Kênh cho vay ngân hàng và truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------

NGUYỄN ANH TUẤN

KÊNH CHO VAY NGÂN HÀNG

VÀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Kênh cho vay ngân hàng và truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Số liệu thống kê được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác cho đến thời điểm này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 04 năm 2016 Tác giả Luận văn

Nguyễn Anh Tuấn

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1

1.1. Vấn đề nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4. Phương pháp nghiên cứu 4

1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5

1.6. Cấu trúc của bài nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 7

2.1. Tổng quan lý thuyết 7

2.1.1. Kênh lãi suất truyền thống và kênh tín dụng 7

2.1.2. Các yếu tố xác định kênh cho vay ngân hàng 11

2.2. Bằng chứng thực nghiệm về kênh cho vay ngân hàng 14

2.3. Các nghiên cứu trước đây về kênh cho vay ngân hàng 16

2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 16

2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 19

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1. Mô hình nghiên cứu 22

3.2. Phương pháp nghiên cứu 27

3.3. Dữ liệu nghiên cứu 30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

4.1. Tác động bất đối xứng của chính sách tiền tệ đến cung tín dụng ngân hàng.35

4.2. Tác động kinh tế vĩ mô của kênh cho vay ngân hàng 55

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 63

5.1. Các kết quả chính của bài nghiên cứu 63

5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 67

5.3. Một số kiến nghị và gợi ý chính sách 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Asian Development Bank

AR : Autoregressive

CEE : Central and Eastern European

CPI : Consumer Price Index

DGMM : Difference Generalized Method of Moments EMU : Economic and Monetary Union

FEM : Fixed Effect Model

GDP : Gross Domestic Products GMM : General Method of Moments

HAC : Heteroskedasticity and Autocorrelation HNX : Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội

HOSE : Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh IMF : International Monetary Fund

LM : Lagrange Multiplier

MCI : Monetary Condition Index

NACE : National Association of Corrosion Engineers NHTM : Ngân Hàng Thương Mại

OLS : Ordinary Least Squares

REM : Random Effect Model

SGMM : System Generalized Method of Moments SVAR : Structural Vector Autoregression

USD : United States Dollar

VAR : Vector Autoregression

VECM : Vector Error Correction Model VND : Viet Nam Dong

VNIBOR 3M : Vietnam Interbank Offered Rate 3 Months WTO : World Trade Organization

Bảng 1.1. Tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP của Việt Nam 3

Bảng 3.1. Các biến trong mô hình và mối tương quan mong đợi 26

Bảng 3.2. Thống kê mô tả các biến 33

Bảng 4.1. Các ước lượng của phương trình (4.1) sử dụng dữ liệu ngân hàng 37

Bảng 4.2. Mức vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 50

Bảng 4.3. Các kiểm định độ chệch lựa chọn 54

Bảng 4.4. Các tác động kinh tế vĩ mô của kênh cho vay ngân hàng 57

Bảng 4.5. Thị phần thị trường tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam ..59

Hình 1.1. Thị phần tín dụng của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 3

Hình 3.1. Chỉ số chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 32

Hình 4.1. Tăng trưởng tín dụng, GDP, CPI của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 ..43 Hình 4.2. Tăng trưởng tín dụng, quy mô, thanh khoản và vốn hóa ngân hàng 45

Hình 4.3. Tỷ trọng danh mục tài sản ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014..48 Hình 4.4. Mối quan hệ giữa nguồn vốn và mức vốn hóa ngân hàng năm 2011 51

Hình 4.5. Tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 61

Bài nghiên cứu này tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm có hệ thống về kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Chúng tôi kiểm tra một cách cụ thể xem liệu những khác biệt trong tác động của những thay đổi chính sách tiền tệ đến tín dụng ngân hàng có phụ thuộc vào quy mô, thanh khoản, và vốn hóa của các ngân hàng hay không. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014, và các kỹ thuật ước lượng bảng động để ước lượng một hàm số tín dụng ngân hàng không chỉ tính đến chỉ số chính sách tiền tệ và các biến số kinh tế vĩ mô, mà còn tính đến các đặc điểm đặc trưng ngân hàng và những sự khác biệt trong phản ứng cho vay của ngân hàng đối với các động thái chính sách tiền tệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của kênh cho vay ngân hàng ở Việt Nam. Trong đó, đặc điểm quy mô và vốn hóa ngân hàng dường như đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phân biệt các phản ứng của ngân hàng đối với những thay đổi trong chính sách tiền tệ, trong khi vai trò của đặc điểm thanh khoản thì không được thể hiện rõ ràng. Chúng tôi cũng nghiên cứu về những tác động kinh tế vĩ mô của kênh cho vay ngân hàng và tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa cung tín dụng ngân hàng tổng thể đối với hoạt động kinh tế thực ở Việt Nam.

Từ khóa:

Truyền dẫn chính sách tiền tệ Kênh cho vay ngân hàng Việt Nam

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Chính sách tiền tệ được xem như các hành động được thực hiện bởi ngân hàng trung ương nhằm tác động đến lượng cung tiền hoặc lãi suất của nền kinh tế. Với mục tiêu ổn định giá cả, thúc đẩy kinh tế phát triển, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất điều hành, hoạt động thị trường mở, dự trữ bắt buộc,… để tác động đến các biến số vĩ mô trong nền kinh tế. Quá trình tác động đó chính là quá trình truyền dẫn của chính sách tiền tệ.

Các phân tích về truyền dẫn chính sách tiền tệ, tức là làm thế nào mà những thay đổi trong chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thực, là một trong những lĩnh vực được nghiên cứu nhiều nhất trong các tài liệu kinh tế vĩ mô và là một sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng trung ương. Những lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy gần đây, từng bước làm sáng tỏ quá trình truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Mishkin (1996) là một trong những nhà kinh tế đầu tiên có những nghiên cứu hệ thống về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Ngoài kênh truyền dẫn truyền thống là lãi suất theo trường phái kinh tế học Keynes, Mishkin (1996) còn phát triển lý thuyết về truyền dẫn tiền tệ thông qua các kênh khác như tỷ giá, giá cổ phần, và kênh tín dụng.

Theo kênh lãi suất truyền thống, một sự thay đổi trong lãi suất chính sách sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thực bằng cách tác động đến các mức giá tương đối khác nhau. Một mức chi phí vốn cao hơn sẽ làm tăng lợi nhuận yêu cầu của một dự án đầu tư, và do đó làm giảm các khoản chi tiêu cho đầu tư. Những thay đổi về lãi suất cũng tác động đến tiêu dùng, do lãi suất cao hơn sẽ làm giảm giá cả tiêu dùng trong tương lai. Trong trường hợp chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, những biến động lãi suất sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa, mức giá cạnh tranh và do đó cũng sẽ tác động đến xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, lý thuyết về kênh lãi suất đã bỏ qua một số quá trình quan trọng trong ngành ngân hàng.

Quan điểm về kênh tín dụng thừa nhận sự tồn tại của bất cân xứng thông tin (hay sự không hoàn hảo thông tin) trong các thị trường tài chính và ấn định một vai trò tích cực của cung tín dụng ngân hàng trong truyền dẫn tiền tệ qua hai phân kênh

– kênh bảng cân đối, cho rằng chính sách tiền tệ thắt chặt có thể làm trầm trọng thêm các đặc điểm rủi ro của người đi vay và làm giảm cung tín dụng, và kênh cho vay ngân hàng, cho rằng chính sách ngân hàng trung ương có thể tác động đến các bảng cân đối ngân hàng và do đó cũng tác động đến cung tín dụng. Kênh truyền dẫn thứ hai, tức là kênh cho vay ngân hàng, là mối quan tâm đặc biệt của chúng tôi trong bài nghiên cứu này, vì nó tập trung cụ thể hơn vào vai trò đặc biệt của các ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.

Hàm ý của kênh cho vay ngân hàng là phản ứng của các khoản tín dụng ngân hàng đối với những thay đổi trong chính sách tiền tệ sẽ khác nhau phụ thuộc vào các đặc điểm của ngân hàng hoặc sức mạnh của bảng cân đối ngân hàng. Nhìn chung, hành vi cho vay của các ngân hàng có bảng cân đối yếu sẽ nhạy cảm hơn đối với các cú sốc tiền tệ so với các ngân hàng có bảng cân đối mạnh. Các tài liệu hiện nay đã nhấn mạnh đến ba đặc điểm ngân hàng chủ yếu hay các tiêu chuẩn để đánh giá sức mạnh bảng cân đối, có thể tác động đến phản ứng của các khoản tín dụng ngân hàng đối với một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Thứ nhất, quy mô tài sản (Kashyap và Stein, 1995, 2000; Kishan và Opiela, 2000); thứ hai, vốn hóa ngân hàng (Peek và Rosengren, 1995; Kishan và Opiela, 2000, 2006); thứ ba, tính thanh khoản (Kashyap và Stein, 2000).

Tại Việt Nam1, hiện nay thị trường chứng khoán chưa phát triển, mức độ đóng góp vốn cho nền kinh tế còn khiêm tốn, các kênh huy động vốn khác cũng không dễ dàng tiếp cận khi mà hệ thống tài chính chưa đạt được mức phát triển cao, thì tín dụng ngân hàng dường như là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế, dư nợ tín dụng so với GDP qua các năm không ngừng tăng lên (xem Bảng 1.1). Điều kiện kinh tế vĩ mô cho thấy kênh cho vay ngân hàng có khả năng tồn tại và là một kênh truyền dẫn quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Xem phân tích chi tiết về đặc điểm của ngành ngân hàng Việt Nam tại Phụ lục A.

Bảng 1.1. Tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP của Việt Nam

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tỷ lệ tín dụng trên GDP (%)

71.22

75.38

96.19

94.53

123.01

135.79

120.86

115.40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Kênh cho vay ngân hàng và truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam - 1

Nguồn: Trading Economics – World Bank

Thị phần tín dụng (%)

NHTM nhà nước NHTM cổ phần NH nước ngoài Khác

2007

2008

2009

2010

2011

Tuy nhiên, mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng Việt Nam thì tương đối cao. Hình 1.1 cho thấy thị trường tín dụng bị chi phối bởi một số lượng nhỏ các ngân hàng lớn (chủ yếu là các ngân hàng có sự tham gia của nhà nước), điều này có thể làm yếu đi tầm quan trọng của kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn tiền tệ.

     
 

9.2

  

11

  

9.1

  

9

  

8.6

 

27.7

26.5

32

35.1

35.5

59.3

58.1

54.1

51.4

51.3

Hình 1.1. Thị phần tín dụng của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011

Nguồn: VNEconomy

Do đó, để rút ra kết luận về vai trò của ngành ngân hàng ở Việt Nam trong truyền dẫn chính sách tiền tệ, cần phải thực hiện một số kiểm định thực nghiệm chính thức. Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm về kênh cho vay ngân hàng tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, và chủ yếu là nghiên cứu trong cái nhìn tổng quan về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam nói chung, mà thiếu đi các bài nghiên cứu chuyên sâu về kênh cho vay ngân hàng – một kênh truyền dẫn quan trọng trong các nền kinh tế có thị trường tài chính chưa phát triển mạnh như ở Việt Nam.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về “Kênh cho vay ngân hàng và truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là để tìm hiểu vai trò của kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

- Thứ nhất, chính sách tiền tệ có tác động như thế nào đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam?

- Thứ hai, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam có tác động như thế nào đến các hoạt động kinh tế thực?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của bài là những thay đổi trong hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam có đặc điểm khác nhau về quy mô, thanh khoản, vốn hóa trước các cú sốc tiền tệ thắt chặt; và độ co giãn của tăng trưởng sản lượng quốc gia đối với tăng trưởng tín dụng ngân hàng tổng thể.

Từ đó, rút ra kết luận về vai trò của kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014, và các kỹ thuật ước lượng bảng động để ước lượng một mô hình tăng trưởng tín dụng được xây dựng dựa trên mô hình tăng trưởng tín dụng của Matousek và Sarantis (2009). Chúng tôi muốn kiểm tra một cách cụ thể xem liệu những khác biệt trong phản ứng của tín dụng ngân hàng đối với những thay đổi trong chính sách tiền tệ có phụ thuộc vào các đặc điểm quy mô, thanh khoản, và vốn hóa ngân hàng hay không. Điều này có thể giúp hiểu được các yếu tố tác động

đến khả năng hấp thụ vốn của hệ thống ngân hàng để trụ vững trước các cú sốc tiền tệ. Từ đó, có thể đánh giá được mức độ tác động của chính sách tiền tệ đến cung tín dụng ngân hàng.

Để đánh giá tầm quan trọng của kênh cho vay ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ, chúng tôi còn kiểm tra thêm các tác động vĩ mô của kênh cho vay ngân hàng đến nền kinh tế thực bằng cách sử dụng một phương pháp tương tự Ashcraft (2006) sử dụng cho Mỹ, và cách đây không lâu đã được Matousek và Sarantis (2009) ứng dụng vào các quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và Đông Âu. Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng dữ liệu ngân hàng tổng thể và tìm kiếm những khác biệt trong phản ứng của (a) tăng trưởng tín dụng ngân hàng tổng thể qua thị phần thị trường tín dụng của các ngân hàng lớn, thanh khoản tốt, và vốn hóa cao, và (b) tăng trưởng sản lượng quốc gia đối với tăng trưởng tín dụng ngân hàng tổng thể.

1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Sự tồn tại của kênh cho vay ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với chính sách tiền tệ: quá trình truyền dẫn của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống tài chính. Điều này có nghĩa rằng những thay đổi cấu trúc trong khu vực tài chính có thể tác động đến truyền dẫn tiền tệ. Hơn nữa, chính sách tiền tệ cũng có thể có một tác động phân phối, vì các ngân hàng riêng lẻ với các đặc điểm đặc trưng (hoặc riêng biệt) khác nhau sẽ có một phản ứng bất đối xứng đối với cú sốc tiền tệ. Do đó, việc hiểu rõ cách thức chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước được truyền dẫn vào nền kinh tế như thế nào sẽ giúp cho các nhà làm chính sách có một cái nhìn đúng đắn và những bước đi phù hợp để điều hành nền kinh tế vĩ mô theo cách có hiệu quả nhất.

1.6. Cấu trúc của bài nghiên cứu

Cấu trúc của bài nghiên cứu này gồm năm chương. Chương đầu giới thiệu về vấn đề nghiên cứu và các mục tiêu mà bài nghiên cứu này hướng đến. Chương 2 cung cấp một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết nền tảng của các kênh truyền dẫn tiền tệ

với một sự tập trung đặc biệt vào kênh cho vay ngân hàng, và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về kênh cho vay ngân hàng. Chương 3 sẽ giải thích về mô hình, cách thức thu thập dữ liệu, và phương pháp kinh tế lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu. Chương 4 trình bày và phân tích các kết quả thực nghiệm về kênh cho vay ngân hàng, cũng như các tác động kinh tế vĩ mô của kênh cho vay ngân hàng ở Việt Nam. Chương cuối cùng là kết luận và kiến nghị.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1. Tổng quan lý thuyết

2.1.1. Kênh lãi suất truyền thống và kênh tín dụng

Mishkin (1996) là một trong những nhà kinh tế đầu tiên có những nghiên cứu hệ thống về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Ngoài kênh truyền dẫn truyền thống là lãi suất theo trường phái kinh tế học Keynes, Mishkin (1996) còn phát triển lý thuyết về truyền dẫn tiền tệ thông qua các kênh khác như tỷ giá, giá cổ phần, và kênh tín dụng.

Theo kênh lãi suất truyền thống (hay kênh tiền tệ), một sự thay đổi trong lãi suất chính sách sẽ tác động đến lãi suất dài hạn, điều này lần lượt ảnh hưởng đến nền kinh tế thực bằng cách tác động đến các mức giá tương đối khác nhau trong nền kinh tế. Tầm quan trọng của cơ chế truyền dẫn lãi suất là dựa trên lãi suất thực hơn là lãi suất danh nghĩa và dựa trên lãi suất dài hạn hơn là lãi suất ngắn hạn (Mishkin, 1996). Điều quan trọng là sự cứng nhắc trong giá cả (sticky prices), tức là giá cả chậm thay đổi so với các biến động trên thị trường, do đó chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm lãi suất danh nghĩa ngắn hạn cũng làm giảm lãi suất thực ngắn hạn. Giả thuyết về cấu trúc kỳ hạn kỳ vọng rằng một mức lãi suất thực ngắn hạn càng thấp sẽ dẫn đến một sự sụt giảm trong lãi suất thực dài hạn.

Trong một cái nhìn tổng quan về các quan điểm khác nhau đối với truyền dẫn tiền tệ, Bean và cộng sự (2003) đã chỉ ra các thành phần của kênh lãi suất như sau. Thứ nhất, lãi suất càng cao và do đó chi phí vốn càng cao làm tăng lợi nhuận yêu cầu của một dự án đầu tư và làm giảm bớt các khoản chi tiêu cho đầu tư. Thứ hai, một sự gia tăng trong lãi suất làm thay đổi mức tiêu dùng: tác động của thắt chặt tiền tệ có thể được phân tích trong hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Hiệu ứng đầu là nghịch biến, vì lãi suất càng cao sẽ làm giảm giá cả tiêu dùng trong tương lai, trong

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 09/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí