Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Vô Hình: Là Toàn Bộ Các Chi Phí Mà Doanh Nghiệp Phải Bỏ Ra Để Có Tài Sản Cố Định Vô Hình Tính Đến Thời Điểm Đưa Tài


Ví dụ : Nhập khẩu một TSCĐ giá 10.000USD, thuế nhập khẩu 10%, VAT 5% chưa thanh toán cho nhà cung cấp. TS được đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao 50% và nguốn vốn xây dựng cơ bản 50%, tỷ giá 15.500, DN nộp thuế theo PP khấu trừ


b) Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:


* TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:


- Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao

đổi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nợ TK 214 - Giá trị đD khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi

Có TK 211 - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi.

Kế toán tài chính 1 - 9


* TSCĐ hữu hình được mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài:

Kế toán phải tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn.

- Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt ( giá mua, CP lắp đặt, chạy thử và các CP khác trước khi sử dụng) :

Nợ TK 2411 : tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 133

TK331,111,112,334…

- Khi hoàn thành, nghiệm thu, đưa vào sử dụng : Nợ TK 211

Có TK 2411

* TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:


- Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đD khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).


- Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).


- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

- Xử lý khoản chênh lệch:

+ Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Số tiền đD thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.


+ Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 111, 112,...


Ví dụ : Tại DN mua sắm TSCĐ theo phương thức hàng đổi hàng như sau :

Đem thiết bị trao đổi với TS tương tự. Nguyên giá TS trao đổi là 300 triệu đồng, giá trị hao mòn là 100 triệu đồng.


Mang ô tô vận tải trao đổi ô tô con với công ty X. nguyên giá ô tô vận tải là 250 triệu đồng, khấu hao 50 triệu đồng. Giá trao đổi theo thoả thuận là 168 triệu đồng (gồm 5% thuế). Ô tô con nhận về giá 315 triệu đồng, (gồm 5% thuế). Số chênh lệch, DN đã thanh toán qua ngân hàng thuộc quỹ đầu tư phát triển.


c)Tr−ênghîpTSCĐhữuhìnhchÕ(tựxâydựnghoặctựsảnxuất):

- Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động SXKD:


Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 155 - Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay,

không qua kho).

- Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 512- Doanh thu nội bộ(Doanh thu là giá thành thực tế sản phẩm).


- Chi phí lắp đặt, chạy thử,... liên quan đến TSCĐ hữu hình, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Cã TK 111, 112, 331,...


Chú ý:Hướng dẫn kế toán các chi phí không được tính vào nguyên giá TSCĐ


Đối với TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế, các chi phí không hợp lý như nguyên vật liệu lDng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ, ghi:


Nợ TK 111, 138, 334,... (Phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ TK 632 - Giỏ vốn hàng bỏn

Có TK 241 - XDCB dở dang (Nếu tự xây dựng) Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Nếu tự chế).


d) TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư xây dựng cơ bản:

- Khi tập hợp chi phí về đầu tư XDCB phát sinh: Nợ TK 2412

Nợ TK 133

Có TK 111,112,331,152,153,334,....

- Khi công tác XDCB hoàn thành bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho SXKD, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 2412 - XDCB dở dang.


- Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mDn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán, ghi:

Nợ TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ nhập kho) Có TK 241 - XDCB dở dang.


Ví dụ : Mua TSCĐ với giá thanh toán là 630 triệu đồng (gồm 5% thuế) trả qua ngân hàng. TS qua giai đoạn lắp đặt, chạy thử và hoàn thành với chi phí trả bằng tiền mặt 5.000.000, thuế GTGT 5%.


đ)TSCĐhữuhìnhđượccấp,đượcđiềuchuyểnđến:

- Ghi nhận nguyên giá ban đầu của TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 211: giá trị theo đánh giá của “ Hội đồng giao nhận” hoặc theo giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ hữu hình ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển.

Có TK 411

- Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 111, 112, 331,...

Chú ý:

Các chi phí liên quan trực tiếp là các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ....


e) TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD :

- Ghi nhận nguyờn giỏ TSCĐ hữu hỡnh theo giỏ trị đỏnh giỏ của ô Hội đồng giao nhận ằ :

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 711 - Thu nhập khác.


- Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 111, 112, 331,...

Chú ý:

Các chi phí liên quan trực tiếp là các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ....

f) Trường hợp doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh sử dụng ngay cho hoạt động SXKD :

Nợ TK 211: giá trị theo đánh giá của “ Hội đồng giao nhận”

Có TK 411

i)Trườnghợpnhậnlạivoángópliêndoanhvớidoanhnghiệpkhác:

- Căn cứ vào giá trị còn lại được xác định tại thời điểm nhận: Nợ TK 211: theo giá trị còn lại

Có TK 128: nhận vốn góp liên doanh ngắn hạn Có TK 222: nhận vốn góp liên doanh dài hạn

- Chênh lệch giữa vốn góp với giá trị còn lại: Nợ TK 111,112,1388,152....

Có TK 128,222


Ví dụ : Tại DN có tình hình góp vốn liên doanh như sau :

Nhận góp vốn LD 1 TS của công ty A theo giá thoả thuận là 145 triệu đồng, các chi phí liên quan đến tiếp nhận TS trả bằng tiền mặt là 630.000đ (bao gồm 5% thuế) bằng vốn XDCB.


Nhận lại vốn góp liên doanh của công ty M. giá trị còn lại là 350.000.000đ, trị giá góp vốn ban đầu là 375.000.000đ, số chênh lệch được M trả bằng tiền mặt.


CHÚ Ý:

- Đồng thời với bút toán ghi nhận nguyên giá TSCĐ hữu hình, cần phải có các bút toán kết chuyển nguồn vốn:

+ Nếu mua TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động SXKD, mua bằng nguồn vốn kinh doanh (TK411), nguồn vốn khấu hao, nguồn vốn vay -> không có các bút toán kết chuyển nguồn vốn

+ Nếu TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động SXKD, mua bằng nguồn vốn XDCB, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi -> có các bút toán kết chuyển nguồn vốn:

Nợ TK 414: mua TSCĐ hữu hình bằng quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 441: mua TSCĐ hữu hình bằng nguồn vốn XDCB Nợ TK 353(2): mua TSCĐ hữu hình bằng quỹ phúc lợi

Có TK 411


+ Nếu TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động phúc lợi, mua bằng nguồn vốn XDCB, nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi -> có các bút toán kết chuyển nguồn vốn:


Nợ TK 414: mua TSCĐ hữu hình bằng quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 441: mua TSCĐ hữu hình bằng nguồn vốn XDCB Nợ TK 353(2): mua TSCĐ hữu hình bằng quỹ phúc lợi

Nợ TK 411

Có TK 3533

+ Nếu TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, mua bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án -> có các bút toán kết chuyển nguồn vốn


Nợ TK 161


Có TK 466

Ví dụ : Mua TB sản xuất, tổng toán thanh toán 630.000.000đ, trong đó thuế 5% đã thanh toán qua ngân hàng. Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử đã chi bằng tiền mặt (cả thuế 5%) là 3.150.000đ. Thiết bị này phục vụ cho hoạt động công cộng và nguồn bù đắp là quỹ phúc lợi.


Ví dụ : DN X tiến hành XD phân xưởng SX bằng NVĐTXDCB và một phần bằng vốn vay. Các nghiệp vụ liên quan phát sinh như sau :

(1) Nhận công trình, nhà xưởng đang xây dựng dỡ dang từ DN Y thuộc nguồn vốn ngân sách cấp để tiếp tục thi công, phần XD dỡ dang có giá trị là 300 triệu đồng.

(2) Nhận GBC của ngân hàng về số tiền vay dài hạn phục vụ cho công trình XD nhà xưởng

được chuyển vào TK là 300 triệu đồng.

(3) Ứng trước tiền cho bên nhận thầu thi công là 100 triệu đồng bằng chuyển khoản.

(4) Công trình XD đã hoàn thành và bàn giao với giá quyết toán chưa thuế là 700 triệu đồng, thuế suất 5%. DN đã thanh toán tiếp phần còn nợ cho đơn vị thi công bằng chuyển khoản.

(5) Kết chuyển NVĐTXDCB bổ sung nguồn vốn KD. Phần còn thiếu DN đã quyết định bổ sung bằng quỹ đầu tư phát triển.

2) Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ hữu hình

a. Nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình :

TSCĐ hữu hình nhượng bán là những TSCĐ hữu hình không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không hiệu quả

TSCĐ hữu hình thanh lý là những TSCĐ hữu hình hư hỏng, lạc hậu về ký thuật, không phù hợp với yêu cầu SXKD, không thể tiếp tục dụng được

- Ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811

Nơ 214

Có TK 211

- Ghi nhận các khoản thu:

Nợ TK 111,112,131,152,153...

Có TK 711

Có TK 33311

-Chi phí phục vụ thanh lý nhượng bán


Nợ TK 811

Nợ TK 133

Có TK 111,112,331

- Trường hợp TSCĐ hữu hình được hình thành bằng quỹ phúc lợi, kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án:

Nợ TK 3533

Nợ TK 466

Nợ TK 214

Có TK 211

Ví dụ : Tình hình nhượng bán, thanh lý TS tạo DN Hoa Sen như sau

(1) DN nhượng bán TS nguyên giá 540.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế là 145.000.000. giá nhượng bán có 5% thuế là 420.000.000 chưa thu tiền. chi phí sửa chữa tân trang TS trước khi nhượng bán có cả 5% thuế là 5.250.000.

(2) Thanh lý nhà kho nguyên giá 300.000.000, hao mòn luỹ kế 300.000.000đ. Chi phí thanh lý gồm : Lương trả công nhân thanh lý 300.000đ, trích theo lương theo quy định (19%), chi phí khác trả bằng tiền mặt là 43.000đ. Phế liệu thu hồi nhập kho 3.000.000đ.

b. Góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác Nợ TK222: theo giá đánh giá của hội đồng liên doanh Nợ TK 214

Nợ TK 811: chênh lệch = giá đánh giá <giá trị còn lại Có TK 211

Có TK 711: chênh lệch = giá đánh giá > giá trị còn lại

Ví dụ : Mang TSCĐ đã sử dụng được 1 năm có nguyên giá 2.400.000.000 góp vốn liên doanh. Biết thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm. Giá đánh giá lại là 2.200.000.000 và thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm.

c. Hoàn lại vốn góp liên doanh cho doanh nghiệp khác

Nợ TK411 Nợ TK 214

Có TK 211

d. Cầm cố, thế chấp bằng TSCĐ hữu hình

Nợ TK 144,244


Nợ TK 214

Có TK 211

e. Chuyển TSCĐ hữu hình thành CC –DC vì không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ hữu hình :

Đối với TSCĐ hữu hình hiện đang ghi trên sổ của doanh nghiệp, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận quy định trong chuẩn mực TSCĐ hữu hình, phải chuyển sang là công cụ, dụng cụ, kế toán phải ghi giảm TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đD khấu hao)

Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị còn lại) (Nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Giá trị còn lại) (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Có TK 211 - TSCĐHH.


Ví dụ : Do thay đổi tiêu chuẩn về giá trị TS, một số TS chuyển thành CCDC nhỏ như sau :

(1) Thiết bị văn phòng, nguyên giá 4.500.000, hao mòn luỹ kế 4.000.000. phần còn lại đưa hết vào chi phí .

(2) Thiết bị sản xuất, nguyên giá 13.200.000, đã hao mòn luỹ kế 5.200.000. Phần còn lại phân bổ dần vào chi phí trong 2 năm.

C. HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.

2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

a. Tài sản cố định vô hình loại mua sắm:

Nguyên giá tài sản cố định vô hình loại mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Trường hợp tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố

định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định vô hình theo quy định vốn hóa chi phí lDi vay.

b. Tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi:

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí