Phương Pháp Xác Định Chi Phí Để Phục Vụ Phân Tích Báo Cáo Bộ Phận

Chỉ tiêu

5.3. Phương pháp xác định chi phí để phục vụ phân tích báo cáo bộ phận

5.3.1. Phương pháp xác định chi phí trực tiếp

Phương pháp xác định chi phí này chỉ có những chi phí của quá trình sản xuất trực tiếp biến động theo hoạt động sản xuất mới được xem là chi phí sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất theo phương pháp này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và biến phí sản xuất chung. Như vậy theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, giá thành sản xuất sản phẩm chỉ bao gồm biến phí sản xuất. Phần định phí sản xuất được xem như là chi phí thời kỳ giống như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Những khoản chi phí này được tính hết vào chi phí trong kỳ, do đó tổng chi phí tăng, lợi nhuận giảm so với phương pháp toàn bộ. Nếu có sản phẩm tồn kho thì trị giá của hàng tồn kho cũng không bao gồm các khoản chi phí trên vì khoản chi này liên quan đến khả năng sản xuất hơn là việc tiêu thụ trong kỳ.

5.3.2. Phương pháp xác định chi phí toàn bộ

Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Như vậy theo phương pháp này giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm cả biến phí và định phí. Định phí sản xuất chung được trừ dần theo số lượng sản phẩm tiêu thụ. Bất kỳ sản phẩm nào còn tồn kho đều có chứa định phí sản xuất chung. Do vậy, lợi nhuận của báo cáo kết quả kinh doanh lập theo phương pháp toàn bộ thường cao hơn lợi nhuận của báo cáo kết quả kinh doanh lập theo phương pháp trực tiếp.

Ví dụ 5.5: Có số liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp X như sau (ĐVT: 1.000 đồng)

1. Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ: 6.000

2. Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ: 5.000

3. Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ: 0

4. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.000

+ Chi phí nhân công trực tiếp: 4.000

+ Chi phí sản xuất chung khả biến: 1.000

+ Chi phí BH&QLDN khả biến: 3.000

5. Chi phí bất biến hàng năm

+ Chi phí bất biến sản xuất chung (1.000đồng): 30 triệu

+ Chi phí bất biến BH&QLDN (1.000 đồng): 10 triệu

6. Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000 đồng): 20.000.

Yêu cầu:

1. Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo phương pháp chi phí toàn bộ và chi phí trực tiếp.

2. Xác định giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo 2 phương pháp trên.

3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp trên và giải thích sự khác biệt.

Bài giải

* Theo phương pháp trực tiếp

Chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm là:

2.000 + 4.000 + 1.000 = 7.000 (ngàn đồng/sản phẩm)

* Theo phương pháp toàn bộ

Chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm là:

7.000 + 30.000.000 /6.000 =12.000 (ngàn đồng/sản phẩm)

+ Xác định giá thực tế tồn kho cuối kỳ

- Theo phương pháp trực tiếp: 7.000 x 1.000 = 7.000.000 (ngàn đồng)

- Theo phương pháp toàn bộ: 12.000 x 1.000 = 12.000.000 (ngàn đồng)

Báo cáo kết quả kinh doanh

theo phương pháp toàn bộ (theo chức năng)


Chỉ tiêu

Số tiền

1. Doanh thu tiêu thụ ( 5.000 x 20.000)

100.000.000

2. Giá vốn khá biến ( 5.000 x 12.000)

60.000.000

3. Lợi nhuận gộp

40.000.000

4. Chi phí bán hàng và QLDN ( 5.000 x 3.000 + 10 triệu)

25.000.000

5. Thu nhập thuần

15.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 17

Báo cáo kết quả kinh doanh theo

phương pháp trực tiếp (theo cách ứng xử của chi phí)


Chỉ tiêu

Số tiền

1. Doanh thu tiêu thụ

100.000.000

2. Chi phí khả biến

50.000.000

a. Chi phí khả biến sản xuất (7.000 x 5.000)

35.000.000

b. Chi phí khả biến BH&QLDN (3.000 x 5.000)

15.000.000

3. Lợi nhuận gộp

50.000.000

4. Định phí

40.000.000

a. Định phí sản xuất

30.000.000

b. Định phí BH&QLDN

10.000.000

5. Thu nhập thuần

10.000.000

Nhận xét:

Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất 6.000 sản phẩm, tiêu thụ 5.000 sản phẩm tồn kho đầu kỳ = 0; tồn kho cuối kỳ 1.000 sản phẩm. Do vậy, thu nhập thuần theo báo cáo kết quả kinh doanh của phương pháp toàn bộ sẽ cao hơn thu nhập thuần theo báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp 5 triệu đồng. Nguyên nhân là do:

- Ta thấy định phí sản xuất chung mỗi đơn vị sản phẩm là 5.000 như vậy theo phương pháp toàn bộ khi tồn kho 1.000 sản phẩm thì toàn bộ phần định phí sản xuất chung của 1.000 sản phẩm sẽ được nằm trong hàng tồn kho không được tính vào chi phí của kỳ hạch toán dẫn đến thu nhập thuần của phương pháp toàn bộ sẽ cao hơn phương pháp trực tiếp 5 triệu đồng

- Theo báo cáo kết quả kinh doanh của phương pháp trực tiếp thu nhập thuần của phương pháp trực tiếp thấp hơn so với phương pháp toàn bộ lầ 5 triệu đồng do tồn kho

1.000 sản phẩm nên toàn bộ định phí của sản phẩm tồn kho sẽ được tính hết vào chi phí của kỳ hạch toán nên thu nhập thuần giảm

5.4. Phân tích báo cáo bộ phận

Mục đích của phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo các phương pháp xác định chi phí nhằm để xem xét ảnh hưởng của 2 phương pháp xác định chi phí đến kết quả kinh doanh thuộc báo cáo thu nhập của nhiều kỳ, từ đó có các quyết định về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các báo cáo kết quả kinh doanh ngoài các phương pháp xác định chi phí trên, như các phương pháp xác định giá vốn hàng xuất trong kỳ: phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân cả kỳ dữ trữ, phương pháp giá thực tế đích danh. Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

5.4.1. Số lượng sản phẩm sản xuất không thay đổi, số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

- Khi số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận bằng nhau trong cả 2 phương pháp tính vì không tồn tại định phí sản xuất chung trong hàng tồn kho.

- Khi số lượng sản phẩm sản xuất lớn hơn số lượng sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ lớn hơn theo phương pháp trực tiếp vì một phần định phí sản xuất chung của kỳ hiện tại được trong hàng tồn kho và chuyển sang kỳ sau. Còn theo phương pháp trực tiếp, toàn bộ chi phí sản xuất chung bất biến của kỳ hiện tại được trừ ngay khỏi lợi nhuận của kỳ đó như là một khoản chi phí thời kỳ.

- Khi số lượng sản phẩm sản xuất nhỏ hơn số lượng sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh lập theo phương pháp chi phí toàn bộ nhỏ hơn so với phương pháp trực tiếp vì khi lượng bán ra lớn hơn sản xuất thì tồn kho giảm. Các chi phí sản xuất chung bất biến trước kia được để trong hàng tồn kho theo cách tính của phương pháp chi phí toàn bộ thì nay được thực hiện và trừ khỏi tổng lợi

nhuận. Ngược lại, theo phương pháp trực tiếp thì chỉ có chi phí sản xuất bất biến của năm hiện tại được trừ khỏi lợi nhuận năm nay.

Ví dụ 5.6: Công ty Hoàng Sơn chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm, tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

Tài liệu 1:


1. Giá bán đơn vị sản

20

2. Chi phí sản xuất chung khả biến

11

3. Chi phí sản xuất chung bất biến

150.000/năm

4. Chi phí bán hàng và quản lý bất biến

30.000/năm

Tài liệu 2:


Chỉ tiêu

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

1. Sản phẩm tồn kho đầu kỳ

-


5.000

2. Sản phẩm sản xuất trong kỳ

25.000

25.000

25.000

3. Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

25.000

20.000

30.000

4. Sản phẩm tồn kho cuối kỳ


5.000


Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo hai phương pháp xác định chi phí.

Bài giải

Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí trực tiếp:


Chỉ tiêu

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

Tổng cộng

1. Doanh thu tiêu thụ

500.000

400.000

600.000

1.500.000

2. Chi phí khả biến

275.000

220.000

330.000

825.000

3.Thu nhập góp

225.000

180.000

270.000

675.000

4. Định phí

180.000

180.000

180.000

540.000

5. Thu nhập thuần

45.000


90.000

135.000

Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ:


Chỉ tiêu

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

Tổng cộng

1. Doanh thu tiêu thụ

500.000

400.000

600.000

1.500.000

2. Giá vốn khả biến

425.000

340.000

510.000

1.275.000

3.Lợi nhuận gộp

75.000

60.000

90.000

225.000

4. Chi phí BH&QLDN

30.000

30.000

30.000

90.000

5. Thu nhập thuần

45.000

30.000

60.000

135.000

Nhận xét:

- Năm 1 thu nhập thuần theo báo cáo kết quả kinh doanh của phương pháp toàn bộ bằng thu nhập thuần theo báo cáo kết quả kinh doanh của phương pháp trực tiếp là vì:

+ Sản phẩm tồn kho đầu kỳ của năm 1 là 0.

+ Sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ đúng bằng sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ do vậy không có sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Do vậy, toàn bộ các khoản chi phí tồn kho cuối kỳ kể cả chi phí khả biến và bất biến đều được tính vào chi phí thời kỳ nên thu nhập thuần của 2 phương pháp là như nhau.

- Năm thứ 2 sản phẩm tồn kho đầu kỳ bằng 0, sản phẩm sản xuất trong kỳ là 25.000, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ 20.000 sản phẩm, sản phẩm tồn kho cuối kỳ 5.000 sản phẩm. Như vậy thu nhập thuần theo phương pháp toàn bộ cao hơn thu nhập thuần theo phương pháp trực tiếp là 30.000, và do sản phẩm tồn kho cuối kỳ là 5.000 phần định phí sản xuất chung của 5.000 sản phẩm sẽ là 6 x 5.000 = 30.000. Đối với phương pháp toàn bộ đây là phần định phí nằm trong hàng tồn kho do vậy sẽ được ghi giảm chi phí trong kỳ dẫn đến thu nhập thuần của phương pháp toàn bộ cao hơn phương pháp trực tiếp 30.000.

- Năm thứ 3 sản phẩm tồn kho đầu kỳ 5.000, sản phẩm sản xuất trong kỳ là

25.000 sản phẩm, tiêu thụ trong kỳ là 30.000, sản phẩm tồn kho cuối kỳ bằng 0. Theo phương pháp toàn bộ thì thu nhập thuần thấp hơn phương pháp trực tiếp là 30.000 vì

5.000 sản phẩm tồn kho của cuối năm thứ 2 chứa cả định phí sản xuất chung khi chuyển sang năm thứ 3 được tính vào chi phí thời kỳ của năm thứ 3 nên thu nhập thuần của năm thứ 3 giảm 30.000.

5.4.2. Số lượng sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi

Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp thì lợi nhuận không chịu ảnh hưởng bởi biến động trong sản xuất. Lợi nhuận tính theo phương pháp này chỉ chịu ảnh hưởng bởi doanh thu

Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ thì lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi biến động của sản xuất mặc dù số lượng tiêu thụ không đổi. Nguyên nhân là do sự di chuyển vị trí của chi phí sản xuất bất biến giữa các thời kỳ theo cách tính chi phí của phương pháp chi phí toàn bộ

Ví dụ 5.7: Có số liệu về doanh nghiệp X chuyên sản xuất và tiêu thụ ở thị trường truyền thống như sau:

ĐVT: 1.000 đồng


1. Giá bán đơn vị sản phẩm

25.000

2. Chi phí sản xuất chung khả biến 1 sản phẩm

10.000

3. Chi phí sản xuất chung bất biến

300.000.000/năm

4. Chi phí bán hàng và quản lý bất biến

210.000.000/năm

Tài liệu bổ sung:


Chỉ tiêu

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

1. Sản phẩm tồn kho đầu kỳ

-


10.000

2. Sản phẩm sản xuất trong kỳ

4.000

50.000

30.000

3. Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

4.000

40.000

40.000

4. Sản phẩm tồn kho cuối kỳ


10.000


Yêu cầu:

1. Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo 2 phương pháp xác định chi phí

2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp xác định chi phí

Bài giải

* Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm: 10.000

Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tổng

1. Doanh thu tiêu thụ

1.000.000

1.000.000

1.000.000

3.000.000

2. Chi phí khả biến

400.000

400.000

400.000

1.200.000

3. Số dư đảm phí

600.000

600.000

600.000

1.800.000

4. Chi phí cố định

510.000

510.000

510.000

1.530.000

a. Sản xuất chung

300.000

300.000

300.000

900.000

b. Bán hàng và quản lý

210.000

210.000

210.000

630.000

5. Lợi nhuận

90.000

90.000

90.000

270.000

* Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ: tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước

- Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 1: 10.000 + 7.500 = 17.500

- Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 2: 10.000 + 6.000 = 16.000

- Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 3: 10.000 + 10.000 = 20.000 Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ:

Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tổng

1. Doanh thu tiêu thụ

1.000.000

1.000.000

1.000.000

3.000.000

2. Giá vốn hàng bán

700.000

640.000

760.000

2.100.000

3. Lợi nhuận gộp

300.000

360.000

240.000

900.000

4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh

nghiệp

210.000

210.000

210.000

630.000

5. Lợi nhuận

90.000

150.000

30.000

270.000

Nhận xét: Qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ và phương pháp trực tiếp ta thấy:

- Năm 1, do số lượng sản phẩm sản xuất = số lượng sản phẩm tiêu thụ nên lợi nhuận tính theo 2 phương pháp là như nhau: 90.000.

- Năm 2, số lượng sản xuất > số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp chi phí toàn bộ lơn hơn tính theo phương pháp trực tiếp. Nguyên nhân của chênh lệch này la do khi tính theo phương pháp toàn bộ thì một phần chi phí sản xuất chung bất biến được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho nên làm giảm chi phí phát sinh trong kỳ làm cho lợi nhuận tăng.

- Năm 3, số lượng sản phẩm sản xuất > số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp chi phí toàn bộ nhỏ hơn tính theo phương pháp trực tiếp. Nguyên nhân của chênh lệch này là do khi tính theo phương pháp toàn bộ thì phần chi phí sản xuất chung bất biến kỳ trước được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho, kỳ này mới tiêu thụ được tính vào chi phí làm cho chi phí phát sinh trong kỳ tăng làm cho lợi nhuận giảm.

Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trùng với số lượng sản xuất thì lợi nhuận vẫn giữ nguyên nếu báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp. Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn bộ thì lợi nhuận phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất.


Bài tập 5.1.

BÀI TẬP

Anh (chị) hãy chọn phương án đúng nhất

1. Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ:

A. Tính theo chi phí thực tế.

B. Đầu năm phân bổ theo chi phí kế hoạch.

C. Cuối năm phân bổ theo chi phí thực tế.

D. Đầu năm hay cuối năm đều phân bổ theo chi phí kế hoạch.

2. Lấy doanh thu làm căn cứ phân bổ biến phí sẽ:

A. Hợp lý vì biến phí biến động tỉ lệ với doanh thu.

B. Không hợp lý vì biến phí không biến động theo doanh thu.

C. Hai câu trên đúng.

D. Hai câu trên sai.

3. Lấy doanh thu làm căn cứ phân bổ định phí sẽ:

A. Hợp lý vì định phí biến động tỉ lệ với doanh thu.

B. Không hợp lý vì định phí không biến động theo doanh thu.

C. Hai câu trên đúng.

D. Hai câu trên sai.

4. Câu nào không đúng khi nói về tiêu chuẩn để lựa chọn căn cứ phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ:

A. Dựa vào mức lợi ích gián tiếp mà các bộ phận phục vụ mang lại.

B. Dựa vào diện tích hoặc mức trang bị của bộ phận hoạt động chức năng.

C. Rò ràng, không phức tạp.

D. Công thức phân bổ đơn giản, dễ hiểu.

5. Phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo chi phí thực tế sẽ dẫn đến:

A. Không kích thích các bộ phận phục vụ kiểm soát chi phí.

B. Sự lãng phí về chi phí hoạt động của bộ phận phục vụ sẽ chuyển hết sang cho bộ phận chức năng.

C. Thông tin chi phí không kịp thời.

D. Các câu trên đúng.

6. Theo phương pháp phân bổ bậc thang, chi phí của các bộ phận phục vụ cung ứng lẫn nhau được tính theo:

A. Chi phí dự toán.

B. Chi phí thực tế.

C. Chi phí ban đầu.

D. Các câu trên sai.

7. Khi thực hiện phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ thì cần lưu ý:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022