Kế Toán Tscđ Theo Quy Định Của Chế Độ Kế Toán Hiện Hành


f. Trình bày trên báo cáo tài chính

Theo VAS 21, mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, theo VAS 03 và VAS 04 khi trình bày BCTC về các chỉ tiêu TSCĐ phải trình bày các thông tin sau:

(a) Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ;

(b) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao;

(c) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ;

(d) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày các thông tin:

- Nguyên giá TSCĐ tăng, giảm trong kỳ;

- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;

- Giá trị còn lại của TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;

- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ có giá trị lớn trong tương lai.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 5

- Giá trị còn lại của TSCĐ tạm thời không được sử dụng;

- Nguyên giá của TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;

- Giá trị còn lại của TSCĐ đang chờ thanh lý;

- Lý do khi một TSCĐVH được khấu hao trên 20 năm;

- Giải trình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn triển khai đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ;

- Các thay đổi khác về TSCĐ.

1.2.2 Kế toán TSCĐ theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành

1.2.2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định

Theo thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, tất cả các chứng từ đều mang tính hướng dẫn. Vì vây, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị, doanh nghiệp chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý nhưng vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch. Các doanh nghiệp không tự xây dựng các mẫu biểu chứng


từ cho riêng mình có thể sử dụng các mẫu biểu theo biểu mẫu quy định tại mục II của thông tư 200/2014/TT-BTC (phụ lục 1.3)

TSCĐ của DN được sử dụng và bảo quản tại nhiều bộ phận khác nhau của doanh nghiệp bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phản ánh , kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi doanh nghiệp và theo từng nơi bảo quản. Kế toán chi tiết phải theo dõi với từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu như nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời phải theo dõi cả chỉ tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu...

Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản: Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng của tài sản. Tại nơi sử dụng và bảo quản sử dụng số TSCĐ theo đơn vị sử dụng để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong bộ phận quản lý.

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp sử dụng thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp phản ánh tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ:

Thẻ TSCĐ do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được lập khi bàn giao TSCĐ và căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để lập. Mỗi một TSCĐ có một thẻ TSCĐ và được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Nội dung thẻ TSCĐ gồm bốn phần chính:

Phần đầu: Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký, mã hiệu, qui cách (cấp hàng), số liệu TSCĐ, nước sản xuất...

Phần 2: Ghi các chỉ tiêu nguyên giá từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và nguyên giá thay đổi theo các thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt bộ phận... và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.

Phần 3: Ghi số phụ tùng, dụng cụ, đồ nghề kèm theo TSCĐ.

Phần 4: Ghi giảm TSCĐ, phản ánh số, ngày tháng của chứng từ giảm TSCĐ và lý do giảm TSCĐ.

Hai là, Sổ TSCĐ (phụ lục số...)là sổ dùng chung của toàn doanh nghiệp được dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ từng loại TSCĐ (Nhà cửa vật kiến


trúc, Máy móc thiết bị, Phương tiện vận tải và truyền dẫn... ) từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm tài sản cố định. Thông tin trên sổ bao gồm ba phần chủ yếu:

Phần 1: Thông tin tăng TSCĐ như số hiệu, ngày tháng chứng từ tăng TSCĐ, tên, ký hiệu TSCĐ, nước sản xuất, tháng năm đưa vào sử dụng, số hiệu và nguyên giá TSCĐ.

Phần 2: Ghi thông tin khấu hao TSCĐ như tỷ lệ, mức khấu hao và số khấu hao TSCĐ tính đến thời điểmghi giảm TSCĐ.

Phần 3: Ghi thông tin giảm TSCĐ bao gồm số hiệu, ngày tháng năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm TSCĐ (nhượng bán, thanh lý...)

1.2.2.2 Kế toán tổng hợp tài sản cố định

A. Tài khoản sử dụng

Để phản ánh tình hình biến động của TSCĐ, hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ cần đảm bảo theo dõi được trên cả ba chỉ tiêu là: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Theo TT200/2014 ngày 22/12/2014 của BTC, việc hạch toán TSCĐ chủ yếu sử dụng các tài khoản sau:

Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.

Bên Nợ:

Nguyên giá của TSCĐHH tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận góp vốn liên doanh, do được cấp, được tặng cho, tài trợ;

Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp…;

Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại.

Bên Có:

Nguyên giá của TSCDDHH giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh…;

Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận; Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại.


Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐHH hiện có của doanh nghiệp.

TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí, thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống…

TK 2112 – Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.

TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các phương tiện vận tải, gồm các phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thủy, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.

TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh.

TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là cây lâu năm (cà phê, chè, cao su…) súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo…) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm.

2118 – TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại tài sản khác chưa được quy định phản ánh ở các tài khoản nêu trên như (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…).

Tài khoản 213 – TSCĐ vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.

Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.

Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật.

Giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử


dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

- Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

- Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

- Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu, tên thương mại: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

- Tài khoản 2135 - Chương trình phần mềm: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trình phần mềm.

- Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới,...

- Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.

Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐHH.

Bên Nợ: Giá trị TSCĐHH giảm do thanh lý, nhưng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh…

Bên Có: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐHH do trích khấu hao.

Số dư bên Có: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng giảm hao mòn khác của TSCĐHH

Tài khoản 2413 – XDCB Sửa chữa lớn TSCĐ: Tài khoản này chỉ dùng ở đơn vị không thành lập Ban quản lý dự án để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa,


cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.

Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 311, TK 341, TK 411, TK 641, TK 642, TK

711, TK 811…

B. Trình tự kế toán tăng, giảm tài sản cố định

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải đầu tư vốn vào tài sản cố định. Ngoài ra, do sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới cơ cấu tài sản cố định. Từ những lý do đó làm phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có thể tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, tăng do mua sắm, trao đổi, nhận vốn góp, đầu tư xây dựng cơ bản… và giảm do thanh lý, nhượng bán… Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi nhận cho phù hợp.

Phương pháp nghiệp vụ kinh tế phát sinh tăng, giảm tài sản cố định được trình bày theo sơ đồ trong phụ lục số 1.4 – Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình và 1.5 – Sơ đồ tăng giảm TSCĐ vô hình

C. Trình tự kế toán khấu hao tài sản cố định

Mỗi một tài sản cố định đều có thời hạn sử dụng nhất định, vì vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Về nguyên tắc, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao nhất quán trong suốt quá trình sử dụng của tài sản cố định và có thể thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trong trường hợp này, kế toán phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm tài chính hiện hành và các năm sau năm điều chỉnh.

Phương pháp kế toán hao mòn tài sản cố định được trình bày theo sơ đồ trong phụ lục số 1.6.


D. Trình tự kế toán sữa tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng TSCĐ cần được tu bổ, sửa chữa để duy trì hoạt động của TSCĐ liên tục, tăng hiệu quả sử dụng… có 2 loại sửa chữa:

Sửa chữa thường xuyên

Đây là hoạt động sửa chữa nhỏ, bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ có thể hoạt bình thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên và thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán.

Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ khi phát sinh hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ của bộ phận có tài sản sửa chữa, thời gian phân bổ tối đa không quá 3 năm (TT 200/2014/TT-BTC).

Sửa chữa lớn

Mang tính chất khôi phục, nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu đảm bảo kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu suất hoạt động của tài sản. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài và mức chi phí phát sinh nhiều. Do vậy, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch toán cho từng công trình sửa chữa lớn.

Nếu căn cứ vào phương thức tiến hành sửa chữa TSCĐ thì doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ theo 2 phương thức:

- Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các chi phí sửa chữa TSCĐ như: Chi phí vật liệu, phụ tùng, nhân công… Công việc sửa chữa TSCĐ có thể do bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ hay bộ phận SXKD phụ của doanh nghiệp thực hiện.

- Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị bên ngoài đấu thầu hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận thầu. Hợp đồng phải quy định rõ giá giao thầu sửa chữa TSCĐ, thời gian giao nhận TSCĐ, nội dung công việc sửa chữa…Hợp đồng giao thầu sửa chữa TSCĐ là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa TSCĐ.

Phương pháp kế toán sửa chữa tài sản cố định được trình bày theo sơ đồ trong


phụ lục số 1.7 – Sơ đồ kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ và phụ lục số 1.8 - Sơ đồ kế toán sửa chữa lớn TSCĐ.

1.2.2.3 Hệ thống sổ kế toán TSCĐ

Sổ kế toán dùng để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, nội dung kinh tế có liên quan đến doanh nghiệp. Theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành, có năm hình thức sổ kế toán để doanh nghiệp lựa chọn. Bao gồm:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung;

- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái;

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ;

- Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ;

- Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Mỗi hình thức kế toán đều có những mẫu sổ kế toán đặc trưng riêng biệt nhưng đều có một đặc trưng chung là hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán sẽ ghi nhận vào sổ tổng hợp đặc trưng theo từng loại hình thức kế toán và theo dõi trên các sổ, thẻ chi tiết. Khi tất cả số liệu trong các sổ kế toán trùng khớp sẽ là căn cứ để lập Bảng cân đối phát sinh tài khoản và Báo cáo tài chính. Trường hợp đặc biệt là hình thức kế toán trên máy vi tính, công việc của kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán còn lại. Vì vây, hàng ngày kế toán sẽ ghi nhận, phản ánh thông tin các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán, cuối tháng sẽ thực hiện in các mẫu sổ từ phần mềm kế toán tương ứng với hình thức kế toán mà phần mềm thiết kế.

Đối với kế toán TSCĐ sổ tổng hợp và sổ chi tiết cho từng hình thức kế toán bao gồm:

Hình thức kế toán Nhật ký chung: Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung, Sổ cái Tài khoản 211, 213, 214, 241. Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao… TSCĐ. Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, phán ánh nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó, căn cứ số liệu đã ghi vào sổ Nhật ký chung

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí