Các Loại Báo Cáo Trách Nhiệm Của Trung Tâm Doanh Thu


Báo cáo chi phí theo nhóm hàng/ lô hàng

(Chỉ tiêu phi tài chính)

Tháng……..


Chỉ tiêu

Chi phí dự toán

Chi phí thực tế

Tỷ lệ nhân viên tham gia lớp đào tạo



Chỉ số chất lượng sản phẩm hàng hóa



……………….

……..

……

Cộng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 10

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)

Báo cáo này được lập căn cứ vào số dự toán và số thực tế chi phí theo từng nhóm hàng/lô hàng. Tùy theo yêu cầu quản trị mà báo cáo chi phí có thể được lập theo tuần, tháng quý, năm.

1.3.2. Đo lường và báo cáo của trung tâm doanh thu

1.3.2.1. Các chỉ tiêu đo lường của Trung tâm doanh thu

Để đánh giá hiệu quả của chỉ tiêu doanh thu bán hàng, trước hết cần so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự toán theo các tiêu thức đã dự toán để xác định chênh lệch, đồng thời tìm nguyên nhân chênh lệch và phân biệt nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan để có biện pháp phù hợp nhằm tăng doanh thu bán hàng. Khi đánh giá tình hình thực hiện dự toán doanh thu, tiến hành so sánh doanh thu thực hiện với dự toán để xác định chênh lệch và tìm nhân tố ảnh hưởng như khối lượng hàng bán, đơn giá hàng bán

DT – DD = D = L + K + G

Trong đó: DT là doanh thu thực hiện; DD là doanh thu dự toán;

D là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và doanh thu dự toán;

Sau đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu để có kết luận đúng đắn về tình hình thực hiện dự toán doanh thu. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu gồm:

-Nhân tố ảnh hưởng về số lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán: (L )

L = (LT- LD) x KTGT


-Nhân tố kết cấu sản phẩm, hàng hóa đã bán (K)

K = (KT- KD) x LTGT

-Nhân tố giá bán sản phẩm, hàng hóa (G ).

G = (GT- GD) x LTKT

Trong đó: LT; LD lần lượt là số lượng hàng bán thực hiện và dự toán; KT; GD lần lượt là kết cấu hàng bán thực hiện;

GT; GD lần lượt là giá bán thực hiện và giá bán dự toán;

Trong điều kiện bình thường, doanh thu bán hàng tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra, nghĩa là khi số lượng hàng hóa, sản phẩm bán ra tăng( giảm) sẽ làm cho tổng doanh thu tăng (giảm);

Khi kết cấu hàng bán ra thay đổi, tăng (giảm) những sản phẩm, hàng hóa có giá bán cao (thấp) sẽ làm cho tổng doanh thu tăng (giảm) và ngược lại;

Khi tỷ giá bán bình quân của các loại sản phẩm, hàng hóa tăng ( giảm) sẽ làm cho tổng doanh thu tăng (giảm) và ngược lại.

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực hiện – Doanh thu dự toán

Để đánh giá đối với các chỉ tiêu phi tài chính tại trung tâm doanh thu, cần so sánh chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu dự toán. Ví dụ, đánh giá chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng trưởng các hợp đồng bán hàng. Trường hợp này cần xem xét trên 2 góc độ: số lượng hợp đồng và giá trị của hợp đồng. Nếu tỷ lệ này tăng lên ở cả 2 phương diện số lượng và giá trị thì đó là biểu hiện tốt, còn ngược lại hoặc chỉ hoàn thành trên một phương diện thì cần xem xét cụ thể để có đánh giá chính xác.

1.3.2.2. Các loại Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu phản ánh doanh thu thực tế so với dự toán và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình thực hiện dự toán doanh thu theo những tiêu thức quản trị nhất định. Nếu yêu cầu quản trị doanh thu theo nhóm hàng thì cần xác định nhân tố ảnh hưởng như số lượng hàng bán ra từng nhóm hàng, đơn giá bán bình quân và kết cấu hàng bán. Nếu yêu cầu quản trị doanh thu theo địa điểm kinh doanh thì cần xác định nhân tố tương ứng theo từng địa điểm…Như vậy, tại các trung tâm doanh thu sẽ có các báo cáo sau:

- Báo cáo doanh thu theo nhóm hàng;


- Báo cáo doanh thu theo địa điểm kinh doanh;

………….

Trên cơ sở báo cáo của trung tâm doanh thu, nhà quản trị nắm được tình hình thực hiện doanh thu theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.


Bảng 1.3. Báo cáo trách nhiệm doanh thu theo nhóm hàng/ lô hàng

(Chỉ tiêu tài chính)

Tháng……..


Chỉ tiêu

Doanh thu

dự toán (1)

Doanh thu

thực tế (2)

Chênh

lệch (1-2)

Do ảnh hưởng

Nhân tố lượng

Nhân tố giá

Nhóm hàng…..






Nhóm hàng…..






……………….

……..

……

…….

……

…..

Cộng






(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)

Báo cáo doanh thu theo nhóm hàng/ lô hàng

(Chỉ tiêu phi tài chính)

Tháng……..


Chỉ tiêu

Doanh thu dự toán

Doanh thu thực tế

Biến động/

Chênh lệch

Tỷ lệ tăng trưởng hợp

đồng bán hàng




Tỷ lệ nhân viên bán hàng

được cập nhật kiến thức




……………….

……..

……


Cộng




(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)

Báo cáo này được lập căn cứ vào số dự toán và số thực tế doanh thu bán hàng theo từng nhóm hàng. Tùy theo yêu cầu quản trị mà báo cáo doanh thu có thể được lập theo tuần, tháng quý, năm.


1.3.3. Đo lường và báo cáo của trung tâm lợi nhuận

1.3.3.1. Các chỉ tiêu đo lường của Trung tâm lợi nhuận

Để đánh giá đối với các chỉ tiêu tại trung tâm lợi nhuận, cần so sánh các chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu dự toán để xác định chênh lệch và tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán lợi nhuận.

LNT – LND = LN = L + K + t

Trong đó: LNT là lợi nhuận thực hiện; LND là lợi nhuận dự toán;

LN là chênh lệch lợi nhuận thực hiện và lợi nhuân dự toán Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận gồm:

- Nhân tố số lượng hàng hóa đã bán (L)

L = ( LT- LD ) x KTtT

-Kết cấu hàng hóa đã bán (K)

K = (KT- KD) x LTtT

-Tỷ suất lợi nhuận từng lô hàng đã bán (t ).

t = ( tT – tD) x LTKT

Trong điều kiện bình thường, khi số lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra tăng (giảm) sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng (giảm);

Khi kết cấu hàng bán ra thay đổi sẽ có 2 hướng: (1). Nếu doanh nghiệp bán ra nhiều nhóm sản phẩm, hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ làm cho lợi nhuận tăng và (2) Nếu doanh nghiệp bán tra nhiều nhóm sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ làm cho tổng lợi nhuận giảm;

Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân của các loại sản phẩm, hàng hóa tăng (giảm) sẽ làm cho tổng lợi nhuận thu được tăng (giảm) và ngược lại.

Để đánh giá đối với các chỉ tiêu phi tài chính tại trung tâm lợi nhuận, cần so sánh chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu dự toán. Ví dụ, đánh giá chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ cải tiến mẫu mã hàng hóa. Nếu chỉ tiêu này thực hiện cao hơn dự toán, nghĩa là


doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng cải tiến mẫu mã hàng xuất khẩu phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở từng thị trường nên sẽ làm tăng thêm lợi nhuận. Điều này cần được phát huy…Ngược lại, cần tìm nguyên nhân để đề ra giải pháp khắc phục kịp thời.Điều này cần được phát huy…

1.3.3.2. Các loại Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo trách nhiệm của TTCP phản ảnh tình hình thực hiện dự toán lợi nhuận, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình thực hiện dự toán lợi nhuân. Tùy theo yêu cầu quản trị, báo cáo lợi nhuận tại TTLN có thể bao gồm:

- Báo cáo lợi nhuận theo nhóm hàng/lô hàng;

- Báo cáo lợi nhuận theo địa điểm kinh doanh; v.v.

Bảng 1.4. Báo cáo lợi nhuận theo nhóm hàng/ lô hàng

(Chỉ tiêu tài chính)

Tháng……..

Đơn vị tính:…..



Chỉ tiêu

Lợi nhuận

dự toán

Lợi nhuận

thực tế

Chênh lệch

Số tiền

%

Nhóm hàng…..





Số lượng tiêu thụ





Doanh thu





Biến phí





Lãi trên biến phí





Chi phí cố định





Lợi nhuận






Báo cáo lợi nhuận theo nhóm hàng/ lô hàng

(Chỉ tiêu phi tài chính)

Tháng……..

Đơn vị tính:…..



Chỉ tiêu


Dự toán


Thực tế

Biến động/

Chênh lệch

Tỷ lệ nhân viên tham gia lớp

đào tạo




Chỉ số chất lượng sản phẩm

hàng hóa




……………….

……..

……

……

Cộng




(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)

Báo cáo này được lập căn cứ vào số dự toán và số thực tế lợi nhuận theo từng nhóm hàng/lô hàng. Tùy theo yêu cầu quản trị mà báo cáo lợi nhuận có thể được lập theo tuần, tháng quý, năm.

1.3.4. Đo lường và báo cáo của trung tâm đầu tư

1.3.4.1. Các chỉ tiêu đo lường của Trung tâm đầu tư

Cuối kỳ kinh doanh hoặc bất kỳ lúc nào nhà quản trị cần có số liệu phục vụ cho việc ra quyết định, bộ phận chuyên môn cần tính toán, đánh giá các chỉ tiêu thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu thực hiện với dự toán để xem xét chênh lệch và ảnh hưởng của từng nhân tố. Ví dụ:

ROIT – ROID = ROI = L + K + t

Trong đó: ROIT là tỷ suất đầu tư hoàn vốn thực hiện; ROID là tỷ suất hoàn vốn đầu tư dự toán;

ROI là chênh lệch tỷ suất đầu tư thực hiện với dự toán

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán của chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư gồm:


- Nhân tố lợi nhuận bình quân của từng loại SP, hàng hóa (Lb )

Lb = ( LbT- LbD ) x KTVbT

-Kết cấu hàng hóa đã bán (K )

K = (KT- KD) x LbTVbT

-Tổng số vốn sử dụng bình quân (Vb ).

Vb = (VbT – VbD) x LbTKT

Khi lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hóa bán ra tăng (giảm) sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất hoàn vốn đầu tư, làm cho tỷ suất hoàn vốn đầu tư tăng (giảm) cùng chiều.

Khi kết cấu của từng loại sản phẩm, hàng hóa bán ra thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất hoàn vốn đầu tư, cụ thể là khi tăng (giảm) những loại sản phẩm, hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao (thấp) sẽ làm cho tỷ suất đầu tư tăng (giảm) cùng chiều. Nếu trong kỳ, doanh nghiệp tăng cường bán ra những loại sản phẩm, hàng hóa tỷ suất lợi nhuận cao trên cơ sở tiết kiệm chi phí làm cho tỷ suất hoàn vốn đầu tư tăng cao.

Khi tổng vốn sử dụng bình quân của từng loại sản phẩm, hàng hóa tăng (giảm) sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất hoàn vốn đầu tư, làm cho tỷ suất hoàn vốn đầu tư giảm (tăng) ngược chiều. Nếu cùng số vốn như nhau mà lợi nhuận đem lại cao hơn dẫn đến tỷ suất hoàn vốn đầu tư tăng thì điều đó có nghĩa là việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Để đánh giá đối với các chỉ tiêu phi tài chính tại trung tâm đầu tư, cần thiết phải so sánh các chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu dự toán của các chỉ tiêu này. Ví dụ, khi xem xét mức độ hài lòng của nhà đầu tư về khả năng sinh lời tại trung tâm đầu tư hay toàn doanh nghiệp tốt hay không tốt phải so sánh tỷ lệ hài lòng của các nhà đầu tư kỳ thực hiện với tỷ lệ này kỳ dự toán. Nếu tỷ lệ này ≥ 0, nghĩa là mức độ hài lòng của nhà đầu tư về khả năng sinh lời tốt hơn, cần được phát huy và ngược lại nếu tỷ lệ này ≤ 0, nghĩa là mức độ hài lòng của nhà đầu tư chưa được như mong muốn của doanh nghiệp. Điều này có thể xem xét quá trình lập dự toán đã đúng và chính xác chưa hoặc trong quá trình thực hiện còn khiếm khuyết ở điểm nào để kịp thời khắc phục.


1.3.4.2. Các loại báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.

Báo cáo trách nhiệm của TTĐT phản ánh tình hình thực tế so với dự toán về các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của trung tâm này. Qua đó nhà quản trị nắm được mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Đây là báo cáo quan trọng nhất đối với nhà quản trị cấp cao trong DN. Trên cơ sở báo cáo này, nhà quản trị có chế độ khen thưởng phù hợp với những kết quả của các bộ phận hay cá nhân trong doanh nghiệp.

Bảng 1.5. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

(Chỉ tiêu tài chính)

Tháng……..


Chỉ tiêu

Năm N

Năm N-1

Chênh lệch

Số tiền

%

ROA





ROE





ROI





RI





Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

(Chỉ tiêu phi tài chính)



Chỉ tiêu


Năm N


Năm N-1

Biến động/ Chênh lệch

Tỷ lệ nhà đầu tư hài lòng

với tỷ lệ lợi nhuận




Số lượng dự án mới




……………….

……..

……


Cộng




(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)

Báo cáo này được lập căn cứ vào số dự toán và số thực tế theo các chỉ tiêu như trên. Tùy theo yêu cầu quản trị mà báo cáo của trung tâm đầu tư có thể được lập theo tháng quý, năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023