Thực Trạng Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cp Xăng Dầu Dầu Khí Hà Nội


rộng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư TSCĐ như xây dựng nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải… Như vậy, khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng thì số lượng TSCĐ cũng tăng lên dẫn tới việc quản lý, ghi nhận và theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ càng khó khăn và phức tạp hơn

Bên cạnh những cơ hội là những thách thức mà công ty phải đối mặt là giá trị quyền sử dụng đất trong nước ngày một tăng cao, cơ hội phát triển CHXD theo mô hình chuẩn của Nhà nước dưới hình thức xây mới ngày càng thu hẹp đặc biệt tại các khu vực thành phố lớn. Chính vì vậy, để đầu tư một CHXD mới Công ty phải đối mặt với khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nhất là trong giai đoạn kinh doanh khó khăn hiện nay.

Trình độ quản lý và trình độ lao động

Quan điểm và nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến kế toán TSCĐ. Với những nhà quản trị có trình độ quản lý tốt thì nhu cầu đòi hỏi cung cấp thông tin sẽ đa dạng hơn, do đó họ thường có nhu cầu tổ chức công tác kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin để ra quyết định phù hợp. Tùy thuộc vào quan điểm và nhận thức của nhà quản trị mà có quyết định đầu tư TSCĐ như thế nào, đi mua hay đi thuê? Việc trích khấu hao TSCĐ phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản trị là thận trọng hay mạnh dạn, quyết định khấu hao nhanh hay chậm? Quyết định đầu tư bằng nguồn vốn nào. Tất cả các quyết định của nhà quản trị liên quan đến TSCĐ đều ảnh hưởng đến việc ghi nhận TSCĐ trong từng trường hợp tương ứng. Nếu nhà quản trị có trình độ nhận thức tốt thì các quy chế về quản lý, đầu tư và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp sẽ được xây dựng một cách khoa học và hợp lý.

Trình độ nhân viên kế toán: Nguồn lực con người luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đối với kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng, năng lực và trình độ của nhân viên kế toán là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác kế toán. Đối với Công ty PVOIL Hà Nội, trình độ, năng lực của nhân viên kế toán trong công ty ngày một được nâng cao, Công ty thường


xuyên mở các lớp huấn luyện đào tạo, cập nhật các kiến thức và văn bản kịp thời đến nhân viên nắm bắt và am hiểu về mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, linh hoạt trong việc xử lý thông tin và phối hợp tốt với các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô, số lượng công việc ngày càng gia tăng, mà không được bổ sung nhân sự dẫn đến một nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành. Chẳng hạn như, một kế toán phải kiêm nhiệm vai trò kế toán nhiều chi nhánh, hay kế toán tổng hợp kiêm nhiệm kế toán TSCĐ… Khi khối lượng công việc gia tăng, đặc biệt thời điểm cuối tháng/quý/năm, các kế toán viên phải xử lý nhiều phần hành cùng lúc có thể dẫn đến không kiểm soát hết được thông tin báo cáo dẫn đến việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị không kịp thời, chất lượng thông tin không chính xác.

Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam

Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam về tài sản cố định sau nhiều lần cải cách, sửa đổi và bổ sung đã đạt được sự hài hòa tương đối so với Chuẩn mực kế toán quốc tế và các kế toán ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc. Sự hài hòa trong kế toán TSCĐ của Việt Nam với thông lệ quốc tế và các nước phát triển đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp yên tâm mở rộng mạng lưới phân phối trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những cơ hội đó là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, đòi hỏi các kế toán trong doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, tiếp thu những thay đổi về chính sách, quyết định của Nhà nước để kịp thời đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của nhà quản lý.

Từ năm 2000 đến nay, là giai đoạn tiếp tục cải cách, đổi mới hệ thống kế toán nhằm hoàn thiện các chính sách quản lý kinh tế, phục vụ công cuộc hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Sự bổ sung hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong giai đoạn này được đánh dấu bằng những văn bản pháp quy hết sức quan trọng, bao gồm: Chuẩn mực kế toán số 03 và 04 - Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cùng với việc ban hành chuẩn mực kế toán, Bộ tài chính đã ban hành nhiều thông tư, nghị định nhằm sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và trích khấu


hao TSCĐ. Văn bản pháp luật gần đây nhất hiện đang áp dụng cho các doanh nghiệp về chế độ kế toán và hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ là Thông tư 45/2013/TT/BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014. Theo đó, việc tính và trích khấu hao TSCĐ được đổi mới theo hướng tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao và thu hồi vốn tái đầu tư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và hạch toán TSCĐ còn có nhiều điểm không thống nhất, chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng. Tại doanh nghiệp, có nhiều đơn vị trực thuộc, nhiều nghiệp vụ kinh tế đặc thù, số lượng và chủng loại được đầu tư lớn, do đó nếu những quy định về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp không rõ ràng và đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng cung cấp thông tin TSCĐ chồng chéo hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về hiện trạng của tài sản cố định; các giao dịch tăng, giảm TSCĐ; tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Do vậy, cần thiết phải thiết lập một hành lang pháp lý cho công tác kế toán tại các doanh nghiệp trong đó có kế toán tài sản cố định

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến hiện đại trong những dây chuyền sản xuất, thiết bị quản lý trong kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng đe doạ các doanh nghiệp về sự tụt hậu của chất lượng máy móc đã đầu tư trước đó. Thậm chí, có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư, mua sắm TSCĐ trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong giai đoạn trước đầu tư, mua sắm TSCĐ, bộ phận kế toán TSCĐ phải có sự kết hợp với các phòng chức năng khác trong Công ty thực hiện nghiên cứu kỹ yếu tố công


nghệ để đưa ra đề xuất hợp lý. Từ đó, ban Lãnh đạo Công ty sẽ có những quyết định đúng đắn trong công tác đầu tư TSCĐ, nhằm tránh sự lạc hậu về kỹ thuật trong tương lai, hạn chế tình trạng sản phẩm đầu ra không phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại, gây thiệt hại trong kinh doanh.

Ví dụ, trước đây Công ty đang áp dụng quản lý bán hàng qua phần mềm Microsoft excel và email nội bộ. Việc quản lý bán hàng qua hình thức này đơn giản nhưng không thống nhất được tất cả các bộ phận và các phần hành. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều phần mềm quản lý bán hàng tốt và hiệu quả. Công ty có cơ hội được tiếp cận với nhiều ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành kinh doanh. Vì vậy, hiện nay công ty đã lựa chọn đầu tư phần mềm quản lý bán hàng BOS. Việc đầu tư phần mềm này giúp cho Công ty quản lý đồng bộ tập trung và tiết giảm được nhân lực, thời gian báo cáo cũng như công tác lưu trữ hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, chi phí đầu tư/nâng cấp hệ thống phần mềm lại khá cao.

Thị trường cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng thị trường đang diễn ra ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực cung cấp các sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt, thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước vẫn cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt khi số lượng đầu mối xăng dầu liên tục gia tăng. Hiện tại ở khu vực phía Bắc ngoài các đầu mối lớn của Nhà nước như Petrolimex, Mipec…còn có gần chục đầu mối tư nhân lớn như: Công ty TNHH vận tải sông biển Hải Hà, Công ty Hải Linh, Công ty CP Xăng dầu Bình Minh, Công ty Đức Việt, Công ty Long Hưng…; lợi thế sẽ thuộc với các đơn vị có nhiều điều kiện về cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, để đảm bảo các sản phẩm đầu ra là tốt nhất, các doanh nghiệp không ngừng phải có kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Đây chính là lý do làm cho giá trị đầu tư TSCĐ tăng lên. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư cho TSCĐ. Và đối với bộ phận kế toán, khi các giao dịch về TSCĐ tăng lên dẫn đến khối lượng công việc của


kế toán TSCĐ nhiều hơn.

Các yếu tố khác.

Bên cạnh những nhân tố trên còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến quản lý và kế toán TSCĐ như thiên tai, địch họa, cháy nổ, dịch bệnh... Doanh nghiệp cần có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, đúng hướng sẽ giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.

Ngoài ra, lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp, khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm tài sản cố định.

2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội

2.2.1 Đặc điểm và chính sách quản lý TSCĐ tại Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội

2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội

TSCĐ tại Công ty PVOIL Hà Nội hiện nay chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu, một số ít tài sản được đầu tư bằng vốn đi vay của ngân hàng. TSCĐ được hình thành phần lớn thông qua mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản. Tình hình TSCĐ của Công ty qua các năm được thể hiện trong bảng dữ liệu sau:

Bảng 1: Tình hình TSCĐ tại Công ty PVOIL Hà Nội từ năm 2017 đến 30/6/2020

Đơn vị tính: 1.000 đồng


Năm

31/12/2017

31/12/2018

31/12/2019

30/06/2020

Chỉ tiêu

Nguyên giá

Tỷ

trọng

Nguyên giá

Tỷ

trọng

Nguyên giá

Tỷ

trọng

Nguyên giá

Tỷ

trọng

TSCĐHH

130,217,878

76%

151,974,565

78%

170,378,370

80%

173,400,173

81%

TSCĐVH

40,763,141

24%

41,888,503

22%

41,888,503

20%

41,888,503

19%

Tổng

TSCĐ

170,981,019

100%

193,863,068

100%

212,266,873

100%

215,288,676

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 8

(Nguồn: Phòng TCKT công ty PVOIL Hà Nội)


Từ bảng số liệu phân tích tình hình biến động TSCĐ của Công ty trong giai đoạn từ năm 2017 đến thời điểm 30/6/2020, ta thấy TSCĐ của Công ty tương đối lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó, TSCĐHH chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 80% và TSCĐVH chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị TSCĐ của Công ty. Công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Cụ thể, thời gian qua, Công ty thực hiện mua máy phát điện, cột bơm xăng dầu tại một số cửa hàng; sửa chữa, nâng cấp CHXD, Kho xăng dầu Bắc Giang; mua sắm mới bốn xe ô tô xitec và đầu tư mới ba CHXD tại khu vực Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên.

TSCĐ của Công ty được phân loại dựa trên hình thái biểu hiện và đặc trưng kỹ thuật. Đối với TSCĐHH được phân loại thành:

Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm các công trình xây dựng/nhận bàn giao như trụ sở tòa nhà văn phòng 194 Thái Thịnh; nhà ở, nhà bán hàng, tường rào, đường xá, cầu cống tại các CHXD, Kho xăng dầu Bắc Giang; hệ thống chống sét…

Máy móc thiết bị: gồm toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong kinh doanh của Công ty như hệ thống công nghệ bồn bể, hệ thống xuất hàng tự động, hệ thống cột bơm, máy đo bồn tự động, máy phát điện…

Phương tiện vận tải, truyền dẫn: gồm toàn bộ các loại phương tiện vận tải như xe bồn, xe con văn phòng; các thiết bị truyền dẫn như trạm biến áp, hệ thống tiếp địa tại các CHXD và Kho xăng dầu Bắc Giang

Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm toàn bộ các thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý như máy vi tính, hệ thống máy chủ, máy photocopy, máy điều hòa, máy chiếu, bộ bàn ghế phòng họp…

Tài sản cố định hữu hình khác: là các loại TSCĐ khác chưa được quy định phản ánh tại các loại TSCĐ nêu trên, bao gồm đồng hồ lưu lượng tại Xí nghiệp Đầu máy Vinh.

Đối với TSCĐVH của công ty được phân loại thành:

Quyền sử dụng đất có thời hạn: gồm quyền sử dụng đất có thời hạn tại CHXD Đoàn Kết, Mường Khương, Đội Bình, Hồng Tiến, Cẩm Khê, cao ngạn, Cốc San và


Lập Thạch.

Phần mềm máy tính: gồm phần mềm kế toán Fast, phần mềm quản trị doanh nghiệp BOS, Website PVOIL Hà Nội.

Tài sản cố định vô hình khác: gồm hệ thống sao lưu và khôi phục dữ liệu, hệ thống quản lý mạng không dây tập trung, phần mềm quản lý tập trung dùng cho hệ thống camera của Công ty

Cơ cấu TSCĐ của PVOIL Hà Nội được trình bày tại ngày 30/6/2020 như

sau:


Bảng 2: Cơ cấu tài sản cố định tại Công ty PVOIL Hà Nội

Đơn vị tính: 1.000 đồng


STT

Tên TSCĐ

Nguyên giá

Giá trị đã

khấu hao

Giá trị còn

lại


TSCĐ hữu hình

173,400,173

81,057,774

92,342,399

1

Nhà cửa, vật kiến trúc

108,973,083

41,757,463

67,215,620

2

Máy móc, thiết bị

23,591,072

12,844,921

10,746,151

3

Phương tiện vận tải

34,766,795

21,872,660

12,894,135

4

Thiết bị, dụng cụ quản lý

5,969,223

4,531,897

1,437,326

5

TSCĐ hữu hình khác

100,000

50,833

49,167


TSCĐ vô hình

41,888,503

8,897,518

32,990,986

1

Quyền sử dụng đất

38,466,350

6,023,065

32,443,285

2

Phần mềm máy tính

2,390,991

2,211,407

179,584

3

TSCĐ vô hình khác

1,031,162

663,046

368,117


Tổng TSCĐ

215,288,676

89,955,292

125,333,385

(Nguồn: Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2020 tại PVOIL Hà Nội)

2.2.1.2 Công tác quản lý sử dụng TSCĐ tại Công ty Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội

TSCĐ là bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Vì vậy, việc quản lý tốt TSCĐ sẽ đảm bảo cho yêu cầu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khảo sát thực tế tại Công ty PVOIL Hà Nội có thể thấy chính sách


quản lý TSCĐ có những đặc điểm sau:

2.2.1.2.1 Chính sách quản lý đối với đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định tại Công ty

Dự án đầu tư của Công ty PVOIL Hà Nội bao gồm các dự án:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình: Dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư xây dựng nhóm A, B, C theo quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Dự án mua sắm hàng hóa: Dự án đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản, máy móc, phương tiện vận tải, sản phẩm công nghệ… và các hàng hóa khác không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Dự án đầu tư CHXD: Dự án nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/thuê đất để xây dựng CHXD, dự án mua CHXD (bao gồm cả quyền sử dụng đất và CHXD trên đất), dự án thuê CHXD.

Việc đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ của Công ty phải tuân thủ theo đúng thủ tục về đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ. Công ty được chủ động lựa chọn các phương án đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu TSCĐ cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, mở rộng quy mô hoạt động của Công ty. Chính sách quản lý đối với đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ của Công ty được quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ:

Hội đồng quản trị được quyết định dự án đầu tư, mua sắm có tổng mức đầu tư thấp hơn 50% vốn điều lệ nếu Điều lệ Công ty không quy định một tỷ lệ khác và nằm trong quy hoạch, kế hoạch của Công ty được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, mua sắm thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Các dự án đầu tư, mua sắm nằm ngoài kế hoạch hoặc lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí