Nguyên Tắc Và Phương Pháp Xây Dựng Định Mức

6.2.2. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng định mức

Để xây dựng được một định mức khoa học, phù hợp với thực tế đòi hỏi các nhà quản trị phải kết hợp hài hòa sự hiểu biết giữa lý thuyết và thực tế. Song, một định mức được xây dựng thường dựa trên những nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất sản phẩm thực tế của doanh nghiệp, các định mức thực tế của những kỳ trước đã xây dựng.

- Căn cứ vào điều kiện kinh tế, đặc điểm sản xuất kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất thực tế của doanh nghiệp, để xây dựng định mức chuẩn cho kỳ này.

- Việc xây dựng định mức đòi hỏi phải có sự kết hợp cao giữa chuyên môn nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tư duy sáng tạo của các chuyên gia xây dựng định mức.

Một định mức xây dựng thường được thể hiện qua những hình thức sau:

- Định mức lý tưởng (Định mức lý thuyết) đó là những định mức có thể đạt được trong điều kiện hoàn hảo nhất. Để đạt được định mức này đòi hỏi công nhân phải có trình độ tay nghề cao trong suốt thời gian lao động, máy móc thiết bị không được gián đoạn và hư hỏng. Do vậy định mức này thường được đưa ra tham khảo để xây dựng định mức thực tế.

- Định mức thực tế là định mức được xây dựng căn cứ và điều kiện thực tế của quá trình sản xuất sao cho phù hợp. Định mức này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị để phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí từ đó đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Định mức thực tế thường được sử dụng xây dựng các dự toán ngân sách của doanh nghiệp.

Vậy xây dựng định mức chi phí trong các doanh nghiệp thường là công việc khó khăn, phức tạp. Để xây dựng định mức chi phí khoa học ngoài việc am hiểu các kiến thức tổng hợp còn phụ thuộc vào các phương pháp xây dựng. Thông thường các doanh nghiệp thường vận dụng các phương pháp xây dựng sau:

- Phương pháp thí nghiệm: Theo phương pháp này định mức được xây dựng dựa trên các thông số kỹ thuật của sản phẩm, điều kiện sản xuất, trình độ của người lao động và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp. Sau khi xây dựng xong tiến hành thử nghiệm định mức trong phòng thí nghiệm của công ty về các tiêu chuẩn và thông số. Từ đó mới được công khai áp dụng định mức trong thực tế.

- Phương pháp sản xuất thử: Theo phương pháp này định mức được xây dựng tương tự như phương pháp trên. Sau đó đưa định mức vào sản xuất thử các sản phẩm. Sau một thời gian sản xuất thử, tiến hành phân tích, đánh giá tính ưu điểm và tồn tại của định mức, bổ sung thêm những điểm cần thiết. Từ đó mới được công khai áp dụng định mức trong thực tế.

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Theo phương pháp này phải dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ, từ đó xác định định mức chi phí trung bình.

Đồng thời kết hợp với các điều kiện thực tiễn để xây dựng định mức chi phí hợp lý trong kỳ.

6.2.3. Các định mức chi phí trong doanh nghiệp

Xây dựng định mức chi phí trong các doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị, công việc này đòi hỏi sự phức tạp và khó khăn mới có các định mức khoa học, tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế. Khi xây dựng định mức chi phí ngoài việc dựa trên những cơ sở khoa học đã trình bày trên còn dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp, yêu cầu thông tin quản lý, tính chất của sản phẩm, dịch vụ, đơn giá vật tư, đơn giá nhân công, nguồn hàng cung ứng để xây dựng định mức khoa học.

6.2.3.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuất của nhiều loại sản phẩm. Do vậy để hạ giá thành sản phẩm các nhà quản trị cần tăng cường công tác kiểm soát chi phí này thông qua định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thường phụ thuộc vào 2 yếu tố:

- Số lượng nguyên vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm .

- Giá thực tế của 1 đơn vị sản phẩm.

Nguyên nhân chung tính toán định mức chi phí nguyên vật liệu, trước hết phải dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật về sản phẩm đó. Từ đó xác định số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần sử dụng, dự tính các vật liệu có khả năng thay thế. Khi xác dịnh số lượng vật liệu sử dụng cần dựa trên trình độ tay nghề của công nhân đối với sản phẩm cụ thể.

Khi xác định đơn giá vật liệu chính, vật liệu phụ tiêu dùng cho các loại sản phẩm cần căn cứ vào giá thực tế trên thị trường thu mua, phí vận chuyển, định mức hao hụt, nguồn cung ứng. Sau khi xác định được số lượng vật liệu và đơn giá ta xây dựng định mức chi phí vật liệu cho đơn vị sản phẩm:

Định mức chi phí nguyên vật liệu cho = 1 đơn vị sản phẩm

Số lượng vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm

Đơn giá thực tế

x

nguyên vật liệu

Như vậy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến định mức nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm: Số lượng vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá thực tế của vật liệu. Bằng phương pháp loại trừ ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố đến sự tăng giảm định mức chi phí nguyên vật liệu.

Ví dụ 6.1: Doanh nghiệp X dự kiến sản xuất ra bàn làm việc ký hiệu B10. Định mức nguyên vật liệu như sau:

- Gỗ 0,2m3 cho 1 sản phẩm, đơn giá: 1triệu đồng/m3

- Sắt 2kg cho 1 sản phẩm, đơn giá: 15.000 đồng/kg

- Sơn 0,2kg cho 1 sản phẩm, đơn giá: 35.000 đồng/ kg

Bài giải

Ta có:

Định mức gỗ cho 1 sản phẩm: 0,2 x 1.000.000 = 200.000

Định mức sắt cho 1 sản phẩm: 2 x 15.000 = 30.000

Định mức sơn cho 1 sản phẩm: 0,2 x 35.000 = 7.000

Vậy định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm B10 là: 237.000

6.2.3.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ thủ công. Ví dụ: công ty may thủ công. Do vậy để hạ giá thành sản phẩm các nhà quản trị cần tăng cường công tác kiểm soát chi phí này thông qua định mức chi phí nhân công trực tiếp. Mặt khác, định mức chi phí nhân công trực tiếp phụ thuộc nhiều vào quan điểm trả tiền công của chủ doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế của xã hội, nhận thức của người lao động. Nhưng nhìn chung định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.

- Giá thực tế của 1 đơn vị thời gian.

Nguyên tắc chung tính toán định mức chi phí nhân công trực tiếp, trước hết phải dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật về sản phẩm đó. Từ đó xác định lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. Khi xác định lượng thời gian cần thiết dựa trên trình độ tay nghề của từng loại công nhân đối với sản phẩm cụ thể. Đồng thời gắn với các điều kiện trung bình của môi trường làm việc có tính đến thời gian nghỉ ngơi của công nhân, thời gian bảo dưỡng máy móc, máy chạy không tải.

Khi xác định thời gian lao động cần thiết cho 1 đơn vị sản phẩm có thể dựa vào hệ thống bấm giờ tự động cho 1 sản phẩm hoàn thành. Hoặc chia sản phẩm thành từng thao tác khác nhau, sau đó xác định thời gian của mỗi thao tác và tổng hợp lại thành thời gian cần thiết tạo ra 1 sản phẩm.

Khi xác định đơn giá 1 đơn vị thời gian cần chú ý tới trình độ tay nghề của từng loại công nhân để thực hiện những thao tác đó. Xác định đơn giá của 1 đơn vị thời gian thường đi kèm các khoản phụ cấp nếu có, như bảo hiểm, trách nhiệm, độc hại... Sau khi xác định được lượng thời gian và đơn giá ta xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm.

Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm

Lượng thời gian cần

= thiết tiêu hao cho 1 x đơn vị sản phẩm

Đơn giá thực tế 1 đơn vị thời gian

Như vậy, có 2 nhân tố ảnh hưởng đến định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm: Lượng thời gian sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá thực tế của 1 đơn vị thời gian. Bằng phương pháp loại trừ ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm định mức chi phí nhân công trực tiếp

Ví dụ 6.2: Doanh nghiệp X dự kiến sản xuất ra bàn làm việc ký hiệu B10. Định mức thời gian như sau:

- Thời gian sản xuất của công nhân bậc 3: 2 giờ, công nhân bậc 2: 1 giờ

- Thời gian nghỉ ngơi của công nhân bậc 3: 10 phút, công nhân bậc 2: 5 phút

- Đơn giá tiền công của công nhân bậc 3: 18.000 đồng, bậc 2: 16.000 đồng

Bài giải

- Tiền công của công nhân bậc 3: (18.000 x 2) + 3.000 = 39.000

- Tiền công của công nhân bậc 2: (15.000 x 1) + 1.250 = 16.250

Vậy định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 sản phẩm B10 là 55.250

6.2.3.3. Định mức chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố của chi phí thường bao gồm phần định phí và biến phí. Do vậy, xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cần gắn với từng yếu tố chi phí cụ thể. Đối với các yếu tố mang tính chất biến phí cần dựa vào các định mức cho 1 đơn vị sản phẩm. Các yếu tố mang tính chất định phí thường xác định phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Mặt khác xây dựng định mức chi phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào đặc điểm chi phí trực tiếp của các doanh nghiệp, quy mô giới hạn hoạt động, yêu cầu quản lý của các cấp.

- Trường hợp chi phí sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí trực tiếp, có thể áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định, định mức biến phí sản xuất chung dựa trên định mức chi phí trực tiếp và tỷ lệ biến phí sản xuất chung so với chi phí trực tiếp.

Định mức biến phí sản xuất chung cho 1 đơn =

vị sản phẩm

Định mức chi phí trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm

Tỷ lệ biến phí sản x xuất chung so với

chi phí trực tiếp

- Trường hợp doanh nghiệp xác định được các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung một cách khoa học, hợp lý thì xác định định mức biến phí sản xuất chung trên cơ sở ước tính tổng chi phí sản xuất chung và dự toán tổng tiêu thức phân bổ, xác định đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung.

Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung

Tổng biến phí sản xuất chung ước tính

=

Tổng tiêu thức phân bổ


Định mức biến phí sản xuất chung


= Định mức phân bổ biến phí sản xuất chung


x Đơn vị tiêu chuẩn cho 1 đơn vị hoạt động

Định phí sản xuất chung thường là những chi phí không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Do vậy căn cứ vào mức định phí hàng kỳ và tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung ta xác định tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung.

Tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung

= Tổng định phí sản xuất chung Tổng tiêu thức phân bổ


Định mức định phí sản xuất chung

Tỷ lệ phân bổ định

=

phí sản xuất chung

Đơn vị tiêu chuẩn cho

x

1 đơn vị hoạt động

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức chi phí sản xuất chung ta kết hợp phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp.

Bên cạnh các định mức chi phí sản xuất, trong doanh nghiệp còn các định mức chi phí bán hàng và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thường mang tính chất biến phí và định phí, do vậy cách xây dựng định mức và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức tương tự như chi phí sản xuất chung.

6.3. Hệ thống dự toán ngân sách của doanh nghiệp

Hệ thống dự toán ngân sách của doanh nghiệp gồm các bảng dự toán riêng biệt cho từng bộ phân chức năng, từng sản phẩm dịch vụ, từng thời hạn. Tuy nhiên chúng có quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau cùng thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.

6.3.1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh, thông qua tiêu thụ mới thúc đẩy quá trình kinh doanh tiếp theo. Quá trình sản xuất mà không tiêu thụ hoặc tiêu thụ kém gây đình trệ trong toàn bộ quá trình kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nguyên nhân dẫn đến phá sản.

Do vậy trong các doanh nghiệp kinh doanh, dự toán tiêu thụ là khâu quan trọng nhất nó thường được xây dựng đầu tiên và là cơ sở để xây dựng các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ có thể xây dựng cho từng mặt hàng cụ thể, nhóm mặt hàng và toàn doanh nghiệp hoặc có thể xây dựng theo thời gian tiêu thụ từng cửa hàng, thị trường...

Dự toán tiêu thụ thường bao gồm dự toán doanh thu, dự toán khối lượng sản phẩm, hàng hóa và dự toán thu tiền. Căn cứ để xây dựng dự toán tiêu thụ cần phải tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ xây dựng dự toán:

- Sản lượng tiêu thụ của kỳ trước và dự báo sản lượng tiêu thụ của kỳ dự toán. Chỉ tiêu sản lượng dự toán rất quan trọng nó phụ thuộc vào kết quả thăm dò nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mà doanh nghiệp tiến hành, trình độ chuyên môn của cán bộ dự toán.

- Sản lượng tồn kho đầu kỳ, cơ cấu các mặt hàng tồn kho, sản lượng dự trữ cuối kỳ mong muốn, sản lượng sản xuất, thu mua dự kiến.

- Chính sách giá của doanh nghiệp, đơn giá cho từng mặt hàng cụ thể

- Các đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa có khả năng cung cấp và những đơn đặt hàng mới dự kiến.

- Các phương thức thanh toán tiền hàng, thời hạn thanh toán. Các hình thức quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chiết khấu, giảm giá... đều tác động tới mức tiêu thụ.

- Nhu cầu thị hiếu của khách hàng, mức thu nhập của từng vùng dân cư.

Trên cơ sở phân tích các thông tin trên, dự kiến mức sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng, đơn giá bán để xác định doanh thu

Dự toán doanh thu của

=

từng mặt hàng

Dự kiến sản

x

lượng tiêu thụ

Đơn giá bán

Từ đó ta xác định được dự toán doanh thu của toàn doanh nghiệp

DỰ TOÁN DOANH THU

Tháng.... năm....


Chỉ tiêu

Sản phẩm

A

Sản phẩm

B

Sản phẩm

C

…..

Tổng

1. Sản lượng dự kiến






2. Đơn giá bán dự kiến






3. Doanh thu dự toán (3 = 1x2)






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 19

Từ dự toán doanh thu tiêu thụ, thời hạn thanh toán tiền ta xác định được số tiền dự kiến thu được trong kỳ tới

Dự toán số tiền thu được

=

của từng hợp đồng

Doanh thu của từng hợp đồng

Tỷ lệ % thanh

x

toán trong kỳ

6.3.2. Dự toán sản lượng sản xuất kinh doanh

Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất hay sản lượng hàng hóa thu mua trong các loại hình doanh nghiệp nhằm dự kiến các mức hoạt động trong kỳ tới, giúp cho các nhà quản trị chủ động trong mọi quyết định.

Dự toán này giúp doanh nghiệp chủ động trong quyết định sản xuất, dự kiến lượng tồn kho cũng như tránh ứ đọng vốn quá nhiều hay thiếu sản phẩm tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Căn cứ để xây dựng dự toán sản xuất bao gồm:

- Dự toán sản lượng tiêu thụ.

- Dự toán hàng tồn đầu kỳ, cuối kỳ.

Ngoài ra, dự toán còn dựa vào khả năng sản xuất của doanh nghiệp, khả năng tài chính, chu kỳ kinh doanh, môi trường sản xuất, thị trường cung ứng...

Từ sự phân tích trên ta xây dựng dự toán sản lượng sản xuất như sau:

Dự toán sản

lượng sản phẩm = sản xuất

Sản lượng dự kiến tồn kho cuối kỳ

Sản lượng

+ dự toán tiêu - thụ trong kỳ

Sản lượng dự kiến tồn kho đầu kỳ

Trong doanh nghiệp thương mại, dự toán sản lượng hàng hóa thu mua như sau:

Dự toán sản

lượng hàng hóa = thu mua

Sản lượng dự kiến tồn kho cuối kỳ

Sản lượng

+ dự toán tiêu - thụ trong kỳ

Sản lượng dự kiến tồn kho đầu kỳ

Từ đó ta xác định được dự toán sản lượng sản xuất của toàn doanh nghiệp

DỰ TOÁN SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT

Quý .....năm N


Chỉ tiêu

Tháng…

Tháng …

Tháng …

Quý …

1. Sản lượng dự toán tiêu thụ





2. Sản lượng tồn cuối kỳ dự kiến





3. Tổng nhu cầu sản lượng (3 = 1+2)





4. Sản lượng tồn đầu kỳ dự kiến





5. Sản lượng dự toán sản xuất trong kỳ (5 = 3-4)





Dự toán số tiền mua hàng hóa trong kỳ:

Dự toán số tiền

=

mua hàng

6.3.3. Dự toán chi phí

Sản lượng hàng

x

mua dự toán

Đơn giá mua dự kiến

6.3.3.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm thường mang tính chất biến phí. Do vậy tổng mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường tỷ lệ với sản lượng sản phẩm sản xuất, đây chính là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình xây dựng dự toán nhanh và chính xác.

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh toàn bộ các khoản chi phí vật liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc thu mua kịp thời vật tư, đảm bảo sản xuất liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường dựa vào những cơ sở sau:

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho1 đơn vị sản phẩm .

- Đơn giá dự toán nguyên vật liệu sử dụng. Thông thường đơn giá nguyên vật liệu khi lập dự toán thường ổn định trong cả một kỳ. Tuy nhiên, đơn giá vật liệu cũng phụ thuộc vào các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho.

- Dự toán về sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tới.

Từ những thông tin trên, ta xác định được dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các sản phẩm

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trong đó:

Dự toán lượng

=

vật liệu sử dụng

Đơn giá vật liệu

x

dự kiến

Dự toán lượng vật liệu sử dụng

Hoặc:

Sản lượng sản phẩm

= x

sản xuất dự toán

Định mức tiêu hao vật liệu

Dự toán chi phí nguyên

=

vật liệu trực tiếp

Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất

Định mức chi phí nguyên

x

vật liệu cho 1 sản phẩm

6.3.3.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm thường mang tính chất biến phí có mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên trong một số doanh nghiệp được đầu tư công nghệ hiện đại thì chi phí nhân công trực tiếp thường ít bị chi phối bởi quy mô hoạt động. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình xây dựng dự toán nên cần xem xét và phân tích thận trọng.

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp phản ánh toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, bảo hiểm... của công nhân trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong các quyết định sử dụng lao động, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, khuyến khích tăng năng suất lao động.

Dự toán này có tác dụng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động một cách hợp lý, không quá dư thừa hoặc thiếu, góp phần giảm chi phí, đồng thời xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp.

Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nhân công trực tiếp thường dựa vào những cơ sở sau:

- Định mức lao động để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm như thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 sản phẩm.

- Đơn giá dự toán 1 đơn vị thời gian hay 1 sản phẩm.

- Cơ cấu sử dụng lao động, trình độ chuyên môn và tay nghề của từng loại lao động.

- Các thông tin về môi trường làm việc, khả năng cung ứng nguồn lao động, nhu cầu tuyển dụng...

- Dự toán về sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tới.

Từ những thông tin trên, ta xác định được dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán sản lượng

=

sản phẩm sản xuất

Định mức tiền

x

công 1 sản phẩm

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí