(1) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Nợ TK 154
Có TK 621
(2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí
Nợ TK 154
Có TK 622
(3) Cuối kỳ kế toán thực hiện việc tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí
Nợ TK 154
Có TK 627
(4) Giá thành thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành chuyển giao xác định tiêu thụ, ghi
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán tài chính 2 - 27
- Kế toán tài chính 2 - 28
- Đặc Điểm Của Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch, Dịch Vụ
- Kế toán tài chính 2 - 31
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
Nợ TK 632- giá vốn hàng bán
Có TK 154- chi phí SXKD dở dang
Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ, kế toán sử dụng tài khoản 631 – giá thành sản xuất
TK 631 được mở chi tiết theo nơi phát sinh chi phí, theo nhóm sản xuất hoặc lao vụ dịch vụ. Trong hoạt động kinh doanh du lịch tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại hoạt động. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn TK 631 lại được theo dòi chi tiết cho từng loại hoạt động như hoạt động ăn uống, phục vụ buồng ngủ, phục vụ vui chơi giải trí, dịch vụ khác (giặt là, cắt tóc…). Chỉ được hạch toán vào TK 631 các loại chi phí sản xuất kinh doanh sau:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Nội dung và kết cấu của TK 631 – giá thành sản xuất
Bên Nợ
+ Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có
+ Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154
+ Tổng giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành TK 631 cuối kỳ không có số dư.
- Phương pháp kế toán
(1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào bên Nợ TK 631 – chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Nợ TK 631
Có TK 154
(2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào giá thành sản xuất, theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Nợ TK 631
Có TK 621
(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Nợ TK 631
Có TK 622
(4) Cuối kỳ, tính toán phân bổ chi phí SXKD vào giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…
Nợ TK 631
Có TK 627
(5) Cuối kỳ, kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Nợ TK 154
Có TK 631
(6) Giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành Nợ TK 632
Có TK 631
5.2.2.4. Kế toán hoạt động kinh doanh hàng hoá trong du lịch
Các đơn vị du lịch ngoài hoạt động kinh doanh chính là cung cấp lao vụ, dịch vụ phục vụ cho khách du lịch còn tiến hành các hoạt động kinh doanh hàng hóa. Hàng hóa kinh doanh trong du lịch chủ yếu gồm:
- Hàng tái xuất, bán thu ngoại tệ
- Hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm
- Các loại hàng hóa phục vụ cho việc trang trí và lắp đặt nội thất bên trong khách sạn Tất cả các loại hàng hóa mà các đơn vị du lịch mua vào nhằm mục đích bán ra
đều coi là hàng hóa và được phản ánh ở tài khoản 156 – hàng hóa
- Kế toán tổng hợp và chi tiết hàng hóa ở kho hàng, quầy hàng cũng được tổ chức và tiến hành như đối với hàng hóa bán buôn và bán lẻ ở các đơn vị kinh doanh thương mại.
Các đơn vị du lịch phải tổ chức kế toán các hoạt động kinh doanh hàng hóa như một loại hoạt động độc lập. Kế toán hoạt động này cần lưu ý:
- Trị giá thực tế của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn thu nhập và phải theo dòi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí mua hàng hóa
- Để tính giá thực tế của hàng hóa xuất kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
+ Giá thực tế đích danh.
+ Giá thực tế bình quân.
+ Giá thực tế nhập trước, xuất trước.
- Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu mua hàng hóa tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
- Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm hàng hóa. Phương pháp kế toán các hoạt động kinh doanh hàng hóa trên tài khoản 156 và
TK 611 ở các đơn vị thuộc ngành kinh doanh du lịch dịch vụ tương tự như đối với ngành thương mại đã trình bày ở chương trước.
Ngoài ra, để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ như chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, giới thiệu sản phẩm… kế toán sử dụng TK 641 – chi phí bán hàng.
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí. Tùy theo đặc điểm kinh doanh yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, TK 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Phương pháp kế toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu tương tự như trong các đơn vị thương mại đã nêu ở phần bán hàng.
Trong các đơn vị du lịch, ngoài các hoạt động kinh doanh dịch vụ và kinh doanh hàng hóa đã trình bày ở trên, để có thể phục vụ tốt hơn mọi nhu cầu khác nhau của khách du lịch, ngành du lịch, còn có thể tổ chức các hoạt động sản xuất khác như sản xuất chế biến bánh kẹo, kem, nước giải khát, các hoạt động dịch vụ cho thuê đồ dùng, thuê hội trường… các dịch vụ sữa chữa xe máy, phương tiện vận tải nhằm cung cấp sản phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh cơ bản hoặc tiêu thụ ra ngoài. Tại các đơn vị du lịch, các hoạt động này được tổ chức nhằm tận dụng các điều kiện hiện có của doanh nghiệp để tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đối với các hoạt động này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Chi phí NVL trực tiếp dùng cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí sản xuất chung gồm những chi phí khác ngoài 2 khoản trên phát sinh trong các bộ phận này như chi phí khấu hao, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ thuê ngoài…
Phương pháp kế toán các khoản chi phí này giống như hoạt động sản xuất trong công nghiệp và hoạt động dịch vụ đã nêu ở phần trước. Các TK 621, 622, 627 được mở chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Cuối kỳ sẽ tập hợp vào TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ.
5.2.3. Kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ
5.2.3.1. Kế toán kinh doanh nhà hàng khách sạn
a. Khái niệm
Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động vừa sản xuất vừa chế biến và tiêu thụ ngay sản phẩm sản xuất ra. Chu kỳ chế biến trong hoạt động nhà hàng thường ngắn, không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đồng thời, sản phẩm chế biến trong nhà hàng khi thực hiện theo yêu cầu của khách hàng thì được xem là đã tiêu thụ. Sản phẩm chế biến không được dự trữ lâu.
Hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động cho thuê phòng nghỉ, các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình phục vụ trong từng phòng của khách sạn. Chi phí dịch vụ thuê phòng khách sạn dở dang là do phòng khách hàng thuê qua hai kỳ kế toán khác nhau, nghĩa là vào cuối tháng khách hàng vẫn còn lưu trú sang tháng sau và chưa thanh toán tiền.
b. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Biên bản kiểm kê
- Biên bản kiểm nhận vật tư, …
c. Phương pháp hạch toán
(1) Khi xuất kho vật liệu để trực tiếp chế biến sẽ ghi: Nợ TK 621
Có TK 152
(2) Khi vật liệu mua về đưa vào sử dụng ngay cho quá trình sản xuất sản phẩm mà không qua kho:
Nợ TK 621- chi phí NVL trực tiếp
Có TK 111,112,141- tiền mặt, chuyển khoản, tạm ứng
(3) Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra được đưa ngay vào quá trình sản xuất sản phẩm
Nợ TK 621- chi phí NVL trực tiếp
Có TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phụ
(4) Vật liệu để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho Nợ TK 152- NVL
Có TK 621- chi phí NVL trực tiếp
(5) Vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa nhập kho Nợ TK 152- NVL
Có TK 621- chi phí NVL trực tiếp
(6) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334- phải trả công nhân viên
(7) Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335- chi phí phải trả
(8) Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sẽ ghi:
Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338 - phải trả khác
Có TK 3382 - kinh phí công đoàn Có TK 3383 - bảo hiểm xã hội Có TK 3384 - bảo hiểm y tế
Có TK 3386 - bảo hiểm thất nghiệp
(9) Các khoản chi phí nhân công trực tiếp được thanh toán trực tiếp bằng tiền (thanh toán cho lao động sử dụng tạm thời) sẽ ghi:
Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp Có TK 111, 141- tiền mặt, tạm ứng
(10) Tiền ăn giữa ca phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ghi: Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334- phải trả công nhân viên
(11) Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, chi phí về tiền lương nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 334- phải trả công nhân viên
(12) Khoản trích theo tiền lương tính vào chi phí theo quy định Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 338- phải trả khác
Có TK 3382- kinh phí công đoàn Có TK 3383- bảo hiểm xã hội Có TK 3384- bảo hiểm y tế
Có TK 3386- bảo hiểm thất nghiệp
(13) Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có 214- hao mòn TSCĐ
(14) Chi phí về vật liệu dùng ở phân xưởng Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 152- NVL
(15) Chi phí về dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK153- CCDC thuộc loại phân bổ 1 lần Có 242- CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần
(16) Chi phí được thanh toán bằng tiền Nợ TK 627
Có 111,112
(17) Cuối tháng khi kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh
Nợ TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621- chi phí NVL trực tiếp
Có TK 622- chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627- chi phí sản xuất chung
(18) Sau đó khi xác định được giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành Nợ TK 155- thành phẩm nhập kho
Nợ TK 157- hàng gửi đi bán – gửi bán
Nợ TK 632- giá vốn hàng bán – bán trực tiếp
Có TK 154- tổng giá thành sản phẩm nhập kho
5.2.3.2. Kế toán dịch vụ tư vấn
a. Khái niệm và các hình thức tư vấn
Khái niệm
Theo nghĩa rộng, xét dưới góc độ chức năng, tư vấn là mọi phương thức mang lại sự hỗ trợ tìm ra những giải pháp mà không làm quyết định và không chịu trách nhiệm thực thi những giải pháp đó.
Theo nghĩa hẹp, xét dưới góc độ một nghề nghiệp dịch vụ đặc biệt, tư vấn là hoạt động cung cấp lời khuyên độc lập và vô tư do những người có trình độ chuyên sâu thực hiện trên cơ sở hợp đồng dưới hình thức nào đó nhằm giúp cho tổ chức của khách hàng xác định rò các vấn đề, phân tích các vấn đề đó và kiến nghị các giải pháp cho vấn đề đó đồng thời giúp đỡ thực hiện các giải pháp này khi được yêu cầu.
Các hình thức tư vấn
Hình thức tư vấn thay đổi tùy theo từng nhà tư vấn, từng nhu cầu của khách hàng và có thể thay đổi theo thời gian. Hình thức tư vấn phải thích nghi với yêu cầu của mỗi nhiệm vụ đề ra cho nhà tư vấn. Ba hình thức tư vấn chủ yếu:
- Cố vấn thường xuyên hay từng vấn đề riêng biệt.
- Cung cấp thông tin có kèm theo nhận định, bình luận.
- Hướng dẫn tác nghiệp như: Quản lý dự án; tái thiết doanh nghiệp; hạch định chiến lược phát triển; lập kế hoạch; tài chính; Marketing; công nghệ sản xuất; công nghệ thông tin; quản lý và tổ chức; quản lý thiết bị và quản lý việc mua thiết bị từ bên ngoài; quản lý rủi ro và những sự thay đổi; đào tạo; môi trường; pháp lý…
b. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường.
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Các chứng từ khác liên quan…
c. Phương pháp hạch toán
(1) Khi xuất vật liệu để trực tiếp tư vấn sẽ ghi: Nợ TK 621- chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152- NVL
(2) Vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho Nợ TK 152- NVL
Có TK 621- chi phí NVL trực tiếp
(3) Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên trực tiếp tư vấn Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334- phải trả CNV
(4) Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của nhân viên tư vấn Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338- phải trả khác
Có TK 3382- kinh phí công đoàn Có TK 3383- bảo hiểm xã hội Có TK 3384- bảo hiểm y tế
Có TK 3386- bảo hiểm thất nghiệp
(5) Các khoản chi phí nhân viên trực tiếp tư vấn được thanh toán trực tiếp bằng tiền (thanh toán cho lao động sử dụng tạm thời)
Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp Có TK 111, 141- TM, tạm ứng
(6) Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, chi phí về tiền lương
nhân viên quản lý
Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung Có TK 334- phải trả CNV
(7) Khoản trích theo tiền lương tính vào chi phí theo quy định Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 338- phải trả khác
Có TK 3382- kinh phí công đoàn Có TK 3383- bảo hiểm xã hội Có TK 3384- bảo hiểm y tế
Có TK 3386- bảo hiểm thất nghiệp
(8) Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 214- hao mòn TSCĐ
(9) Chi phí về vật liệu dùng ở phân xưởng Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 152- NVL
(10) Chi phí về dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 153- CCDC thuộc loại phân bổ 1lần
Có TK 242- CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần
(11) Chi phí được thanh toán bằng tiền Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 111, 112
(12) Cuối tháng khi kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh
Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621
Có TK 622