Mục Tiêu Hoạt Động Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam


Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;

Xuất nhập khẩu điện năng;

Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;

Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có:

+ 03 Tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3)

+ 09 công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng

+ 05 tổng công ty điện lựckinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT).

2.1.2. Mục tiêu hoạt động tập đoàn điện lực Việt Nam

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 12

EVN là một trong những ngành công nghiệp hiện đại xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam, được phát triển mạnh sau khi đất nước giành độc lập, đến nay điện lực đã trở thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Mục tiêu mà EVN hướng đến trong hoạt động sản xuất, truyền tải phân phối và kinh doanh điện năng đó là:


Kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nước giao.

Giữ vai trò trung tâm để phát triển Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; sản xuất, kinh doanh điện năng, tư vấn điện là ngành, nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

EVN tin tưởng rằng các thành quả cao nhất của EVN luôn đạt được trên nền tảng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao nhất, đảm bảo phát triển bền vững. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của EVN bao gồm: An toàn, đoàn kết, nhân văn, trung thực, minh bạch.

“EVN Thắp sáng niềm tin” sẽ thúc đẩy EVN trở thành một thương hiệu luôn được khách hàng và cộng đồng tin tưởng. EVN quyết tâm thực hiện mục tiêu không ngừng đóng góp cho cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi người Việt Nam bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ điện ngày càng hoàn thiện. Đồng thời, EVN truyền đi thông điệp cam kết thực thi các giá trị văn hóa, không ngừng phấn đấu nỗ lực để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Chính phủ, của khách hàng, đối tác, người lao động và cộng đồng xã hội...Các giá trị cốt lõi của EVN bao gồm 5 giá trị: Niềm tin, Chất lượng, Tiên phong, Sáng tạo, Trách nhiệm.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý trong Tập đoàn điện lực Việt Nam

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý trong Tập đoàn điện lực như Hình 2.1.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức tập đoàn điện lực Việt Nam


Ban chiến lược phát triển

Hội đồng thành viên

Ban tổng hợp

Ban kiểm soát nội bộ và giám sát tài chính

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám

Phó Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc


Phó Tổng giám đốc

Ban

Kỹ thuật - SX

Ban

Tổ chức và nhân sự

Ban

Viễn thông&CNTT


Ban KHCN&MT

Ban Kế hoạch

Ban

Kiểm tra-Thanh tra


Ban An toàn


Ban Kinh doanh

Ban Pháp chế


Ban Quản lý đầu tư

Ban Truyền thông


Ban TCKT


Văn phòng

Ban

Quản lý đấu thầu

Ban

Quan hệ Quốc tế


Ban

Thị trường Điện


1. Công ty Thủy điện Hòa Bình;

2. Công ty Thủy điện Ialy; 3. Công ty Thủy điện Trị An;

4. Công ty Thủy điện Tuyên Quang;

5. Công ty Phát triển Thủy điện Se San;

6. Công ty Thủy điện Sơn La

Ban

Quản lý xây dựng


Đơn vị thuộc Công ty Mẹ

7. Công ty Thủy điện Hoại Quảng-Bản chất;

8. Công ty Nhiệt điện Thái Bình;

9. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

10/11/12. Ban QL Dự án Điện 1,2,3

Ban

QL Đầu tư Vốn


13. Công ty Mua bán Điện;

14. Trung tâm Điều Độ Hệ thống điện Quốc gia;

15. Trung tâm Thông tin Điện Lực;

16. Công ty Viễn Thông Điện Lực và CNTT;

17. BQL DA ĐTXD và Công nghệ EVN;

18. Trung tâm Dịch vụ Sửa chữa EVN



CTC do EVN nắm giữ 100% Vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV)

1.TCT Phát điện 1

2. TCT Truyền tải điện Quốc gia

3. TCT Điện Lực Miền Bắc

4. TCT Điện Lực Miền Trung

5. TCT Điện Lực Miền Nam

6. TCT Điện Lực TP Hà Nội

7. TCT Điện Lực TP HCM

8. Công ty TNHH MTV Nhiệt Điện Thủ Đức


Công ty do EVN nắm giữ trên 50% Vốn điều lệ hoặc nắm giữ quyền chi phối khác

1.TCT Phát điện 2

2. TCT Phát điện 3

3. TCT Thiết bị điện Đông Anh-CTCP

4. CTCP Tư Vấn Xây dựng điện 1

5. CTCP Tư Vấn Xây dựng điện 2

6. CTCP Tư Vấn Xây dựng điện 3

7. CTCP Tư Vấn Xây dựng điện 4



Công ty EVN nắm giữ dưới 50% Vốn điều lệ: CTCP Năng Lượng Vĩnh Tân 3

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính EVN)


2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện Lực VN

Hội đồng thành viên EVN:

Hội đồng thành viên EVN là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại EVN; thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại EVN và thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do EVN làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho EVN. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của EVN sau khi được Bộ Công Thương thông qua theo quy định của pháp luật. Quyết định giá mua, bán điện giữa EVN với các Tổng công ty Điện lực và các đơn vị phát điện trong phạm vi khung giá bán buôn điện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật điện lực và các văn bản pháp luật liên quan trong giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh. Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giá mua, bán điện giữa EVN với các Tổng công ty Điện lực và các đơn vị phát điện thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành EVN tuân thủ đúng quy định của… pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu nhà nước; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của EVN có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu nhà nước về việc EVN hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu nhà nước giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.

Tổng giám đốc EVN:

Tổng giám đốc EVN là Người đại diện theo pháp luật của EVN; điều hành hoạt động hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên EVN phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên EVN và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thuê, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh theo phân cấp. ổ


chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư và các hoạt động hàng ngày; kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các đơn vị thành viên. Thực hiện các nhiệm vụ khác…

Các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng:

Phó Tổng giám đốc EVN giúp tổng giám đốc EVN điều hành EVN theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc EVN; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc EVN và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Kế toán trưởng EVN có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của EVN; giúp tổng giám đốc EVN giám sát tài chính tại EVN theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc EVN và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mua bán điện năng tại đơn vị quản lý…

Ban kiểm soát và Kiểm soát viên:

Ban kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm, thành lập. Quyền và trách nhiệm, chế độ làm việc của Ban kiểm soát; miễn nhiệm, cách chức, tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Kiểm soát viên và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của EVN; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên EVN, thành viên Hội đồng thành viên EVN, Tổng giám đốc EVN khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của EVN, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ EVN. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các bên tại EVN…

Bộ máy giúp việc của EVN:

Bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên EVN: Căn cứ vào yêu cầu, đặc thù của EVN, Hội đồng thành viên EVN có thể thành lập một số ban tham mưu, giúp


việc Hội đồng thành viên EVN. Bộ máy giúp việc điều hành EVN: Gồm có Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên EVN, Tổng giám đốc EVN trong quản lý, điều hành EVN và Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng giám đốc EVN quyết định sau khi được Hội đồng thành viên EVN chấp thuận; thực hiện chức năng nhiệm vụ để thực hiện toàn bộ quá trình kinh doanh của hoạt động điện năng…

2.1.5. Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam

EVN có tầm ảnh hưởng lên toàn ngành điện khi chiếm tới 60% nguồn phát điện, độc quyền truyền tải và bán lẻ điện năng. Ngành nghề kinh doanh chính của EVN là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng. Do đó, tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp thuộc EVN được hiểu phân thành 03 nhóm các doanh nghiệp hoạt động chính.

(1)- Nhóm về sản xuất điện năng như: EVNGENCO1, 2, 3; và các đơn vị trực thuộc công ty mẹ về thuỷ điện, nhiệt điện... Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến người tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng. Để thực hiện sản xuất điện năng và đầu tư phát triển nguồn điện thì trách nhiệm chính là do sự đảm nhiệm của các công ty thuỷ điện, công ty nhiệt điện và các ban quản lý dự án nhiệt điện, thuỷ điện… Các nhà máy nhiệt điện hiện có và đang xây dựng của EVN đều là ngưng hơi thuần tuý, sử dụng lò hơi tuần hoàn tự nhiên. Đối với các trạm thuỷ điện có công suất nhỏ hơn 100kW/ trạm và lớn hơn 100kW/ trạm. Chức năng nhiệm vụ chính của các đơn vị điện này là sản xuất điện. Để sản xuất điện thì các đơn vị điện lực tiến hành sản xuất điện từ nước, điện nguyên tử, điện từ than, điện từ gió và từ mặt trời. Điện năng giúp cho hệ thống tự động hóa trong nhà máy sản xuất vận hành ổn định; giúp hệ thống máy móc hoạt động hiệu quả, năng suất cao, giảm bớt sức tiêu tốn lao động và thời gian; việc sử dụng điện năng hàng ngày là nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của con người…


(2)- Nhóm về truyền tải và phân phối điện năng như: Tổng công ty truyền tải điện quốc gia, và các đơn vị trực thuộc… Chức năng chính của các đơn vị điện lực này là truyền tải điện năng thông qua công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và các ban quản lý dự án truyền tải điện, công ty dịch vụ kỹ thuật truyển tải điện… Truyền tải điện năng thông qua sự vận hành lưới điện là đường dây 220kV và 500kV, và các trạm biến áp 220kV và 500kV. Với các cấp điện khác nhau như cấp điện áp xoay chiều: Hạ áp: 3kV, 6 kV, 10kV, 15kV, 20kV, 22kV, 30kV, 35kV; Trung áp 60kV, 66kV, 75kV, 110kV, 135kV, 150kV; Cao áp 230kV, 375kV; Siêu cao áp: 400kV, 500kV, 735kV, 750kV, 1150kV. Cấp điện áp một chiều: ±100kV, ±250kV,

±400kV, ±500kV, ±750kV…

(3)- Nhóm về kinh doanh mua bán điện năng: EVN NPC, EVN CPC, EVN SPC, EVN HaNoi, EVN HCMC… Việc kinh doanh điện năng của các tổng công ty phân phối điện thông qua các đơn vị điện lực cấp 2, 3; thông qua công nghệ đọc chỉ số công tơ cơ, công tơ điện tử đo xa, công tơ điện tử đo gần. Dữ liệu sau khi cán bộ điện lực thu thập được sẽ được nhập lên phần mềm quản lý, bộ phận điều hành sẽ xuất toàn bộ bảng kê công tơ đồng thđội quản lý xác nhận số liệu và phòng kinh doanh các công ty điện lực ký bảng kê, lập hoá đơn trên phần mềm (CMIS). Sau khi lập hóa đơn, công ty điện lực sẽ gửi tin nhắn SMS tới toàn bộ khách hàng số tiền phải trả trong tháng. Trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận trong dây chuyền (ghi chỉ số, kiểm tra, phúc tra chỉ số công tơ, lập hoá đơn tiền điện, thu tiền điện, giải quyết khiếu nại...) được phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể với từng bộ phận.

2.1.6. Đặc điểm tính chất quản lý, hoạt động của doanh nghiệp thuộc tập đoàn EVN và ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp thuộc EVN.

Kinh doanh điện năng không giống như kinh doanh các mặt hàng khác. Muốn bán điện cho khách hàng, các công ty điện phải đưa điện năng đến tận nơi tiêu dùng thông qua hệ thống lưới điện phân phối. Chính vì lẽ đó, hệ thống lưới phân phối điện phải trải khắp địa bàn trên đất nước (T. T. Nga, 2021).

Thứ nhất, điện là sản phẩm vô hình hay còn là hàng hóa đặc biệt. Sản xuất hàng hóa trên tinh thần là sản phẩm trao ngay. Quá trình sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện diễn ra đồng thời (T. T. Nga, 2021). Do đó, các chi phí phát sinh liên quan


quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng khó kiểm soát. Đối với các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư bao gồm các chi phí phát sinh tại các doanh nghiệp điện khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng bởi trách nhiệm phân cấp, phân quyền tại các trung tâm. Khi nhắc tới trung tâm chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất như: Chi phí sản xuất điện; đối với doanh nghiệp truyền tải điện như: Chi phí sủa chữa tài sản cố định, chi phí khắc phục sự cố, chi phí phát điện; đối với doanh nghiệp phân phối và kinh doanh mua bán điện năng như: Chi phí mua bán điện năng. Kiểm soát và phân rõ quyền hạn đối với trung tâm doanh thu điện của EVN cho các tổng công ty, hay là doanh thu điện các điện lực đơn vị cấp II đơn người tiêu dùng... còn chưa rõ ràng.

Thứ hai, tại Việt Nam quá trình phân phối điện đến người dân thông qua quá trình sản xuất điện; hệ thống truyền tải điện 220kV, 500kV; hệ thống phân phối điện qua các trạm biến áp 110kV, 35kV, 22kV đến tay khách hàng. Kiểm soát các trung tâm chi phí liên quan đến các chi phí phát sinh trong quá trình phân phối điện như chi phí tổn thất điện, chi phí tổn thất thương mại... gắn liền trách nhiệm trung tâm chi phí với các trưởng phòng chi phí nhằm phân cấp, phân quyền trách nhiệm trung tâm chi phí các doanh nghiệp thuộc EVN giúp cho chi phí được minh bạch và chuẩn hóa hơn.

Thứ ba, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận thông qua sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên đối với ngành điện không khuyến khích tăng doanh thu, tăng sản lượng điện thương phẩm. Việc kiểm soát doanh thu và gắn trách nhiệm với trung tâm doanh thu là một bài toán khó cho các cấp quản lý - cấp trung gian và cấp cao tại các doanh nghiệp thuộc EVN. Do đó, trách nhiệm của trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận muốn tăng lợi nhuận thì cần tiết kiệm và cắt giảm chi phí tại các trung tâm chi phí: Như cắt giảm chi phí liên quan thủ tục hành chính, giảm chi phí nhân sự ở các bộ phận không cần thiết, kiểm soát tách bạch chi phí trong khâu phát điện-truyền tải điện...

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí