Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cp Xăng Dầu Dầu Khí Hà Nội


179/XDHN.KHĐT-KPI/07-19K với Công ty TNHH xe chuyên dụng HYUNDAI – KPI về việc mua sắm 01 xe ô tô Xitec chuyên dụng vận chuyển xăng dầu. Giá trị hợp đồng 2.900.000.000 đồng. Ngày 10 tháng 9 năm 2019 đơn vị cung cấp tiến hành bàn giao nghiệm thu xe.

Bộ chứng từ bao gồm: Tờ trình đề nghị mua sắm phương tiện vận tải (phụ lục số 2.1); Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm, Quyết định phê duyệt nhà thầu (Phụ lục số 2.2); Hợp đồng kinh tế (phụ lục số 2.3); Biên bản bàn giao nghiệm thu (Phụ lục số 2.4); Hồ sơ kỹ thuật; Tờ khai thuế trước bạ (phụ lục số 2.5); Hóa đơn GTGT (phụ lục số 2.6); Thẻ TSCĐ (phụ lục số 2.7)

Căn cứ vào bộ chứng từ nhận được kế toán ghi nhận vào phần mềm kế toán tăng nguyên giá TSCĐHH: 2.694.363.636 VNĐ (sổ cái TK 211 – Phụ lục số 2.8), thuế đầu vào được ghi nhận trên tài khoản thuế với giá trị là: 263.636.364 VNĐ và ghi tăng công nợ phải trả số tiền 2.900.000.000 VNĐ. Thuế trước bạ 58.000.000 VNĐ. Đồng thời, kế toán lấy thông tin để lập Thẻ TSCĐ.

Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao thanh toán nhiều lần hoặc theo từng hạng mục.

Ví dụ: Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Công ty thực hiện ký hợp đồng số 0201/2018/HĐKT/CSCT-PVOILHANOI với Công ty cổ phần chống sét công trình về việc cung cấp, xây lắp hệ thống chống sét lan truyền cho Kho xăng dầu Bắc Giang. Giá trị hợp đồng 330.474.144 đồng. Ngày 16 tháng 02 năm 2019, nhà thầu và Công ty PVOIL Hà Nội thống nhất bàn giao đưa vào sử dụng công trình “Hệ thống chống sét lan truyền tại Kho xăng dầu Bắc Giang”.

Bộ chứng từ bao gồm: Tờ trình phê duyệt kế hoạch, đơn vị thực hiện (phụ lục 2.9); Quyết định phê duyệt kế hoạch, đơn vị thực hiện gói thầu (phụ lục 2.10); Biên bản đàm phán hợp đồng (phụ lục 2.11); Tờ trình về việc kết quả lựa chọn nhà thầu (phụ lục 2.12); Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (phụ lục 2.13); hợp đồng kinh tế (phụ lục 2.14); Hồ sơ quyết toán (phụ lục 2.15); Biên bản bàn giao nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng (phụ lục 2.16); Hóa đơn GTGT (phụ lục 2.17); Biên bản thanh lý hợp đồng (2.18); Phiếu nhập kho (phụ lục 2.19);


Thẻ TSCĐ (phụ lục 2.20)

Kế toán tập hợp chi phí xây dựng cơ bản vào tài khoản 2412 – Chi tiết xây dựng Hệ thống chống sét lan truyền tại Kho Bắc Giang. Khi tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐHH vào tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc với tổng số tiền 300.431.040 đồng.

Sau khi kết thúc quá trình nhập liệu, số liệu sẽ được chuyển vào sổ cái TK 241 (phụ lục số 2.21), sổ nhật ký chung (phụ lục số 2.22)

c. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, những tài sản cố định bị hao mòn, hư hỏng, không còn phù hợp với nhu cầu của Công ty sẽ được thanh lý, nhượng bán. Phòng TCKT là đơn vị đầu mối, phối hợp với phòng TCHC, phòng KHĐT lập tờ trình và hồ sơ đề nghị Công ty thanh lý các thiết bị, phương tiện, TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng hoặc hỏng hóc phải sửa chữa liên tục. Việc thanh lý sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty.

Ví dụ: Ngày 01/03/2019 căn cứ vào tờ trình số 75/TTr-TCHC về của Phòng TCHC về việc thanh lý 01 xe ôtô 7 chỗ Huyndai Santafee 29A-62602. Nguyên giá 371.302.255 VND đưa vào sử dụng từ ngày 1/12/2010, đã khấu hao hết. Công ty đã thực hiện thành lập hội đồng thanh lý xe ô tô Huyndai Santafee 29A-62602. Sau khi bán đấu giá, công ty đã bán cho cán bộ công nhân viên ông Nguyễn Minh Hoàng giá 363.000.000 VND (đã bao gồm thuế GTGT 10%) hóa đơn GTGT. Ngày 6/6/2019 nhận được tiền thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.

Bộ chứng từ gồm: Quyết định thành lập hội đồng thanh lý (phụ lục số 2.23); Quyết định phê duyệt giá khởi điểm (phụ lục số 2.24); Biên bản đấu giá (phụ lục số 2.25); Quyết định phê duyệt kết quả đấu giá (phụ lục số 2.26); Hợp đồng mua bán (phụ lục số 2.27); Biên bản bàn giao (phụ lục số 2.28); Hóa đơn GTGT (phụ lục số 2.29); Thẻ TSCĐ (Phụ lục số 2.30 )

Kế toán thực hiện hai bút toán vào phần mềm kế toán:

+ Bút toán ghi giảm nguyên giá TSCĐHH và hao mòn lũy kế:


Nợ TK 214 371.302.255

Có TK 211 371.302.255

+ Bút toán ghi nhận doanh thu bán TSCĐ: Nợ 131 363.000.000

Có 711 330.000.000

Có 333 33.000.000

+ Bút toán ghi giảm công nợ khi nhận được Giấy báo có: Nợ 112 363.000.000

Có 131 363.000.000

Sau khi kết thúc quá trình nhập liệu, số liệu sẽ được chuyển vào sổ cái TK 211 (phụ lục số 2.31), sổ nhật ký chung (phụ lục số 2.32)

d. Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ

Định kỳ mỗi tháng 1 lần kế toán tiến hành trích và phân bổ khấu hao vào từng đối tượng sử dụng, đối với những tài sản không sử dụng công ty không tiến hành trích khấu hao.

Đối với TSCĐ tăng trong tháng, kế toán áp dụng nguyên tắc tính tròn tháng cho TSCĐ đó kể từ tháng bắt đầu phát sinh nghiệp vụ.

Khi thanh lý, nhượng bán… làm giảm TSCĐ kế toán ngừng việc trích khấu hao cho TSCĐ đó.

Ví dụ1: Xe ô tô Nisan đen 30F-711.03 có nguyên giá là 1.004.647.273 VNĐ. Thời gian sử dụng tối đa theo thông tư 45/2013/TT-BTC là 10 năm và công ty xác định thời gian sử dụng là 10 năm. Thời gian đưa vào sử dụng và bắt đầu trích khấu hao là tháng 04 năm 2019. Vậy:

Mức trích khấu hao

bình quân mỗi năm

=

1.004.647.273

=

100.464.727 đồng/năm

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 11



Mức trích khấu hao bình quân hàng

tháng


100.464.727



=

12

=

8.372.061 đồng/tháng


Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ là cơ sở để ghi nhận số khấu hao phát sinh trong kỳ vào TK 2141 và các tài khoản liên quan.

Ví dụ 2: Tháng 9 năm 2019, tổng số khấu hao của Công ty là 984.684.043 VNĐ. Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán chạy bút toán phân bổ khấu hao vào trong kỳ:

Nợ 641: 940.570.356

Nợ 642: 124.667.791

Có TK 214 1.065.238.147

(Phụ lục số 2.33 và 2.34 - bảng tính, phân bổ khấu hao theo bộ phận và sổ cái TK 214)

e. Kế toán tổng hợp sửa chữa TSCĐ Sửa chữa thường xuyên

Khi phát sinh nhu cầu về sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ Công ty sẽ mua các thiết bị về sửa chữa, bảo dưỡng. Trường hợp không thể sửa chữa được công ty sẽ tiến hành thuê ngoài. Chi phí để mua linh kiện, thiết bị hoặc thuê ngoài sẽ được hạch toán vào chi phí của bộ phận có TSCĐHH cần sửa chữa. Tùy thuộc tài sản thuộc bộ phận nào thì kế toán sẽ phản ánh vào chi phí quản lý hay bán hàng.

Ví dụ: Ngày 18 tháng 11 năm 2019, Công ty tiến hành sửa chữa thay thế bầu lọc dầu động cơ cho 13 xe bồn. Tổng chi phí sửa chữa thay thế là 6.500.000 VNĐ thanh toán bằng tiền mặt.

Bộ hồ sơ gồm: Giấy đề nghị sửa chữa (phụ lục số 2.35); Báo giá (phụ lục 2.36); Biên bản bàn giao nghiệm thu (Phụ lục 2.37); Hóa đơn GTGT (phụ lục 2.38); Giấy đề nghị thanh toán (phụ lục 2.39); Phiếu chi (phụ lục 2.40)

Ngày 29 tháng 11 năm 2019, căn cứ vào bộ chứng từ kế toán ghi nhận vào phần mềm kế toán Nợ TK 641/Có TK 111 số tiền 6.500.000 VNĐ.

Sửa chữa lớn

Công tác sửa chữa lớn tại Công ty chủ yếu là thuê ngoài và không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn. Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 241 (2413) chi tiết cho từng công tác sửa chữa. Khi TSCĐ bị


hư hỏng phải sửa chữa lớn, bộ phận sử dụng TSCĐ trình quản lý phê duyệt, việc sửa chữa chủ yếu được thực hiện theo phương thức thuê ngoài, trên cơ sở hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT kế toán ghi nhận toàn bộ hoặc phân bổ dần vào chi phí SXKD. Khi hoàn thành sửa chữa lớn, kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao để ghi sổ.

Ví dụ: Ngày 27 tháng 5 năm 2019, Công ty thực hiện ký hợp đồng số 159/KHĐT.PVOILHN-HT/2019 với Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ ký thuật tổng hợp Hưng Thịnh về việc thi công xây dựng sửa chữa CHXD Nghĩa Tân. Giá trị hợp đồng (đã bao gồm thuế VAT) 280.765.591 đồng. Ngày 05 tháng 6 năm 2019, nhà thầu và Công ty thống nhất bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng công trình.

Bộ chứng từ gồm: Quyết định phê duyệt chủ trương sửa chữa CHXD Nghĩa Tân (phụ lục số 2.41); Quyết định phê duyệt kế hoạch, đơn vị thực hiện gói thầu (phụ lục số 2.42); Tờ trình về việc kết quả lựa chọn nhà thầu (phụ lục số 2.43); Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (phụ lục số 2.44); Hợp đồng kinh tế (phụ lục số 2.45); Hồ sơ quyết toán (phụ lục số 2.46); Biên bản bàn giao nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng (phụ lục số 2.47); Hóa đơn GTGT (phụ lục số 2.48); Biên bản thanh lý hợp đồng (phụ lục số 2.49); Thẻ TSCĐ (phụ lục số 2.50) Kế toán tập hợp chi phí sửa chữa lớn vào tài khoản 2413 – XDCB dở dang:

Sửa chữa lớn TSCĐ. Khi tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, căn cứ vào các chứng từ, kế toán xác định các hạng mục cải tạo nâng cấp vỉa hè ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐHH vào tài khoản 2111 – Chi tiết sửa chữa CHXD Nghĩa Tân với tổng số tiền 230.129.648 đồng. Hạng mục cải tạo hố ga thoát nước ghi nhận tăng chi phí trả trước dài hạn phân bổ dần trong kỳ số tiền 34.202.708 đồng

2.2.2.4 Về trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

Công ty và các đơn vị trực thuộc trong Công ty trình bày các thông tin TSCĐ trên Báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng yêu cầu và hướng dẫn của chế độ kế toán Doanh nghiệp (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014). Cụ thể:


Trên bảng cân đối kế toán năm 2018 (phụ lục số 2.51): Các chỉ tiêu về tổng nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và tổng giá trị còn lại của TSCĐ được trình bày tại “ Phần B, mục I. Tài sản cố định” phản ánh giá trị cuối kỳ (Quý/năm) và số đầu năm.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - theo phương pháp gián tiếp năm 2018 (phụ lục số 2.52): trình bày tại mục 2. Phần I “chỉ tiêu khấu hao TSCĐ” và Phần II “Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư” qua đó cho thấy lãi lỗ thanh lý TSCĐ, tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ.

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2018:

+ Trình bày về nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ: tại mục 6, mục 7 phần IV trình bày nguyên tắc ghi nhận theo giá gốc, chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao áp dụng theo phương pháp đường thẳng.

+ Trình bày trình hình tăng giảm TSCĐ: tại mục 7 phần V trình bày số liệu tăng giảm TSCĐ hữu hình trong kỳ báo cáo (phụ lục số 2.53); tại mục 8 phần V trình bày số liệu tăng giảm TSCĐ vô hình trong kỳ báo cáo (phụ lục số 2.54). Báo cáo này phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ, về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại được lập riêng cho TSCĐHH và TSCĐVH, đồng thời liệt kê nguyên nhân dẫn đến biến động tăng, giảm TSCĐ.

Để có được số liệu trình bày theo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, kế toán sẽ lấy nguồn liệu từ các sổ cái TK 211, 111, 112, 811, 711 …và các số chi tiết, bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình

2.3 Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội

Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội trên cơ sở kế thừa những giá trị từ đơn vị tiền thân là Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Miền Bắc. Mặc dù, trong thời gian vừa qua Công ty phải đối mặt với nhiều thách thức, hiện tại khu vực phía Bắc đang có rất nhiều đầu mối xăng dầu lớn, mức độ cạnh tranh rất gay gắt và đặc biệt ảnh hưởng kép của giá dầu thế giới sụt giảm cùng dịch bệnh covid 19 lan rộng khắp


thế giới, nhưng nhờ sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã phát triển đúng hướng với mục tiêu đề ra và đạt được những thành tựu nhất định. Một phần không nhỏ cho sự phát triển đó đến từ sự đóng góp của phòng Tài chính kế toán, trong đó có kế toán TSCĐ.

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt Chuẩn mực và chế độ kế toán trong công tác kế toán TSCĐ phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy đã tác động tích cực tới hiệu quả quản lý kinh doanh góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao vị thế của đơn vị. Những kết quả đạt được trong kế toán TSCĐ của Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội được khái quát qua một số khía cạnh sau:

Một là, Công ty luôn năng động trong việc tìm nguồn vốn để đầu tư mới TSCĐ và xây dựng CHXD, kho bãi đạt tiêu chuẩn theo quy định của Tổng công ty và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Mức tăng trưởng của tài sản cố định trong 3 năm qua tăng rất cao. Tài sản cố định không ngừng được nâng cấp, đầu tư xây dựng mới, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, phục vụ công tác quản lý ngày càng hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong toàn ngành cũng như trong khu vực.

Hai là, Tổ chức kế toán ở Công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán được phân công lao động cụ thể, trách nhiệm cho từng cán bộ kế toán. Mọi phần hành kế toán đều có người theo dõi, thực hiện đầy đủ, đúng nội quy.

Ba là, việc sử dụng phần mềm kế toán (FAST) chuyên dụng giúp công việc ghi sổ, lưu trữ số liệu trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn so với phương thức ghi thủ công hay sử dụng phần mềm Excel. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương thức ghi sổ theo phương thức Nhật ký chung, điều đó giúp công ty giám sát tình hình biến động tăng giảm TSCĐ kịp thời, chính xác, từ đó cung cấp các thông tin cần thiết cho Ban lãnh đạo, các phòng ban, các bộ phận liên quan, phục vụ hiệu quả cho quá trình sản xuất kinh doanh.


Bốn là, Công ty đã vận dụng đầy đủ hệ thống chứng từ cho quản lý và hạch toán TSCĐ, từ việc đầu tư, mua sắm, cho thuê, thanh lý, nhượng bán, khấu hao đến sửa chữa TSCĐ. Các chứng từ kế toán được công ty ghi chép đầy đủ, phản ánh kịp thời chính xác, hợp pháp hợp lệ đúng theo phương pháp lập chứng từ, việc hạch toán tăng giảm, khấu hao TSCĐ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế mà công ty đạt được, có sổ theo dõi TSCĐ và thẻ TSCĐ (mẫu số S21 – DN, S23 – DN được ban hành theo TT số 200/2014/QĐ-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC).

Năm là, việc lập hệ thống BCTC nói chung và báo cáo TSCĐ nói riêng trong Công ty tương đối đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo kết quả kiểm kê TSCĐ là căn cứ quan trọng trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách kế toán và báo cáo tài chính

Sáu là, trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao, cán bộ quản lý được trau dồi chuyên môn, công nhân sản xuất có trình độ tay nghề nâng lên theo mức hiện đại hóa của công nghệ mới. Thêm vào đó với chế độ đãi ngộ và lao động hợp lý, công ty đang khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm, tâm huyết và hiệu quả hơn, có như vậy mà TSCĐ được quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn.

Trên đây là những kết quả mà Công ty PVOIL Hà Nội đã đạt được trong kế toán TSCĐ. Kết quả này đã góp phần nhất định vào thành tựu phát triển kinh tế của đất nước nói chung, hiệu quả kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp nói riêng. Việc phát huy những điểm mạnh trong quản lý và kế toán TSCĐ sẽ là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động trong thời gian tới của doanh nghiệp.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quản lý và kế toán TSCĐ, Công ty PVOIL Hà Nội vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác kế toán TSCĐ. Những tồn tại đó được khái quát qua một số khía cạnh sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022