CHƯƠNG I : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
I. TỔNG QUÁT VỀ VỐN BẰNG TIỀN
1. Dòng lưu chuyển tiền tệ:
Hoạt động tại doanh nghiệp luôn luôn phát sinh các nghiệp vụ thu chi xen kẽ nhau. Các khoản thu là để có vốn bằng tiền để chi. Các khoản chi là để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó có các nguồn thu để đáp ứng các khoản chi .
Dòng lưu chuyển tiền tệ xảy ra liên tục không ngừng, có thời điểm lượng tiền thu nhiều hơn lượng tiền chi, có thời điểm ngược lại nhưng bao giờ doanh nghiệp cũng phải dự trữ một số tiền để đáp ứng kịp thời các khoản chi cần thiết.
Vốn bằng tiền là một loại tài sản lưu động thiết yếu nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp.
2. Xác định vốn bằng tiền và một số nguyên tắc hạch toán:
2.1 Vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất.
Có thể bạn quan tâm!
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Vốn bằng tiền của DN bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển, được DN sử dụng để mua sắm tài sản, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ cũng như trả cổ tức và lợi nhuận phân phối cho các đối tượng.
Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam.
- Đối với các DN mua ngoại tệ dùng trong thanh toán (ghi tăng vốn bằng tiền) thì phải quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch( tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh).
- Khi dùng thanh toán hoặc bán (ghi giảm vốn bằng tiền) thì tính tỷ giá xuất quy đổi ra đồng Việt Nam theo một trong các phương pháp sau: Bình quân gia quyền, FIFO, LIFO, thực tế đích danh.
- Các Dn có ngoại tệ thì còn phải theo dõi chi tiết từng loại nguyên tệ trên TK007”Ngoại tệ các loại”, phản ánh ngoài Bảng cân đối kế toán.
- Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
- Kế toán vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị từng thứ, từng loại…Phương pháp quy đổi ra đồng Việt Nam khi ghi sổ kế toán tăng, giảm vốn bằng tiền tương tự như quy đổi ngoại tệ.
II. Kế toán tiền tại quỹ
1. Nội dung:
Tiền tại quỹ của DN bao gồm: Tiền VN(kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và bảo quản tiền mặt tại quỹ do Thủ quỹ của DN thực hiện.
2. Chứng từ và thủ tục hạch toán
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu (01.TT)
- Phiếu chi (02.TT)
- Biên lai thu tiền (06.TT)
- Bảng kê vàng bạc đá quý (07.TT)
- Bảng kiểm kê quỹ (08a.TT dùng cho VNĐ và 08b.TT dùng cho ngoại tệ, VBĐQ
Thủ tục hạch toán:
Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị
Phiếu chi
Phiếu chi
đã duyệt
1
1
Kế toán quỹ
PHiếu chi
Giao khách hàng
Thủ quỹ
3
PHiếu chi chuyển kế toán quỹ ghi sổ
2
Phiếu chi
1
3. Tài khoản sử dụng:
- Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111”Tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.
TK 111 có 3 TK cấp 2
- TK 1111: Tiền Việt Nam
- TK 1112: Ngoại tệ
- TK 1113: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
- Kết cấu TK 111
TK 111 “Tiền mặt”
SDĐK
-Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý nhập quỹ
-Số tiền thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
SDCK:
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc đá quý tồn quỹ vào cuối kỳ
-Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý xuất quỹ
-Số tiền thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
4. Kế toán tiền tại quỹ là VNĐ
a) Kế toán thu tiền mặt – tiền VN
Sơ đồ 1.1 Kế toán thu tiền mặt tiền VN
1121
1111
Rút TGNH về quỹ tiền mặt
131, 136,
Thu hồi các khoản nợ phải thu
141, 144,
Thu hồi tạm ứng và các khoản ký quỹ, ký cược
121, 128, 221, 222,
Thu hồi các khoản đầu tư ngắn và dài hạn
511, 515,
Thu do bán hàng, do hoạt động đầu tư tài chính, thu khác
338, 344
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn
411, 441,
Nhận vốn góp, vốn được cấp
311, 341
V ay ngắn và dài hạn
Ví dụ 1: kế toán thu tiền mặt- tiền Việt nam
DN tính thuế GTGT khấu trừ, trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút TGNH về quỹ tiền mặt 600.000
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 1.200.000
3. Thu hồi các khoản phải thu khác bằng tiền mặt 500.000
4. Bán hàng thu bằng TM 1.100.000, trong đó thuế GTGT: 100.000
5. Nhận vốn góp bằng tiền mặt là 25.000.000
6. Nhận khoản ký quỹ ngắn hạn bằng tiền mặt là 5.500.000
b) Kế toán chi tiền mặt – tiền VN
Sơ đồ 1.2 Kế toán chi tiền mặt – tiền Việt Nam
1111
Chi thanh toán cho CNV
331, 333, 336, 338
Chi trả nợ cho người bán, trả nợ khác và nộp cho NN
311, 315, 341
Chi trả nợ vay
112 (1121)
Gửi vào ngân hàng
141, 144, 244
Chi tạm ứng, ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn
152, 153, 156, 211
Chi mua vật liệu, hàng hóa, TSCĐ
121, 128 221, 222, 223, 228
Chi để đầu tư ngắn và dài hạn (kể cả cho vay)
621, 622, 627, 641
Chi cho các hoạt động SXKD
338, 344
Chi trả tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn
411
Chi trả lại vốn góp
431, 414
Chi do các quỹ đài thọ
521, 531, 532
Chi trả về khoản giảm giá, chiết khấu và hàng bị trả lại
334
VD2: Kế toán chi tiền mặt – tiền VN
Dn tính thuế GTGT khấu trừ, trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đv:
đồng)
1. Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên 4.000.000
2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi công tác 2.000.000
3. Chi tiền mặt để trả nợ cho người bán 8.000.000
4. Chi tiền mặt để nộp BHXH, KPCĐ và mua BHYT: 800.000
5. Nhập vật liệu trả bằng tiền mặt 2.200.000, trong đó thuế GTGT 200.000
6. Chi tiền mặt trả tiền điện thoại dùng cho bộ phận QLDN là 660.000, trong đó thuế GTGT là 60.000
Giải
3. Kế toán tiền tại quỹ là ngoại tệ
a) Kế toán mua bán ngoại tệ
Sơ đồ 1.3: kế toán mua bán ngoại tệ
635
Chênh lệch
1111, 1121
1112
1111, 1121
Mua ngoại tệ
Bán ngoại tệ
Bán ngoại tệ
515
Chênh lệch
VD3: Kế toán mua bán ngoại tệ
1. Mua 1000 USD nhập quỹ trả bằng tiền mặt VN, tỷ giá giao dịch thực tế mua 16.150 VNĐ/USD.
2. Bán 500 USD tiền mặt và thu bằng tiền mặt VN, tỷ giá ngoại tệ xuất: 16.100 VNĐ/USD, tỷ giá giao dịch thực tế khi bán 16.110 VNĐ/USD.
3. Bán 200 USD tiền mặt và thu bằng tiền mặt VN, tỷ giá thực tế xuất 16.120 VNĐ/USD, tỷ giá giao dịch thực tế bán: 16.105 VNĐ/USD.
Giải
b) Kế toán các trường hợp khác bằng ngoại tệ Sơ đồ 1.4: Các trường hợp khác bằng ngoại tệ
C
635
511, 711
1112
152, 156, 642
Doanh thu bán hàng, thu nhập khác bằng ngoại tệ
635
Chi ngoại tệ mua tài sản và chi trực tiếp cho HĐSXKD
515
131, 138
hênh lệch
311, 331
Thu hồi các khoản phải thu bằng ngoại tệ
Chi ngoại tệ trả nợ
Chênh lệch
635
413
413
Điều chỉnh tỷ giá vào cuối kỳ
Điều chỉnh tỷ giá vào cuối kỳ
Ví dụ 4: Các trường hợp khác bằng ngoại tệ
1. Xuất khẩu hàng thu trực tiếp 1.000USD tiền mặt, tỷ giá giao dịch 16.106 VND/USD.
2. Thu 500 USD tiền mặt do khách hàng thanh toán nợ, tỷ giá giao dịch ghi nhận nợ phải thu là 16.102VND/USD, tỷ giá giao dịch khi thanh toán nợ là 16.108 VND/USD.
3. Xuất 800 USD tiền mặt để mua vật liệu, tỷ giá xuất ngoại tệ là 16.105 VND/USD, tỷ giá giao dịch khi mua vật liệu là 16.110 VND/USD.
4. Xuất 400 USD tiền mặt để trả nợ cho người bán: Tỷ giá giao dịch khi ghi nhận nợ là
16.102 VND/USD, tỷ giá giao dịch khi thanh toán nợ là: 16.120 VND/USD, tỷ giá xuất ngoại tệ 16.105 VND/USD.
Giải
Ví dụ 5: Một khách hàng thiếu nợ DN 2.700.000 và chịu thanh toán bằng 200USD. Vào thời
điểm DN thu tiền, tỉ giá mua của NH Ngoại Thương là 1USD = 13.800
4. Kế toán vàng bạc, đá quý, kim khí quý
Sơ đồ 1.5: Kế toán vàng bạc, đá quý, kim khí quý
Khi xuất vàng ra có thể tính giá vàng theo một trong các phương pháp tính giá xuất như sau:
- Bình quân gia quyền
- Thực tế đích danh
- Nhập trước – xuất trước
- Nhập sau – xuất trước
Trong mọi trường hợp kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại vàng, thương hiệu, quy cách.
Ví dụ 5: Kế toán vàng bạc, đá quý, kim khí quý
Số dư ngày 01/09/200X của TK 111(1113): 42.500.000 (gồm 5 lượng vàng SJC), TK131:”Khách hàng X” 17.000.000 (2 lượng vàng SJC)
.....