Kế toán tài chính 1 - 7


Nợ TK 154

Có TK 152

Chi phí chế biến phát sinh

Nợ TK 154

Có TK 111, 112, 334, 338, 331…

Nhập lạI kho vật liệu khi chế biến xong Nợ TK 152

Có TK 154

+ Do thuê ngoài gia công chế biến

Xuất vật liệu đi gia công chế biến Nợ TK 154

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Có TK 152

Tiền thuê gia công chế biến phát sinh Nợ TK 154

Kế toán tài chính 1 - 7

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 141, 331…

f./ Mua trả góp:

Nợ TK 152,153,156 : giá trả ngay chưa thuế Nợ TK 133 : thuế VAT

Nợ TK 242 : chênh lệch giá trả góp – giá trả ngay – thuế Có 111,112 : trả lần đầu

Có 331 : trả dần

Định kỳ :

Nợ 331 / Có 111,112 :

k/c tiền lãi:

Nợ 635 / Có 242

Ví dụ 0:

Mua CCDC nhập kho số lượng 300 cái, đơn giá trả ngay chưa thuế GTGT là

300.000 đ/cái, thuế suất thuế GTGT 10%, trả góp là 500.000 đ/cái, trả 20% bằng tiền mặt, còn lại chưa trả tiền người bán. Trả góp trong 10 tháng.



doanh”

g./ Giảm vật liệu:

Xuất kho NVL để tạo ra sản phẩm

Nợ TK 621

Có TK 152

Xuất kho dùng ở phân xưởng

Nợ TK 627

Có TK 152

Xuất kho NVL để bán

Nợ TK 641

Có TK 152

Xuất kho VL để sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642

Có TK 152

Dùng cho xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn tài sản cố định Nợ TK 241

Có TK 152

Dùng cho hoạt động khác

Nợ TK 811

Có TK 152

Đem góp vốn liên doanh

Giá trị vật liệu chế biến liên doanh được theo dõi ở tài khoản 222” Góp vốn liên


TH1: Giá trị vật liệu xuất kho < Giá trị vốn liên doanh chênh lệch tăng có TK711 “

chênh lệch đánh giá lại tài sản”

Nợ TK 222

Có TK 152

Có TK 711

TH2: Giá trị vật tư xuất kho > Giá góp vốn liên doanh Nợ TK 811

Nợ TK 222

Có TK 152


Các ví dụ kế toán tổng hợp

Trong các ví dụ sau đây, yêu cầu giải với 2 trường hợp:

- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Ví dụ 1: Nhập kho đầy đủ theo hóa đơn

Dn mua 100 kg vật liệu A với giá chưa thuế 100.000đ/kg, thuế GTGT khấu trừ 10%, tiền chưa thanh toán. Tiền vận chuyển vật liệu về nhập kho thanh toán bằng tiền tạm ứng 1.000đ/kg.

Giải


Ví dụ 2: Vật liệu về nhập kho trước, hóa đơn về sau

Dn mua 100kg vật liệu A nhập kho theo giá tạm tính 90.000đ/kg, sau đó hóa đơn về với giá chưa thuế 100.000đ/kg, thuế GTGT khấu trừ 10%, tiền chưa thanh toán.

Yêu cầu: Cho biết cách xử lý khi:

- Vật liệu về nhập kho

- Nhận được hóa đơn


Ví dụ 3: Hóa đơn về trước, vật liệu về nhập kho sau

Dn nhận giấy báo Nợ của ngân hàng, rút TGNH trả tiền mua 100kg vật liệu A theo giá mua chưa thuế 100.000đ/kg, thuế GTGT khấu trừ 10%, hàng chưa về nhập kho.

Yêu cầu: Ghi nhận nghiệp vụ trong các trường hợp:

- Cuối tháng NVL vẫn chưa về nhập kho

- Qua tháng sau NVL về nhập kho Giải



Ví dụ 4: Nhập kho vật liệu có phát sinh thừa, thiếu

1) Dn mua 100kg vật liệu A với giá chưa thuế 100.000đ, thuế gtgt khấu trừ 10%, tiền chưa thanh toán, khi nhập kho phát hiện thiếu 10kg chưa rõ nguyên nhân.

Yêu cầu: Cho biết cách xử lý và ghi nhận. Giải:


2) Lấy lại ví dụ trên nhưng giả sử hàng thừa chưa rõ nguyên nhân 10kg. Yêu cầu: Cho biết cách xử lý và ghi nhận.

Có 2 cách giải quyết tình huống này:

+ Cách 1: Lập phiếu nhập kho 110 kg và biên bản hàng thừa, ghi:


+ Cách 2: Lập phiếu nhập kho 100 kg và biên bản hàng thừa giữ dùm, ghi:


Ví dụ 5: Mua vật liệu hưởng chiết khấu thanh toán, giảm giá và bị trả lại

Lấy lại ví dụ 1, giả sử tháng sau bên mua đề nghị:

a/ Trả lại 10kg vật liệu kém phẩm chất và đã xuất kho trả.

b/ Giảm giá cho 40kg vật liệu chất lượng không đồng đều, mỗi kg giảm giá chưa thuế 20.000đ.


c/ Số tiền còn lại thanh toán ngay trước thời hạn bằng TGNH và được hưởng chiết khấu thanh toán tính 1% trên tổng thanh toán còn lại.

Bên bán đồng ý và làm đầy đủ chứng từ hợp pháp. Mọi việc hoàn tất. Yêu cầu: Cho biết cách xử lý và ghi nhận


Ví dụ 6: Xuất vật liệu sử dụng

DN xuất kho 100kg vật liệu, giá xuất kho 100.000đ/kg, dùng cho sx trực tiếp 90 kg, dùng cho quản lý phân xưởng 10kg.


Ví dụ 7: Xuất và nhập vật liệu từ gia công

Dn xuất kho 100 kg vật liệu, giá xuất kho 90.000đ/kg đi gia công, 7 ngày sau hoàn thành đem về nhập lại kho, nhận hóa đơn gia công là 1.100.000đ, trong đó thuế GTGT khấu trừ 100.000đ.

Giải:


Phương pháp kế toán nguyên vật liệu theo kiểm kê định kỳ

TK 611 “Mua hàng”: TK này chỉ dùng khi DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ đối với hàng tồn kho, phản ánh giá trị hàng tồn kho nhập trong kỳ đồng thời dựa vào giá trị hàng tồn kho hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ để xác định và phản ánh giá trị hàng đã xuất trong kỳ.

TK 611 có 2 TK cấp 2:

- 6111 “Mua nguyên vật liệu”

- 6112 “Mua hàng hóa”


Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu đều được phản ánh qua TK 611 “Mua hàng” – chi tiết 6111 “Mua nguyên vật liệu”. TK 151, 152 chỉ phản ánh trị giá vật liệu hiện có đầu kỳ và cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán:

(1) Đầu kỳ, căn cứ trị giá vật liệu hiện có được phản ánh trên TK 151, 152 để chuyển sang TK 6111

Nợ TK 6111

Có TK 151, 152

(2) Trong kỳ, mọi nghiệp vụ nhập vật liệu được hạch toán: Nợ TK 6111 – Trị giá vật liệu nhập

Nợ TK 133 – Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331, …


Ví dụ 8: Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Dn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có số dư đầu kỳ một số tài khoản sau: (đvt: đồng)

- Hàng mua đang đi đường: 10.000.000 (chi tiết vật liệu)

- Vật liệu: 5.000.000

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1- Nhập kho vật liệu 20.000.000, tất cả trả bằng TGNH, chi phí vận chuyển trả ngay bằng tiền mặt 100.000.

2- Hàng mua đang đi đường tháng trước trị giá 10.000.000, nay đã nhập kho đủ, chi phí vận chuyển mua hàng trả bằng TGNH 200.000.

3- Xuất kho vật liệu cho sản xuất

4- Nhập kho vật liệu 8.000.000 tiền mua chưa trả. 5- Xuất kho vật liệu cho sản xuất

6- Cuối tháng kiểm kê hàng tồn kho như sau: Vật liệu trị giá 4.000.000.

Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết rằng có 90% vật liệu dùng cho sx trực tiếp và 10% vật liệu cho quản lý phân xưởng sx.


Giải

Đầu tháng, kế toán kết chuyển số dư đầu kỳ Nợ TK 611 (6111) 13.000.000

Có TK 151 10.000.000

Có TK 152 3.000.000

1/ Nợ TK 6111 20.100.000

Có TK 112 20.000.000

Có TK 111 100.000

2/ Không hạch toán tăng TK 6111 nữa vì đã chuyển tăng từ đầu tháng, kế toán ghi nhận thêm chi phí vận chuyển vào giá gốc vật liệu, ghi:

Nợ TK 6111 200.000

Có TK 112 200.000

3/ Không định khoản khi xuất vật liệu


4/ Nợ TK 6111 8.000.000

Có TK 331 8.000.000

5/ KHông định khoản khi xuất vật liệu 6/ Nợ TK 152 4.000.000

Có TK 6111 4.000.000

Phản ánh số liệu lên TK 6111, tính ra giá trị vật liệu xuất ra trong kỳ:

Giá trị vật liệu xuất ra trong kỳ = 41.300.000 – 4.000.000 = 37.300.000, kế toán ghi: Nợ TK 621 33.570.000 (=37.300.000 x 90%)

Nợ TK 627 3.730.000

Có TK 6111 37.300.000

III. Kế toán công cụ dụng cụ

1. Nội dung

- Công cụ, dụng cụ bao gồm các tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động SXKD nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định, công cụ, dụng cụ có đặc điểm vận động tương tự tài sản cố định nhưng do có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn nên giá trị xuất dùng


được tính hết 1 lần hoặc phân bổ nhiều lần vào chi phí của các đối tượng sử dụng gọi chung là công cụ, dụng cụ bao gồm: Công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển và đồ dùng cho thuê.

2. Chứng từ sử dụng

- Kế toán công cụ, dụng cụ cũng sử dụng các chứng từ như nguyên vật liệu, ngoài ra còn có một số chứng từ đặc thù như:

+ Phiếu báo hỏng công cụ, dụng cụ

+ Bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ

3. Phương pháp kế toán

a) Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK 153 “Công cụ, dụng cụ”: bao gồm trị giá của các công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển và

đồ dùng cho thuê được làm thủ tục nhập, xuất (hoặc tăng, giảm) qua kho.

+ Phương pháp kế toán công cụ, bao bì theo kê khai thường xuyên TK 153 có 3 tài khoản cấp 2:

1531 “Công cụ, dụng cụ” 1532 “Bao bì luân chuyển” 1533 “Đồ dùng cho thuê”

- Phương pháp hạch toán

(1) Khi nhập kho các loại công cụ, dụng cụ : Nợ TK 153 – giá nhập kho

Nợ TK 133 – Thuế GTGT (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, …

(2) Mua công cụ dụng cụ đưa ngay vào sản xuất kinh doanh không nhập kho:

+ Trường hợp công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ Nợ TK 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331, …

+Trường hợp công cụ dụng cụ có giá trị lớn

- Nợ TK 1421 – CDDC sẽ phân bổ trong vòng 12 tháng

- Nợ TK 242 – CDDC sẽ phân bổ từ 12 tháng trở lên Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331, …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024