Xác Định Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Hữu Hình:


- Phân bổ

Nợ TK 623,627, 641, 642, …

Có TK 142 Giá trị phân bổ 1 lần Có TK 242


Nguyên tắc và phương pháp phân bổ chi phí sử dụng công cụ dụng cụ

+ Nguyên tắc: Nơi nào sử dụng thì chuyển giá trị công cụ vào chi phí nơi đó.

+ Phương pháp phân bổ vào chi phí 1 lần (hay còn gọi công cụ loại phân bổ 100%), loại này thường vận dụng cho công cụ bao bì sử dụng một lần là hỏng như bao xốp gói hàng khi bán, hoặc có thể sử dụng nhiều lần nhưng giá trị công cụ, bao bì quá nhỏ như dụng cụ bấm kẹp, máy tính số đơn giản…

+ Phương pháp phân bổ vào chi phí 2 lần trở lên: loại này thường vận dụng cho công cụ bao bì sử dụng nhiều tháng mới hỏng như bàn ghế làm việc, tủ kệ,…

+ Phương pháp phân bổ như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Giá trị CCDC = giá trị CCDC / số lần phân bổ

- Khi công cụ hư hỏng, kế toán phân bổ chi phí lần cuối cùng theo công thức sau:

Kế toán tài chính 1 - 8

Giá trị phân bổ còn lại – giá trị thu hồi, phế liệu (nếu có)


Ví dụ 9: Kế toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

Đầu kỳ Công ty còn tồn kho một số công cụ trị giá 9.000.000đ và một số bao bì trị giá 8.000.000đ. Tình hình tăng giảm công cụ, dụng cụ tại một Cty như sau:

1. Nhận vốn góp thành lập công ty một số công cụ trị giá 4.000.000đ.

2. Mua một số bao bì trị giá 8.800.000đ, trong đó thuế GTGT 800.000đ, tiền chưa thanh toán, chi phí vận chuyển về nhập kho công ty trả ngay bằng tiền mặt 20.000đ.

3. Xuất một công cụ trị giá 200.000đ, dùng cho văn phòng kinh doanh loại phân bổ 1 lần.

4. Xuất hết số bao bì nhập ở nghiệp vụ 2 dùng cho bán hàng, loại phân bổ 10 tháng trong năm tài chính.

5. Phát hiện mất một số bao bì trong kho trị giá 2.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân.

6. Báo hỏng một tủ kính bán hàng trị giá 1.000.000đ loại phân bổ 10 tháng, mua từ năm trước, đã phân bổ 5 tháng. Nay bị hư hỏng là do khách hàng làm vỡ, cty bắt khách hàng bồi thường 450.000đ bằng tiền mặt.


7. Nhập lại kho một số công cụ đang sử dụng ở bộ phận sản xuất, trị giá còn lại của công cụ là 3.000.000đ, loại công cụ phân bổ 6 tháng trong năm nay.

8. Phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ treo ở kỳ trước trong năm vào chi phí tháng này cho: Chi phí sản xuất chung 2.000.000đ, chi phí QLDN 1.000.000đ.


Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên


b) Kế toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Dn áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, hạch toán nhập xuất công cụ, dụng cụ sử dụng tài khoản 611 tương tư như vật liệu.


CHƯƠNG IV

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

I. KHÁI NIỆM VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

a) Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, đáp ứng được tiêu chuẩn về giá trị do nhà nước ban hành, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, khi tham gia vào SXKD thì bị hao mòn dần và chuyển từng phần giá trị vào CP SXKD

b) Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:

a. Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan). Tài sản cố định phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.

b. Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản cố

định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.


II. TIÊU CHUẨN GHI NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Phaỷi thoả mDn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:


a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;


b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;


c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;


d. Có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mười triệu đồng) trở lên.


III. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1) Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định trong doanh nghiệp:


a) Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp.

c) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy

định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.


2) Căn cứ theo hình thái biểu hiện:


a. Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...

b. Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

3) Căn cứ vào quyền sở hữu đối với TSCĐ


a)TSCĐthuộcquyềnsởhữucủadoanhnghiệp:doDNmuasắm,xâydựng,dogópvốn,đượcNhànướccấp….

b) TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: do DN đi thuê TSCĐ của DN khác theo hình thức thuê hoạt động hoặc thuê tài chính, tuỳ theo hợp đồng, chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định.


B. HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

I. Phân loại TSCĐ hữu hình:

Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:


Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bDi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng... -> TK 2112


Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ... -> TK2113


Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải...-> TK2114


Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt...-> TK2115


Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò...-> TK2116


Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào


năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...-> TK2118


Chú ý: Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đĩ mỗi bộ phận cấu thành cĩ thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đĩ mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nĩ nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định địi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đĩ nếu cùng thoả mDn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mDn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mDn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

II. XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ HỮU HÌNH.

1. Ñònh nghóa:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

2. Các trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ:

Nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

a. Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quy định của pháp luật;

b. Nâng cấp tài sản cố định;

c. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định.


3. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:


a) Tài sản cố định hữu hình mua sắm:


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lDi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...


Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lDi vay.


b. Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của tài sản cố định hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố

định hữu hình tương tự là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đem trao đổi.


c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lDi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lDng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).


d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.


Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đD chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan.


đ. Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến...


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến... là giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính

đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)...


Riêng nguyên giá tài sản cố định hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí


kinh doanh trong kú.


e. Tài sản cố định hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... :


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...


III. ĐỊNH KHOẢN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1) Hạch toán tính hình biến động tăng TSCĐ hữu hình

a) Tài sản cố định hữu hình mua sắm:


Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo hình thức trả ngay: Nợ TK 211

Nợ TK 133


Có TK 111,112,331,311,341

K/c nguồn :nếu có


Nợ TK 414,415,441: nguyên giá Có TK 411: nguyên giá

Ví dụ : Mua TB sản xuất, tổng toán thanh toán 630.000.000đ, trong đó thuế 5% đã thanh toán qua ngân hàng. Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử đã chi bằng tiền mặt (cả thuế 5%) là 3.150.000đ. Biết nguồn vốn để DN bù đắp lấy từ quỹ đầu tư phát triển 300.000.000đ, còn lại lấy từ nguồn vốn ĐTXDCB.


* Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngaycho hoạt động SXKD, ghi:

- Ghi nhận nguyên giá TSCĐ hữu hình :


Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lDi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả tiền ngay

trừ (-) thuế GTGT (nếu có) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).


- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lDi trả chậm, trả góp

phải trả định kỳ).

- Đồng thời tính vào chi phí theo số lDi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Ví dụ : Mua phương tiện vận tải của công ty X, giá mua trả góp 575 triệu đồng, trong đó thuế 50 triệu đồng, lãi trả góp 25 triệu đồng. Thanh toán trong 2 năm, DN đã thanh toán kỳ 1 qua ngân hàng biết TSCĐ được đầu tư từ nguồn vốn ĐTXDCB.


* Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưavào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:


Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá- chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc) Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá- chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331,...

* Trường hợp nhập khẩu TSCĐ hữu hình :

- Khi nhận TSCĐ hữu hình : Nợ TK 211

Có TK 331 : phải trả người bán nước ngoài Có TK 3333 : thuế nhập khẩu

- Thuế GTGT TSCĐ hữu hình nhập khẩu : Nợ TK 133

Có TK 33312

- Khi nộp tiền thuế : Nợ TK 3333

Nợ TK 33312

Có TK 111,112

- Khi trả tiền cho người bán Nợ TK 331

Có TK 111,112

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024