trong một sự chiến đấu không mệt mỏi, trong từng giờ trong từng ngày, trong toàn bộ cuộc sống của mình. Chỉ có như vậy xã hội và thế giới mới trở thành lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn và hiền thiện hơn. Nếu không có con người lành mạnh, làm sao chúng ta chờ đợi một sự quan hệ xã hội lành mạnh, thật sự đạo đức, hiền thiện và cao đẹp. Nếu những tư tưởng hòa bình, hạnh phúc, hòa hợp không thấm nhuần sâu đậm vào trong nội tâm của mỗi con người, thì làm sao có thể chờ đợi một thế giới hòa bình, hạnh phúc và hòa hợp.

Tư tưởng của các tôn giáo trân trọng mạng sống, hình hài và trí óc của con người thông qua hình ảnh để được làm một con người thật khó, rất khó. Quý trọng thân mạng của con người nhất định cũng chính là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Đối với việc tôn trọng và thúc đẩy quyền con người: Người nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng của các tôn giáo sẽ trân trọng và giữ gìn những phẩm chất đạo đức cao đẹp, hướng thượng, nâng cao trí tuệ để giải phóng bản thân, đồng thời tôn trọng, yêu thương, vì con người và sự giải phóng con người . Việc thực hành trong cuộc sống hướng đến những việc thiện, cũng chính là không làm những việc vi phạm quyền và tự do cơ bản của người khác.

Hướng đến yêu thương con người, từ trong hành vi và công việc của mình sẽ tôn trọng và bảo vệ con người và lợi ích, quyền và tự do cơ bản của con người; đó chính là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Khi nhìn thấy sự bất bình đẳng, khi tự do, lợi ích cơ bản, chính đáng của người khác bị đe dọa, xâm hại thì người con người sẽ chia sẻ, hướng đến sự hỗ trợ, tham gia để bảo vệ. Đối với việc thực hành lối sống hướng đến đảm bảo quyền con người: Hài hòa giữa con người với con người, hài hòa giữa con người với thiên nhiên, với môi trường sống; tôn trọng, yêu thương chính bản thân cũng như tha nhân, giải phóng cho mình và giúp giải phóng cho người khác. Những phẩm chất đạo đức như thế chính là điều kiện cho việc thực hành đời sống tôn trọng và đảm bảo quyền con người.

Đặc điểm yêu thương con người bao la trong tư tưởng của các tôn giáo giúp ích cho xây dựng một xã hội, nơi mà dù ở vị trí nào trong xã hội, con người muốn làm những điều tốt đẹp cho người yếu thế hơn mình, không đối xử với người khác điều (không tích cực, hậu quả xấu) mình không muốn xảy ra với chính bản thân mình.

3.2. Tác động tiêu cực trong các quan điểm tôn giáo về quyền con người

Có thể nói rằng Thiên Chúa Giáo ngày nay đã được “thuần hóa” (phần lớn) bởi tiêu chuẩn đạo đức hiện tại của nhân loại nói chung, và của thế giới Tây Phương nói riêng. Hiện nay Tòa Thánh rất thận trọng với những gì họ giảng dạy. Giáo hội Công Giáo gần đây không những không còn truyền dạy cho giáo dân các điều răn vô đạo đức về người ngoại đạo mà còn có vẻ, nếu có thể, tránh không đề cập đến chúng.

Trong lãnh vực thực hành, Thiên Chúa Giáo ngày nay chủ trương hòa giải, hòa hợp với các tôn giáo khác. Họ chú trọng vào những quan điểm tương đồng và chấp nhận những tín điều dị biệt (ít nhất là trên bề mặt) để hiện diện và sinh hoạt bình đẳng với các cơ cấu tín ngưỡng khác. Có người cho rằng đây là con đường duy

nhất Tòa Thánh có thể đi theo để bảo đảm sự sinh tồn cho tôn giáo của họ. Đó là vì, như đã nói, so với tiêu chuẩn nhân đạo hiện thời thì hầu như ai trong cộng đồng Tây Phương nói chung cũng thấy rằng các điều răn kia trong Kinh Thánh là tàn ác, vô đạo đức và không thể chấp nhận được.

Trong khi đó, nhiều tổ chức Hồi Giáo ở các nước Trung Đông vẫn tiếp tục truyền dạy công khai các lời răn dạng “hãy tiêu diệt kẻ ngoại đạo để tôn vinh Thượng Đế” của họ.Trước nhất, khối Trung Đông nói chung không lệ thuộc vào áp lực kinh tế và quân sự của Tây Phương nên họ không e dè gì trong việc nầy. Thêm nữa, hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra một mối ngăn cách và nghi kỵ truyền kỳ giữa hai nền văn hóa, lẫn tư tưởng, Tây và Đông trên. Đối với hầu hết khối Trung Đông thì xã hội Tây Phương biểu tượng cho sự “đồi trụy” và “sa đọa”. Còn đối với nhiều bình luận gia Âu Mỹ thì hầu hết vùng Trung Đông đã vẫn dậm chân tại chỗ từ nhiều trăm năm nay trên quá trình tiến hóa nhân bản và nhân quyền.

Sự kiện Kito Giáo ngày nay không còn công khai truyền dạy và thực hành những lời răn trên trong Kinh Thánh là một điều tốt đẹp đáng ghi nhận. Nhiều người cho rằng nếu như thế thì không có vấn đề gì cần phải nhắc nhở hay bàn luận đến chúng cả.

Những lời răn đó quả có vẻ không còn tai hại gì nữa vì như đã nói ở trên, phần đông chúng ta đều không quan tâm đến chúng vì chúng rõ ràng không thích hợp với tiêu chuẩn đạo đức và nhân bản ngày nay, chưa kể việc chúng bất hợp pháp tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thấy rằng ngày nào những lời răn trên còn nằm trong Kinh Thánh thì ngày đó chúng vẫn còn được xem là tín điều chính thức của Thiên Chúa Giáo. Cũng giống như những hạt cỏ độc nằm lẫn trong vườn, chúng luôn luôn có khả năng trồi dậy và nẩy nở trong tương lai khi hoàn cảnh trở thành thuận lợi.

Trước hết, tôn giáo và chính trị (do đó quyền lực) hầu như luôn luôn đi đôi với nhau. Cứ nhìn vào cơ cấu xã hội của Hoa Kỳ hiện nay sẽ thấy, Thiên Chúa Giáo chiếm lãnh một địa vị quan trọng trong mọi lãnh vực chính trị. Không có một ứng cử viên cho một chức vụ quan trọng nào có hy vọng gì đắc cử nếu họ không thuộc vào một chi nhánh của Thiên Chúa Giáo. Hầu hết tất cả nhân vật lãnh đạo trong chính trường Hoa Kỳ đều sử dụng hay chịu ảnh hưởng (ít hay nhiều, gián tiếp hay trực tiếp) bởi Thiên Chúa Giáo trong chính sách và cách điều hành quốc gia của họ.

Nguyên tắc “tôn giáo cần được giữ cách biệt bên ngoài chính trị” nhiều khi chỉ có giá trị lý thuyết trong các quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhất là trên đất Mỹ. Giáo Hội Công Giáo ngày nay vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ khi các đạo luật được soạn thảo. Chúng ta thường xuyên thấy những đạo luật phản ảnh các giáo điều vô đạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023