Mục Tiêu, Định Hướng, Chiến Lược Phát Triển Ngành Điện


Trung tâm chi phí gặp khó trong kiểm soát công tác quản lý kỹ thuật như: Tỷ lệ dừng máy sự cố, tỷ lệ dừng máy bảo dưỡng của một số nhà máy nhiệt điện chưa đạt theo kế hoạch được giao. Do đó, trách nhiệm trung tâm cần tìm thiết bị chất lượng và độ tin cậy cao.

Trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận đối với doanh nghiệp kinh doanh điện năng gặp nhiều khó khăn khi mà các tổng công ty mua giá bán điện nội bộ EVN bán với giá khác nhau, nhưng lại do chính phủ áp thuế đầu ra với giá bán. Điều này ảnh hưởng lớn quản lý doanh thu và lợi nhuận.

Trung tâm đầu tư gặp khó khăn trong công tác kiểm soát mua sắm vật tư thiết bị, cung cấp dịch vụ phục vụ bảo dưỡng sửa chữa. Nguyên nhân chủ yếu là: (i) Công tác khảo sát, lập PAKT và dự toán chưa phù hợp với tình trạng thiết bị; (ii) Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu tại các đơn vị còn hạn chế. Do đó, trách nhiệm của các trung tâm cần kiểm soát và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được học hỏi nhằm kiểm soát chi phí được tốt hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp điện thuộc EVN đều đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư mới chỉ dừng lại ở mức độ hoàn thành dự án. Chưa thấy đánh giá hiệu quả sử dụng, chưa có cơ chế tiết kiệm hiệu quả, đồng thời chưa có cơ chế thưởng phạt trong việc nhận đầu tư mang tính chất dự báo xa.

(2) - Nguyên nhân bên ngoài

Từ phía cơ quan nhà nước: hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể dành cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng kế toán trách nhiệm. Theo luật kế toán 2015 và TT53/2006TT-BTC đưa ra hướng dẫn doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, thương mại áp dụng nhưng mới chỉ dừng lại ở mức khái quát mà chưa có chi tiết cụ thể nhất là chi tiết trong lĩnh vực điện.

Từ phía bộ công thương và các doanh nghiệp điện: Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sớm, tách bạch khâu phân phối và khâu bán lẻ điện, tách bạch chi phí điện dùng chung cho hoạt động phân phối và kinh doanh điện giúp cho kế toán trách nhiệm kiểm soát chính phạm vi của mình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 của luận án tác giả đã trình bày khái quát giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển; cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý; chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp trong tập đoàn điện lực Việt Nam; đồng thời tác giả trình bày về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh điện ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Luận án trình bày thực trạng kế toán trách nhiệm tại tập đoàn điện lực Việt Nam trong việc đánh giá chung về thực hiện kế toán trách nhiệm tại EVN; trình bày nội dung kế toán trách nhiệm thông qua 04 trung tâm: (1)- Trung tâm chi phí, (2)- Trung tâm doanh thu, (3)- Trung tâm lợi nhuận, (4)- Trung tâm đầu tư.

Luận án đưa ra kết quả phân tích các nhân tố tác động đến thực hiện kế toán trách nhiệm tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua phương pháp định lượng - SPSS. Cụ thể chuyên đề đã trình bày chi tiết về đặc điểm dữ liệu khảo sát, Kết quả thống kê mô tả biến nghiên cứu, Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo, Kết quả phân tích độ nhân tố khám phá (EFA), Kết quả phân tích tương quan, Kết quả phân tích hồi quy, Kết quả sự khác biệt về thực hiện KTTN giữa các doanh nghiệp có khác biệt về quy mô tại EVN.

Từ đó, luận án đưa ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp EVN. Đây cơ sở thực tiễn cho giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam tại chương 3.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN

3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành điện Việt Nam

Ngành Điện là một ngành kinh tế đặc biệt, có công nghệ hiện đại với kỹ thuật cao, hoàn toàn khác với các doanh nghiệp kinh doanh khác. Mục tiêu chung của ngành điện và cụ thể là đối với tập đoàn điện lực Việt Nam không chỉ là kinh doanh đơn thuần mà sâu sa là thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, an ninh quốc phòng và sinh hoạt của người dân.

Mục tiêu chung: phát triển tập đoàn điện lực Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành điện, đảm báo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, làm lòng cốt để ngành công nghiệp điện Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, xây dựng thành công hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, phục vụ khách hàng sử dụng điện với dịch vụ chất lượng ngày càng tốt hơn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển thông qua việc sử dụng tối ưu mọi nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu quản lý vận hành và đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải và phân phối, kinh doanh bán điện.

Mục tiêu cụ thể:

Đối với công ty sản xuất điện: trong lĩnh vực sản xuất, hoàn thành cơ sở dữ liệu thiết bị đối với lưới điện 110kV - 500kV đạt 100%; khối nhà máy điện đạt 80%. Các đơn vị cũng đã ứng dụng QR code để số hóa và thiết lập cơ sở dữ liệu tài sản, thiết bị, đây là cơ sở để triển khai các dịch vụ cho kiểm tra, giám sát và bảo trì bảo dưỡng thiết bị; quản lý sửa chữa theo phương pháp tiên tiến như RCM/CBM. Đồng thời xây dựng cho CBCNV trong lĩnh vực kỹ thuật 01 dashboard để khai thác dữ liệu thuận lợi nhất; nâng cấp hệ thống ứng dụng PMIS;


triển khai các trung tâm giám sát bảo dưỡng online; triển khai quản lý nhiên liệu tối ưu tại tất cả các nhà máy nhiệt điện….

Đối với công ty truyền tải và phân phối điện: (1) - Đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam. Năm 2020 sản lượng điện truyền tải đạt khoảng 225 tỷ kWh, năm 2025 đạt khoảng 351 tỷ kWh, năm 2030 đạt khoảng 502 tỷ kWh, năm 2040 đạt khoảng 774 tỷ kWh. (2) - Đầu tư và phát triển hệ thống truyền tải điện hiện đại, đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định với độ tin cậy cao và đảm bảo an ninh lưới điện. (3) - Phát triển liên kết lưới điện để tận dụng hiệu quả khai thác tài nguyên và vận hành hệ thống truyền tải điện. Xây dựng lưới điện liên kết với Lào và các nước trong khu vực với mục tiêu đến năm 2020 nhập khẩu khoảng 1.000 MW, năm 2025 khoảng 3.000 MW và đến năm 2030 khoảng 5.000 MW. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực quản lý vận hành, dịch vụ kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp tầm cỡ khu vực, châu lục và thế giới để có thể xuất khẩu các dịch vụ này sang các nước khác…

Trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng điện toàn quốc có xu hướng giảm do đại dịch Covid-19 điều này là do sự dịch chuyển về cơ cấu tiêu thụ điện và chuyển dịch ngành trong nền kinh tế. Mục tiêu giai đoạn 2021-2030-2045 tăng trưởng GDP bình quân 5,7%/ năm. Trong giai đoạn quy hoạch hệ thống điện Việt Nam sẽ có quy mô rất lớn với công suất phụ tải đạt cực đại dự báo tăng từ khoảng gần 40GW hiện nay lên 84GW năm 2030 và 151MW vào năm 2045, các nguồn pin tích trữ năng lượng và thủy điện tích năng, các nguồn nhiệt điện linh hoạt ICE, SCGT sẽ được đưa vào hệ thống để đảm bảo dự phòng và tích hợp năng lượng tái tạo biến đổi. Hệ thống điện trong giai đoạn tới sẽ có cơ cấu nguồn phức tạp hơn hiện nay rất nhiều, cần tăng cường năng lực điều độ và dự báo nguồn NLTT biến đổi. Khối lượng lưới điện truyền tải sẽ tăng gấp hơn 2 lần vào 2030 và gấp hơn 4 lần vào năm 2045 so với hiện nay, có khả năng sẽ xuất hiện lưới điện 1 chiều siêu cao áp đến 800kV là thách thức và mục tiêu cho ngành điện.


Bảng 3.1. Khối lượng điện truyền tải dự kiến đến năm 2045


Nguồn Viện năng lượng bộ công thương Đề án phát triển lưới điện 1

(Nguồn: Viện năng lượng, bộ công thương)

Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam đã được phê duyệt tại quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 08/11/2012. Theo đó sự phát triển của lưới điện thông minh (smart grids), microgrids, các yêu cầu cải tiến công nghệ, điều khiển từ xa, tối ưu hóa vận hành hệ thống thông qua cải tiến dữ liệu, áp dụng trí tuệ nhân tạo trong vận hành hệ thống sẽ tăng lên theo thời gian. Đây là sự nâng cấp và cập nhật từ hệ thống điện hiện có bằng công nghệ đo lường, điều khiển và bảo vệ kỹ thuật số với hệ thống truyền thông hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu về độ tin cậy, an toàn, chất lượng điện, tiết kiệm năng lượng và là một trong những mục tiêu chính của ngành điện.

Đối với công ty kinh doanh điện:

(1)- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc;

(2)- Triển khai có hiệu quả các đề án giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện;

(3)- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị rà soát toàn bộ lưới điện, thực hiện các biện pháp và các đề án đảm bảo vận hành an toàn, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện đặc biệt là các giải pháp đảm bảo cấp điện tại các thời kì nắng nóng, cao điểm và thiếu hụt nguồn điện;

(4)- Thực hiện các phương án SXKD của tổng công ty đảm bảo mục tiêu đề ra trong năm 2022;

(5)- Có các giải pháp hiệu lực, hiệu quả trong công tác an toàn lao động, ngăn chặn các nguy cơ và không để xảy ra các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng;


(6)- Phân bổ công suất nguồn điện giữa các vùng, tiểu vùng và tỉnh thành phố, đồng thời cần dựa trên cơ cấu nguồn điện từ chương trình mô phỏng tối ưu cũng như các ràng buộc khác về nguồn - lưới điện và các tiêu chí phát triển nguồn điện. Nhằm đảm bảo quá trình phân phối và sử dụng điện ở các vùng miền trên cả nước được tối ưu hoá.

Bảng 3.2: Cân bằng công suất theo tổng quy mô nguồn điện hiện trạng và đã đăng ký tại các vùng đến năm 2030, 2045

Nguồn Cổng thông tin bộ công thương 3 1 2 Định hướng phát triển ngành 2

(Nguồn: Cổng thông tin bộ công thương)

3.1.2. Định hướng phát triển ngành điện Việt Nam

Ngành điện là ngành hạ tầng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính


sách, nguồn lực để đầu tư thích đáng cho phát triển ngành điện với mục tiêu phát triển điện phải đi trước một bước để phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Do vậy, EVN phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, tích cực tham gia vào xây dựng định hướng chiến lược phát triển ngành điện, phát triển năng lượng, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ tới.

Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đánh giá việc phát triển ngành năng lượng nói chung và phân ngành điện nói riêng như sau: “Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo của tổ quốc”.

Định hướng thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam là thị trường toàn phần, điều độ tập trung. Theo lộ trình được phê duyệt, đến hết 2020 toàn bộ các cơ chế cho giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh cần được hoàn thiện và ban hành để thực hiện đầy đủ Quyết định số 8266/QĐ-BCT ngày 10/08/2015 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam. Đây là một trong những định hướng phát triển ngành điện trong giai đoạn hiện nay.


Hình 3.1.: Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh


Nguồn Viện năng lượng bộ công thương 3


(Nguồn: Viện năng lượng, bộ công thương)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023