Thực Trạng Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Xăng Dầu Dầu Khí Hà Nội


để ghi vào sổ cái TK 211, 213, 214, 241. Nếu doanh nghiệp có mở sổ/thẻ chi tiết tài sản cố định thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi vào sổ/thẻ chi tiết. Cuối kỳ, số liệu trên sổ cái các tài khoản sẽ được đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết để làm căn cứ lập Bảng cân đối phát sinh tài khoản và Báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký sổ cái. Tương tự như hình thức Nhật ký chung, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản cố định, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi nhận đồng thời vào Nhật ký sổ cái và các sổ/thẻ chi tiết. Cuối kỳ, sẽ đối chiếu trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản và Báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Sổ tổng hợp là sổ Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái Tài khoản 211, 213, 214, 241. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng phản ánh vào Sổ cái Tài khoản 211, 213, 214, 241, đồng thời ghi nhận vào các sổ/thẻ chi tiết. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu sau khi được đối chiếu giữa Sổ Cái các tài khoản với Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối phát sinh tài khoản.

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chứng từ số 9, sổ Nhật ký chứng từ có liên quan là 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10, sổ cái tài khoản 211, 213, 214, 241. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết tài sản cố định. Cuối tháng, cộng số liệu trên các Nhật ký – chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng tổng hợp chi tiết và lấy số liệu tổng cộng trên sổ Nhật ký – chứng từ để ghi trực tiếp vào sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu trên Nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập Báo cáo tài chính.

Sổ chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng:

+ Sổ tài sản cố định (mẫu số S21-DN): dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý TSCĐ từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm.

+ Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng (mẫu số S22-DN):


dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm tài sản cố định tại nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản cố định, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. Mỗi đơn vị/bộ phận thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi tài sản cố định.

+ Thẻ TSCĐ (mẫu số S23-DN): dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá, giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.

Ngoài ra, tùy thuộc yêu cầu quản lý và đặc thù của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể mở các loại sổ khách nhau như sổ chi tiết theo tình trạng sử dụng, theo nguồn hình thành,…

1.2.2.4 Trình bày thông tin TSCĐ trên báo cáo tài chính

BCTC là các báo cáo phản ánh một cách tổng quát và có hệ thống tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động SXKD, tình hình và quá trình lưu chuyển tiền tệ, tình hình quản lý và sử dụng vốn…của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Đối với TSCĐ, trên các BCTC phải trình bày những thông tin bắt buộc sau

đây:

- Trên Bảng cân đối kế toán: Trình bày thông tin TSCĐ tại mục II, phần tài

sản dài hạn về nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của tổng TSCĐ.

- Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Theo phương pháp trực tiếp; thông tin về tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và tiền thu trừ thanh lý nhượng bán TSCĐ được trình bày tại mục II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Theo phương pháp gián tiếp thì ngoài 2 nội dung trên thì tại phần 2 mục I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, trình bày thêm khấu hao TSCĐ.

- Trên thuyết minh BCTC: Trình bày nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ, các số dư đầu năm, tăng giảm trong năm, số dư cuối năm của chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của từng loại TSCĐ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật, là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác tài sản cố định là hệ thống xương khớp và bắp thịt của quá trình kinh doanh. Vì vậy, trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụng tốt tài sản cố định có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chương 1 của luận văn, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định như khái niệm, phân loại tài sản cố định, các phương pháp kế toán tài sản cố định cũng như quy định về trình bày trên báo cáo tài chính. Từ những vấn đề lý luận chung về kế toán tài sản cố định đã được trình bày sẽ là cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá, so sánh giữa lý thuyết với thực tế kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Công ty và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ

2.1.1 Tổng quan về Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội

Tên công ty:

+ Tên tiếng việt : Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội

+ Tên tiếng anh : Petrovietnam Oil Ha Noi Joint Stock Company

+ Tên viết tắt : PV Oil Hà Nội

Đơn vị chủ quản : Tổng Công ty Dầu Việt Nam – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Địa chỉ trụ sở : Số 194 phố Thái Thịnh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Điện thoại : (824) 3 856 3321

Fax : (824) 3 8563 319

Ngày thành lập : 1/12/2010

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp : số 0105029292 cấp ngày 1/12/2011

Logo : Sử dụng logo chung của Tổng Công ty Dầu Việt Nam

– PV Oil

Vốn điều lệ : 250.000.000.000 đồng

Quy mô lao động : Tính đến thời điểm 30/6/2020 tổng số lao động là 350 người. Trong đó, lao động khối quản lý là 70 người (tỷ lệ chiếm 20%) và khối lao động trực tiếp là 280 người (tỷ lệ chiếm 80%).

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội

Năm 1996, Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) được thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty dầu mỡ nhờn Vidamo và Ban quản lý Lọc dầu Dung quất với chức năng nhiệm vụ chính là bao tiêu và phân phối sản phẩm dầu mỏ từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để cung cấp cho thị trường trong nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, giai đoạn 1996 – 2000, quá trình


triển khai xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung quất gặp phải những khó khăn khách quan, nên hoạt động chính của Công ty PDC giai đoạn này là kinh doanh sản phẩm dầu mỡ nhờn.

Năm 2000, Công ty PDC phát triển thêm một lĩnh vực kinh doanh mới, đó là kinh doanh xăng dầu. Bắt đầu từ năm 1999, Công ty PDC đã phát triển mạng lưới các CHXD tại các Tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An...

Năm 2001, Công ty PDC chuyển trụ sở chính vào Thành phố Hồ Chí Minh và đã thành lập tại phía Bắc Xí nghiệp Kinh doanh sản phẩm dầu Miền Bắc có nhiệm vụ trực tiếp khai thác các thị trường dầu mỡ nhờn và xăng dầu tại khu vưc Bắc Bộ thông qua tổng kho nhiên liệu đầu mối phía Bắc tại đảo Đình Vũ - Hải Phòng có công suất 45.000m3.

Tháng 6/2002, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tổ chức lại hoạt động của Công ty PDC, theo đó đã phê duyệt thành lập Xí nghiệp Dầu mỡ nhờn Đông Hải trên cơ sở tách bộ phận sản xuất và kinh doanh Dầu mỡ nhờn từ Xí nghiệp Kinh doanh sản phẩm dầu Miền Bắc đồng thời thành lập Xí nghiệp Xăng dầu Dầu khí Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh xăng dầu.

Tháng 8/2007, Tổng Giám đốc Công ty PDC quyết định tổ chức lại hoạt động của Xí nghiệp Xăng dầu dầu khí Hà Nội theo mô hình các Phòng chức năng, theo đó bộ máy tổ chức của Xí nghiệp gồm 5 phòng Tổ chức Hành chính, Tài chính kế toán, Kinh doanh xăng dầu, Kinh doanh Tổng hợp và Kỹ thuật đầu tư.

Tháng 6/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/6/2008 thành lập Tổng Công ty Dầu Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty TNHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu mỏ (PDC) và Tổng Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí (Petechim).

Ngày 1/7/2008, Công ty Xăng dầu Dầu khí Miền Bắc được Hội đồng thành viên Tổng Công ty Dầu Việt Nam thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-DVN trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Xăng dầu Dầu khí Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công ty Thương mại Dầu khí Petechim tại Hà Nội nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh


tranh của các đơn vị thành viên Tổng Công ty Dầu Việt Nam tại thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế.

Ngày 16/11/2010, Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội được thành lập trên cơ sở góp vốn của 3 cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL); Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank); Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội kế thừa nền tảng của Công ty Xăng dầu Dầu khí Miền Bắc.

Ngày 01/12/2010, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động. Với định hướng trở thành đơn vị kinh doanh có hệ thống phân phối xăng dầu hàng đầu miền Bắc. Vì vậy, Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu gồm hệ thống xe bồn, hệ thống CHXD, kho trung chuyển, trang thiết bị cột bơm, bồn bể ...được đầu tư cải tạo theo đúng chuẩn nhận dạng thương hiệu PVOIL và hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công tác kinh doanh.

Hiện nay, trụ sở chính của công ty đặt tại địa chỉ số 194 Thái Thịnh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Mạng lưới hoạt động của công ty được bao phủ khắp các tỉnh thành khu vực phía bắc với 16 chi nhánh, 39 cửa hàng và kho xăng dầu Bắc Giang có sức chứa 2.300 m3

NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA PVOIL HÀ NỘI


2011

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2011 của Tổng công ty Dầu Việt Nam

Cờ thi đua của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quyết định số: 11313/QĐ-

DKVN ngày 13/12/2011


2012

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2012 của Tổng công ty Dầu Việt Nam

Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quyết định số:9586/QĐ-DKVN ngày 12/12/2012

2013

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong SXKD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 6



Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 06/06/2013

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2013 của Tổng công ty Dầu Việt Nam

Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quyết định số 8938/QĐ-DKVN

ngày 9/12/2013


2014

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2014 của Tổng công ty Dầu Việt Nam

Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quyết định số 8988/QĐ-DKVN

ngày 19/12/2014


2015

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2015 của Tổng công ty Dầu Việt Nam.

Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quyết định số: 8720/QĐ-DKVN

ngày 14/12/2015


2016

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2016 của Tổng công ty Dầu Việt Nam.

Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quyết định số: 8159/QĐ-DKVN

ngày 20/12/2016


2017

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2017 của Tổng công ty Dầu Việt Nam. Quyết định số: 1015/QĐ-DVN ngày 30/11/2017


2018

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2018 của Tổng công ty Dầu Việt Nam. Quyết định số: 390/QĐ-DVN ngày 22/11/2018


2019

Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc 2019 của Tổng công ty Dầu Việt Nam.

Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quyết định số: 311/QĐ-DKVN

ngày 13/03/2019

(Nguồn: Phòng TCHC - PVOIL Hà Nội)

2.1.1.2 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và tổ chức bộ máy tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động:

Kinh doanh xăng dầu

PV OIL Hà Nội là một trong những đơn vị kinh doanh xăng dầu hàng đầu khu vực phía Bắc, chiếm khoảng 15% thị phần vùng thị trường được phân công tại khu vực phía Bắc, sau Petrolimex.


Công ty có cơ cấu khách hàng đa dạng với nhiều loại hình phân phối trên thị trường: Cửa hàng bán lẻ trực thuộc, Tổng đại lý, đại lý, thương nhân phân phối, khách hàng công nghiệp tiêu thụ trực tiếp trong đó có những khách hàng công nghiệp tiêu thụ với số lượng xăng dầu lớn: Than, Điện, Xi măng.

Công ty có hệ thống CHXD bán lẻ trải dài tại các tỉnh khu vực phía Bắc: 37 CHXD tại Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng với sản lượng chiếm khoảng 23% tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng bán hàng của Công ty.

Vận tải hàng hóa

Hệ thống phương tiện vận tải xăng dầu gồm 13 xe bồn được quản lý và khai thác hiệu quả, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cũng như chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển phục vụ hệ thống khách hàng và CHXD trực thuộc, đạt mục tiêu trở thành ưu thế cạnh tranh của Công ty. Năm 2015, lượng hàng vận chuyển đạt 73.800 m3/tấn xăng dầu, tương đương

12.516.000 m3/km có hàng.

Dịch vụ kho cảng

Công ty có một kho xăng dầu trung chuyển tại Bắc Giang với sức chứa 2.300 m3 với sản lượng bình quân đạt khoảng 6000 m3/tháng, đáp ứng 25% sản lượng bán hàng của Công ty.

Dịch vụ kinh doanh khác

Bên cạnh hoạt động kinh doanh xăng dầu, công ty thực hiện các lĩnh vực kinh doanh khác: Kinh doanh Dầu mỡ nhờn và Kinh doanh nước khoáng, bước đầu đem lại kết quả khả quan cho công ty.

Lĩnh vực cho thuê Văn phòng: Tại Tòa nhà PV OIL Hà Nội tại 194 Thái Thịnh, công ty đang cho các khách hàng thuê: Văn phòng phía Bắc Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Câu lạc bộ Gym MD Fitness thuê dài hạn với các dịch vụ thuê văn phòng đồng bộ: bảo vệ 24/24, hệ thống cơ sở vật chất, điện nước, PCCC đảm bảo yêu cầu.

Các hoạt động kinh doanh khác: Kinh doanh dầu mỡ nhờn tại hệ thống các CHXD, kinh doanh nước khoáng đem lại kết quả khả quan cho công ty. Công ty

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí