Các Yếu Tố Về Môi Trường Pháp Lý


sản phẩm dịch vụ bảo hiểm vào năm 1993, sau hơn một thập kỷ phát triển, tính đến cuối năm 2004 trên thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đã có khoảng 650 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm (tăng trên 30 lần) nhân thọ và phi nhân thọ thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm. Riêng Bảo Vịêt – doanh nghiệp bảo hiểm nội địa hàng đầu của Việt Nam đã cung cấp 120 sản phẩm bảo hiểm, trong đó bao gồm có 80 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 40 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đang tích cực đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội, tăng thêm sự lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm như: bảo hiểm y tế điều trị chất lượng cao, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm khả năng trả nợ của người vay, bảo hiểm tín dụng… Tính đến hết năm 2007, Việt Nam đã có tới 720 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 130 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, có những sản phẩm bảo hiểm đã trở thành không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Đơn cử như bảo hiểm hàng hoá và trách nhiệm sản phẩm trong quan hệ xuất nhập khẩu. Gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng của Việt Nam vào Mỹ tăng, nhưng phí bảo hiểm hàng xuất khẩu lại không tăng tương ứng. Các nhà nhập khẩu Mỹ thường giành quyền mua bảo hiểm và các công ty của Việt Nam lại mua lại bảo hiểm của các công ty Mỹ. Hơn nữa, nhà nhập khẩu Mỹ đòi hỏi rất cao đối với bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, để lúc có vấn đề phát sinh thì giải quyết dễ dàng hơn.

Trên thực tế, khi Mỹ trở thành bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam, cơ hội bán bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu tăng lên, nhưng cũng xuất hiện mối quan ngại, đó là hàng Việt Nam bán ở Mỹ có thể phải chịu rủi ro liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Hầu hết các công ty xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam lại giao phó việc bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cho nhà nhập khẩu Mỹ vì các công ty này chưa hiểu rò luật pháp của Mỹ. Vì vậy, những vụ


kiện có thể đẩy doanh nghiệp ra khỏi thương trường chỉ vì một chút rắc rối nhỏ. Rò ràng, bảo hiểm đã trở thành khâu không thể thiếu trong xuất nhập khẩu.

2.1.2.3.Các yếu tố về môi trường pháp lý


A.Hệ thống luật pháp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Trong giai đoạn 1993 – 2000, văn bản pháp lý quan trọng nhất, cao nhất điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm là Nghị định 1000/CP ban hành ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm. Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội thông qua và trở thành văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhìn chung, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2002 đã bao quát gần như toàn bộ các nghiệp vụ cơ bản của thị trường bảo hiểm, đồng thời do đây là một phần kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Liên minh Châu Âu trong dự án Euro – Tapviet, nên nội dung của Luật Kinh doanh bảo hiểm tỏ ra tương đối hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế về thị trường bảo hiểm.

Để triển khai thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm, Chính phủ và các Bộ, ngành đã xây dựng và ban hành các Nghị định, Thông tư… hướng dẫn thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm như: Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Nghị định số 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm… Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp, Luật DNNN… cũng điều chỉnh một số khía cạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 9


Ngày 27/03/2007, Chính phủ ban hành NĐ45/2007/NĐ-CP và NĐ46/2007/NĐ-CP, đồng thời ban hành hai thông tư 155, 156 hướng dẫn thi hành NĐ45, NĐ46 ngày 20/12/2007. Ngoài ra thông tư liên tịch Bộ Công An, Bộ Tài Chính số 41 và QĐ28 ngày 14/04/2007 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; Thông tư lên tịch Bộ Công An, Bộ Tài Chính số 16 và QĐ23 ngày 09/04/2007 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự buộc chủ xe cơ giới, QĐ96 ngày 19/11/2007 và QĐ102 ngày 14/12/2007 về triển khai bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Các văn bản pháp quy trên vừa nâng cao chế độ quản lý Nhà nước, vừa tạo tính chủ động, sáng tạo cho doanh nghiệp bảo hiểm, vừa bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm và đã góp phần tích cực phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Về cơ bản, những tác động tích cực của hệ thống luật pháp đối với việc nâng cao khả năng cung ứng và tiếp cận, sử dụng dịch vụ bảo hiểm bao gồm:

- Khẳng định quyền tham gia thị trường bảo hiểm của mọi đối tượng trên nguyên tắc mở cửa và bình đẳng; khẳng định vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong kinh doanh bảo hiểm thông qua ưu tiên đầu tư vốn và nguồn nhân lực nhằm tạo thế cho các doanh nghiệp này đủ điều kiện hoạt động và cạnh tranh trên một “sân chơi bình đẳng”. Đây là điều kiện cơ bản nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ bảo hiểm thông qua việc tạo điều kiện tăng số lượng các chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

- Để đáp ứng yêu cầu quan trọng là tăng cường năng lực quản lý thị trường dịch vụ bảo hiểm thông qua hệ thống khung pháp lý, cần thiết phải xây dựng các chuẩn mực đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm theo hướng khách quan và công khai. Theo mục tiêu này, Bộ trưởng bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 về hệ thống chỉ tiêu giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm.


- Quy trình, thủ tục hành chính trong các khâu cấp phép, thẩm định hồ sơ, đăng ký sản phẩm, thay đổi vốn, phạm vi hoạt động đã được đơn giản hoá. Đặc biệt, ngày 13/10/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2003/NĐ-CP về qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để nâng cao khả năng điều hành thị trường thông qua hệ thống các văn bản pháp lý.

Như vậy, có thể nói rằng hệ thống khung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đã tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng khá cao yêu cầu quản lý và thúc đẩy thị trường dịch vụ bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên, sau một thời gian thực thi hệ thống luật pháp vẫn còn bộc lộ một số khiếm khuyết làm giảm hiệu quả quản lý thị trường dịch vụ bảo hiểm, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng. Cụ thể bao gồm:

- Hiệu lực pháp lý khi thi hành thực tế vẫn là một vấn đề. Dường như vẫn tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa các quy định của khung pháp lý với việc thực thi trong thực tế. Kết quả điều tra và trả lời của các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước ở Đà Nẵng đã nêu ở trên là một ví dụ điển hình của thực trạng này.

- Cơ chế điều tiết thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay cũng vẫn còn một số bất cập, điển hình là việc đổi mới cơ chế kiểm tra đối với doanh nghiệp bảo hiểm còn chậm trễ. Hoạt động kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp như Viện Kiểm soát, công an, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính… còn chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

- Vẫn còn sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm mà cụ thể là các quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Nhà nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước phải chịu nhiều quản lý, ràng buộc so với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần khác, nhất là so


với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài về định mức tiền lương, chi phí quản lý... Chẳng hạn đối với vấn đề tiền lương, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thể trả lương cao để thu hút người có trình độ cao, trong khi đó doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước bị ràng buộc bởi quy định về định mức tiền lương. Hoặc một khía cạnh khác là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước phải gánh vác thêm các nhiệm vụ chính trị - xã hội đã dẫn đến những bất lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước gặp phải khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như việc triển khai thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp của Bảo Việt - một dịch vụ bảo hiểm chính sách Nhà nước giao cho Bảo Việt. Đây là nghiệp vụ Bảo Việt nắm chắc khả năng thua lỗ trước khi bước vào kinh doanh nhưng vẫn buộc phải thực hiện. Chẳng hạn như năm 1999, số phí bảo hiểm nông nghiệp chỉ là 2 tỷ đồng trong khi đó số tiền bồi thường lên tới trên 10 tỷ đồng. Hoặc như đối với vấn đề chi phí quảng cáo, trong năm 200, Prudential - một công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn đầu tư nước ngoài có thể bỏ ra 120.000 USD để quảng cáo, trong khi đó Bảo Việt chỉ được chi cho quảng cáo trên 20.000 USD vì chịu ràng buộc về định mức chi phí quảng cáo tối đa.

- Đặc biệt là những quy định liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm còn chưa đầy đủ. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng, góp phần nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bởi vì hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm góp phần tạo ra nguồn lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí hoạt động và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm sang nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn dự phòng nghiệp vụ để cho vay. Tuy nhiên, do chưa


có văn bản hướng dẫn nên cho đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải cho vay uỷ thác qua ngân hàng; ngoài ra cũng chưa có văn bản hướng dẫn đối với việc thành lập và vận hành tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm…

- Chính sách có tính chất cơ bản của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ bảo hiểm chưa đủ mạnh. Chẳng hạn như đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bên cạnh việc không đánh thuế đối với hoạt động này. Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với những người tham gia bảo hiểm. Tại các nước như Nhật Bản, Mỹ, Pháp… mặc dù thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đã tương đối phát triển, song Nhà nước vẫn thực hiện chính sách không tính và thu nhập chịu thuế một phần phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm nhân thọ đóng, đồng thời số tiền bảo hiểm họ được nhận cũng được miễn thuế.

B.Hệ thống quản lý


Về cơ bản chúng ta đã chuyển sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ tháng 6/1992, chức năng kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm và chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được tách bạch rò ràng.

Chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Cụ thể là Vụ tài chính – Ngân hàng thuộc Bộ Tài chính và hiện nay là Vụ Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính(6). tuy nhiên, vấn đề chính đối với quản lý Nhà nước hiện nay là nhân lực, nhất là khả năng quản lý cung ứng sản phẩm dịch vụ, giám sát tình hình tài chính của các tổ chức cung ứng dịch vụ.



(6) Vụ Bảo hiểm mới được tách ra từ Vụ tài chính ngân hàng.


Ngày 3/5/2000, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã được thành lập. Đây là một tổ chức tự quản của các thành viên là các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm thành viên, làm “cầu nối” giải quyết hài hoà lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm và mục tiêu quản lý của Nhà nước. Chẳng hạn, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ thông qua việc góp ý vào các bản dự thảo Luật, Nghị định… về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm; tập hợp các ý kiến đề xuất của doanh nghiệp bảo hiểm thành viên thành bản kiến nghị lên Chính phủ sửa đổi chính sách, cơ chế quản lý… Đặc biệt Hịêp Hội Bảo hiểm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng thông qua việc nâng cao đạo đức trong kinh doanh, xây dựng các quy chế về quy tắc hội viên…

Tuy nhiên, sau 7 năm chính thức đi vào hoạt động, vai trò của Hiệp hội có phần nào vẫn mới chỉ ở một mức độ hạn chế. Thông qua Hiệp hội, đã có lúc các doanh nghiệp đạt được những thoả thuận về chia sẻ thị trường và khách hàng. Song tình trạng không tôn trọng các cam kết trong Hiệp hội vẫn thường xảy ra và điều này làm cho liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua bảo hiểm lại càng trở nên yếu ớt.


2.1.2.4. Các yếu tố khác


Để đáp ứng yêu cầu phát triển, các yếu tố như nguồn nhân lực, công nghệ và cung cấp thông tin cho khách hàng đều được các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm chú trọng, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 2003, tổng số lao động có thu nhập trong ngành bảo hiểm là 125.700 người; năm 2004 đã tăng lên 136.900 người (chưa tính nguồn nhân lực tham gia gián tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm).

Đặc biệt, Bảo Việt đã thành lập Trung tâm đào tạo Bảo Việt với mục đích đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Bảo Việt cũng đã thành lập 7 trung tâm cứu hộ giao thông miễn phí dành cho khách hàng của mình đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, khuyến khích việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Bảo Việt đã triển khai và thực hiện thành công quy trình quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 trong công tác quản lý và phục vụ khách hàng(7). Với 5.000 nhân viên và gần 4.000 đại lý bảo hiểm, Bảo Việt đã khẳng định vị thế nhà cung cấp dịch

vụ bảo hiểm hàng đầu trên thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam,


Các phương thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm được đa dạng hơn bao gồm bán trực tiếp, qua đại lý, qua môi giới bảo hiểm Bancasurance - một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ bảo hiểm hiện đại đã và đang được triển khai khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Công ty liên doanh bảo hiểm Việt – Úc đã sử dụng đối tác là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để phát triển hệ thống đại lý dựa trên mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Công ty bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng công thương cũng sử dụng hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam;



(7) Ngoài ra Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam được cấp Chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022