Dự Toán Dòng Tiền (Tiền Mặt, Tiền Gửi Ngân Hàng)

Hoặc:

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp


Dự toán tổng thời gian

=

sản xuất sản phẩm


Đơn giá tiền công

x

1 đơn vị thời gian

6.3.3.3. Dự toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như lương nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu quản lý phân xưởng, chi phí công cụ phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài... Ta có thể xây dựng dự toán từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít nhiều vào quy mô hoạt động, do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Mặt khác, ta có thể xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí sản xuất vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí.

Biến phí sản xuất chung thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm.

Dự toán biến phí sản xuất chung

Dự toán sản lượng

= x

sản phẩm sản xuất

Định mức biến phí 1 đơn vị sản phẩm

Biến phí sản xuất cũng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp (biến phí trực tiếp thực chất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp).

Dự toán biến phí sản xuất chung

Dự toán biến phí

= x

trực tiếp

Tỷ lệ biến phí theo dự kiến

Dự toán định phí sản xuất chung thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động. Đồng thời cần phân biệt các định phí bộ phận, định phí chung. Định phí bộ phận thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị, định phí chung thường ổn định trong cả một kỳ dự toán. Dự toán định phí có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm các tài sản cố định dự kiến trong kỳ tới của doanh nghiệp.

Dự toán định phí sản xuất chung

Định phí sản xuất

= x

chung của kỳ trước

Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến

6.3.3.4. Dự toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa từ khâu hoàn thành sản xuất đến người tiêu dùng. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như

lương nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu quản lý bán hàng, chi phí công cụ phục vụ bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài... Ta có thể xây dựng dự toán từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít nhiều vào quy mô hoạt động, do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, nên thường phù hợp với các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ ổn định.

Mặt khác, ta có thể xây dựng dự toán chi phí bán hàng dựa vào nghiên cứu bản chất củ từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí sản xuất vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy việc xây dựng dự toán chi phí bán hàng cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí.

Biến phí bán hàng thường là các khoản như hoa hồng cho nhân viên bán hàng, lương nhân viên bán hàng... Các khoản biến phí thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ .

Dự toán biến phí bán hàng

Dự toán sản lượng

=

sản phẩm tiêu thụ

Định mức biến phí bán

x

hàng 1 đơn vị sản phẩm

Biến phí bán hàng cũng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp.

Dự toán biến phí

=

bán hàng

Dự toán biến phí trực tiếp

Tỷ lệ biến phí theo

x

dự kiến

Dự toán định phí bán hàng thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động, sản lượng tiêu thụ, các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Đồng thời cần phân biệt các định phí bộ phận, định phí chung. Định phí bộ phận thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị như tiền thuê cửa hàng, định phí chung thường ổn định trong cả một kỳ dự toán như chi phí quảng cáo. Dự toán định phí có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm các tài sản cố định dự kiến trong kỳ tới của doanh nghiệp.

Dự toán định phí bán hàng

Định phí bán hàng

= X

của kỳ trước

Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến

6.3.3.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành của ban giám đốc. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như lương nhân viên bộ máy quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu quản lý quản lý doanh nghiệp, chi phí công cụ phục vụ quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài... Ta có thể xây dựng dự toán từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít nhiều vào quy mô hoạt động, do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp và phù hợp với các doanh nghiệp phi lợi nhuận.

Mặt khác, ta có thể xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí

sản xuất vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy việc xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí.

Biến phí quản lý doanh nghiệp thường là các khoản như dịch vụ mua ngoài... Các khoản biến phí thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm sản xuất hay tiêu thụ.

Dự toán biến phí

=

quản lý doanh nghiệp

Dự toán sản

x

lượng sản phẩm

Định mức biến phí quản lý doanh nghiệp 1 đơn vị sản phẩm

Biến phí quản lý doanh nghiệp cũng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp.

Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán biến phí

=

trực tiếp

Tỷ lệ biến phí theo

X

dự kiến

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động, sản lượng tiêu thụ, các quyết định dài hạn trong tương lai. Đồng thời cần phân biệt các định phí tùy ý và định phí bắt buộc. Định phí tùy ý thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị như tiền đầu tư trang thiết bị cho các bộ phận phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính..., định phí bắt buộc thường ổn định trong cả một kỳ dự toán như chi phí thuê văn phòng, tiền thuê đất. Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm các tài sản cố định dự kiến trong kỳ tới của doanh nghiệp.

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp

Định phí quản lý doanh

= X

nghiệp của kỳ trước

Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến

6.3.4. Dự toán dòng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

Dự toán dòng tiền nhằm để khái quát dòng tiền thu, chi trong kỳ tới để các nhà quản trị có các quyết định huy động và sử dụng tiền đúng mục đích nhằm nâng cao hiệu quả mọi hoạt động.

Dự toán dòng tiền bao gồm việc tính toán lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thu và chi liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh. Dự toán này thường được xây dựng theo tuần, tháng, quý, năm. Trong các trường hợp cần thiết có thể xây dựng dự toán theo ngày.

Dự toán dòng tiền là một trong những dự toán quan trọng nhất cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong các quyết định tài chính. Đồng thời nó là nguồn thông tin bổ ích cung cấp cho các đối tượng bên ngoài khi đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay, mua cổ phiếu.

Các dòng tiền dự kiến thu bao gồm tiền từ hoạt động bán hàng, tiền từ hoạt động đầu tư tài chính, tiền từ hoạt động khác.

Các dòng tiền dự kiến chi bao gồm chi cho hoạt động thường xuyên, chi cho hoạt động đầu tư tài chính, chi cho hoạt động khác.

Khi xây dựng dự toán dòng tiền cần chú ý những điểm sau:

- Phải chú ý thời điểm ghi nhận doanh thu và thời điểm thu tiền được thể hiện trên hóa đơn và hợp đồng kinh tế.

- Phải chú ý thời điểm nhận hàng, ghi nhận chi phí và thời điểm thanh toán tiền cho nhà cung cấp được thể hiện trên hóa đơn, biên bản giao nhận và hợp đồng kinh tế.

- Phải loại trừ các khoản chi không bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng như chi phí khấu hao, chi phí dự phòng, chi phí trích trước, chi phí chờ phân bổ.

- Phải xây dựng số dư tiền tối thiểu tại đơn vị bao gồm số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng nhằm ổn định hoạt động kinh doanh ở mức thấp nhất.

6.3.5. Dự toán báo cáo tài chính

6.3.5.1. Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm để khái quát tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kỳ tới. Từ đó các nhà quản trị chủ động trong các quyết định điều hành doanh nghiệp

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho mọi đối tượng các chỉ tiêu dự kiến về kết quả kinh doanh trong kỳ tới. Từ các chỉ tiêu phản ánh kết quả sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng hoạt động và toàn doanh nghiệp, nguồn thông tin hữu ích đó sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, đối tác liên doanh đưa ra quyết định tối ưu.

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh thường dựa vào các dự toán khác đã xây dựng như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí...

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh có thể được xây dựng theo 1 trong 2 phương pháp xác định chi phí trực tiếp và toàn bộ.

DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO PHƯƠNG PHÁP TOÀN BỘ

Quý... năm N


Chỉ tiêu

Tháng …

Tháng …

Tháng …

Tổng

1. Doanh thu





2. Giá vốn hàng bán





3. Lợi nhuận gộp (3 = 2-1)





4. Chi phí bán hàng





5. Chi phí quản lý doanh nghiệp





6. Lợi nhuận trước thuế (6 = 3-4-5)





7. Chi phí thuế TNDN





8. Lợi nhuận sau thuế TNDN (8 =6 -7)





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 20

DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

Quý .... năm N


Chỉ tiêu

Tháng…

Tháng …

Tháng …

Tổng

1. Doanh thu





2. Chi phí khả biến

a. Biến phí sản xuất

b. Biến phí bán hàng

c. Biến phí quản lý doanh nghiệp





3. Số dư đảm phí (3 = 2-1)





4. Định phí

a. Định phí sản xuất

b. Định phí bán hàng

c. Định phí quản lý doanh nghiệp





5. Lợi nhuận trước thuế (5 = 3-4)





6. Chi phí thuế TNDN





7. Lợi nhuận sau thuế (7 = 5-6)





Trong đó biến phí sản xuất được xác định như sau:

Dự toán biến phí sản xuất

Biến phí nguyên

=

vật liệu trực tiếp

Biến phí nhân

+

công trực tiếp

Biến phí sản

+

xuất chung

Trong doanh nghiệp thương mại biến phí sản xuất thực chất là biến phí mua hàng, được xác định như sau:

Dự toán biến

=

phí mua hàng

Dự toán sản phẩm tiêu thụ

Đơn giá mua

x

hàng dự kiến


6.3.5.2. Dự toán Bảng cân đối kế toán

Dự toán Bảng cân đối kế toán nhằm để khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới. Từ đó các nhà quản trị thấy được khả năng tài chính dự kiến và chủ động trong các quyết định huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Căn cứ lập dự toán Bảng cân đối kế toán là Bảng cân đối kế toán của năm trước và các dự toán khác của doanh nghiệp.

Hệ thống các bảng dự toán trên của doanh nghiệp có thể được khái quát qua sơ đồ sau:


Dự toán dự trữ thành phẩm

Dự toán sản xuất

Dự toán chi phí bán hàng

Dự toán giá thành sản xuất

Dự toán chi phí tài chính

Dự toán tiêu thụ

Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán

Dự toán hoạt động



Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí sản xuất chung





Dự toán giá vốn

hàng bán


Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp



Dự toán tài chính


Dự toán vốn

Dự toán vốn bằng tiền

Bảng cân đối kế toán dự toán

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán


Sơ đồ 6.2. Trình tự xây dựng dự toán ngân sách trong doanh nghiệp

Ví dụ 6.3:

Tình hình chi phí, sản xuất, tiêu thụ của công ty Hoàng Minh dự kiến năm N theo số liệu sau:

- Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự tính là 150.000 sản phẩm/ năm, trong đó từng quý lần lượt là 15.000; 45.000; 60.000 và 30.000. Giá bán dự kiến: 50.000 đồng/ sản phẩm và không đổi.

- Bảng tổng hợp định mức chi phí tiêu chuẩn và đơn giá như sau:

Khoản mục chi phí

Định mức cho 1 sản phẩm

Đơn giá 1 đơn vị (đồng)

Chi phí 1 sản phẩm (đồng)

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2,5kg

2.000

5.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp

3h

6.000

18.000

3. Biến phí sản xuất chung

3h

1.500

4.500

4. Định phí sản xuất chung

3h

3.500

10.500

5. Chi phí sản xuất 1 sản phẩm



38.000

Yêu cầu:

1. Lập dự toán tiêu thụ sản phẩm và dự kiến số tiền thu được, biết 60% doanh thu bán hàng được thu ngay trong quý, 40% sẽ được thu ở quý sau. Số tiền phải thu quý 4 năm trước chuyển sang là 200.000.

2. Lập dự toán sản xuất sản phẩm biết số thành phẩm cần dự trữ cuối kỳ bằng 20% số thành phẩm cần bán trong kỳ tiếp theo. Số thành phẩm tồn kho cuối quý 4 năm kế hoạch dự tính là 3.000 sản phẩm.

3. Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu biết số nhu cầu nguyên vật liệu cần dự trữ cuối kỳ bằng 5% số nhu cầu được dùng để sản xuất ở quý sau. Số nguyên vật liệu tồn kho cuối quý 4 dự tính là 3.000 kg. Lập lịch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp biết 60% phải trả ngay trong quý, còn lại trả hết vào quý sau.

4. Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp.

5. Lập dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

6. Lập dự toán chi phí sản xuất chung biết định phí sản xuất chung phân bổ đều trong quý. Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất cả năm là 401.000.000.

7. Lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biết biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp dự tính cho 1 sản phẩm là 2.000. Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp như sau:

- Quảng cáo dự tính là 20.000.000 đồng/năm.

- Lương nhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 200.000.000 đồng/năm.

- Chi bảo hiểm là 48.000.000 đồng/năm.

- Tiền thuê tài sản cố định trong quý 2 là 8.000.000 đồng và quý 4 là 22.000.000 đồng.

8. Lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh biết thuế TNDN là 20%, số tiền lãi vay phải trả là 216.900.000 đồng, trong đó quý 3 là 90.000.000 đồng, còn lại là của quý 4. Biết rằng giá vốn hàng bán bằng 76% doanh thu của quý.

9. Lập dự toán dòng tiền biết:

- Mua thiết bị mới lần lượt cho các quý là 120.000.000 đồng, 100.000.000 đồng, 100.000.000 đồng và 200.000.000 đồng.

- Chia cổ tức với tỷ lệ 6,4%/năm, mức chia cho các quý là đều nhau.

- Trả tiền vay ngân hàng: trong quý 3 trả nợ gốc là 400.000.000 đồng vay từ quý

1. Trong quý 4 trả nợ là 493.000.000 đồng trong đó vay từ quý 1 là 213.000.000 đồng, qúy 2 là 280.000.000 đồng, biết lãi suất tiền vay là 30%/năm.

10. Lập dự toán bảng cân đối kế toán với bảng cân đối kế toán năm trước như sau:

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

I. Tài sản ngắn hạn

739.250

I. Nợ phải trả

132.000

1. Tiền mặt

420.000

1. Phải trả người bán

132.000

2. Phải thu người mua

200.000



3. Nguyên vật liệu

5.250



4. Thành phẩm tồn kho

114.000



II. Tài sản dài hạn

3.000.000

II. Nguồn vốn chủ sở hữu

3.607.250

1. Nhà xưởng

2.600.000

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2.500.000


2. Máy móc thiết bị


2.200.000

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối


1.107.250

3. Hao mòn TSCĐ

(1.800.000 )



Tổng

3.739.250

Tổng

3.739.250

Tài sản

Bài giải

1. Lập dự toán tiêu thụ sản phẩm:


Chỉ tiêu

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Tổng

1. Sản lượng tiêu thụ kế hoạch

(sản phẩm)

15.000

45.000

60.000

30.000

150.000

2. Đơn giá bán (ngàn đồng)

50

50

50

50

50

3. Doanh thu kế hoạch (3=

1x2) (ngàn đồng)

750.000

2.250.000

3.000.000

1.500.000

7.500.000

Lập lịch thu tiền của người mua:

ĐVT: 1.000 đồng


Chỉ tiêu

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Tổng

1. Phải thu kỳ trước

200.000




200.000

2. Phải thu quý 1

450.000

300.000



750.000

3. Phải thu quý 2


1.350.000

900.000


2.250.000

4. Phải thu quý 3



1.800.000

1.200.000

3.000.000

5. Phải thu quý 4




900.000

900.000

Tổng

650.000

1.650.000

2.700.000

2.100.000

7.100.000

2. Lập dự toán sản xuất


Chỉ tiêu

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Tổng

1. Sản lượng tiêu thụ kế hoạch (sản

phẩm)

15.000

45.000

60.000

30.000

150.000

2. Sản lượng tồn cuối kỳ (sản phẩm)

9.000

12.000

6.000

3.000

3.000

3. Tổng nhu cầu sản phẩm (3 = 1+2)

24.000

57.000

66.000

33.000

153.000

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022