A. Chi phí phân bổ được chọn nên là chi phí thực tế.
B. Căn cứ phân bổ được chọn là tỷ lệ thực tế hoặc mức sử dụng thực tế.
C. Hai câu trên đúng.
D. Hai câu trên sai.
8. Theo phương pháp phân bổ trực tiếp, chi phí cần phân bổ của bộ phận phục vụ được xác định bao gồm:
A. Cả chi phí của bộ phận phục vụ khác.
B. Cả chi phí của bộ phận chức năng.
C. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ đó.
D. Các câu trên sai.
9. Số dư bộ phận được xác định bằng:
A. Tổng Doanh thu bộ phận – Tổng biến phí bộ phận.
B. Tổng Doanh thu bộ phận – Tổng định phí bộ phận.
C. Tổng Doanh thu bộ phận – (Tổng biến phí bộ phận + Tổng định phí bộ phận).
D. Số dư đảm phí – Định phí chung.
10. Phương pháp phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo cách ứng xử của chi phí có ưu điểm:
A. Bộ phận chức năng không phải chịu đựng tính kém hiệu quả của bộ phận phục vụ.
B. Bộ phận chức năng sẽ cố gắng sử dụng đúng mức kế hoạch.
C. Tỷ lệ phân bổ định phí sẽ được duy trì trong nhiều kỳ.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
11. Theo phương pháp phân bổ bậc thang, chi phí cần phân bổ của bộ phận phục vụ bao gồm:
A. Cả chi phí của bộ phận phục vụ phân bổ trước.
B. Cả chi phí của bộ phận chức năng.
C. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ đó.
D. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ có mức độ hoạt động cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến các bộ phận phục vụ khác.
12. Câu nào không đúng khi nói về nguyên tắc phân bổ của hình thức phân bổ bậc thang:
A. Chi phí của bộ phận phục vụ được phân bổ cho các bộ phận chức năng và các bộ phận phục vụ khác.
B. Chi phí của các bộ phận phục vụ được phân bổ lần lượt theo thứ tự nhất định.
C. Ở các bộ phận được chọn phân bổ sau, tổng chi phí cần phân bổ chỉ bao gồm chi phí phát sinh của bản thân bộ phận đó.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Bài tập 5.2.
Tại công ty thương mại tổng hợp Minh Thành có 4 cửa hàng kinh doanh. Định phí quản lý chung hoạt động bình thường hàng năm là 1.350 triệu đồng. Kết quả kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của từng cửa hàng trong 2 năm như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Tổng cộng | Cửa hàng số 1 | Cửa hàng số 2 | Cửa hàng số 3 | Cửa hàng số 4 | |
1. Doanh thu năm trước | 9.000 | 900 | 2.250 | 3.150 | 2.700 |
2. Doanh thu năm nay | 11.250 | 900 | 4.500 | 3.150 | 2.700 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán quản trị - 15
- Sự Cần Thiết Phải Phân Bổ Chi Phí Gián Tiếp Cho Các Bộ Phận
- Phương Pháp Xác Định Chi Phí Để Phục Vụ Phân Tích Báo Cáo Bộ Phận
- Nguyên Tắc Và Phương Pháp Xây Dựng Định Mức
- Dự Toán Dòng Tiền (Tiền Mặt, Tiền Gửi Ngân Hàng)
- Kế toán quản trị - 21
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Công ty sử dụng doanh thu tiêu thụ là căn cứ phân bổ các định phí chung
Yêu cầu:
1. Tính tỷ lệ phân bổ định phí quản lý chung theo doanh thu cho từng cửa hàng ở cả năm nay và năm trước.
2. Nhận xét về tỷ lệ phân bổ căn cứ trên doanh thu giữa 2 năm
Bài tập 5.3.
Doanh nghiệp Mạnh Quang có hai phân xưởng 1 và 2 và có bốn bộ phận phục vụ, doanh nghiệp phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ và chi phí sản xuất chung của hai phân xưởng theo thứ tự và căn cứ lựa chọn để phân bổ như sau:
Tổng số chi phí dự kiến (ngàn đồng) | Số nhân viên (người) | Tổng số giờ lao động (h) | Diện tích sử dụng (m2) | Số giờ lao động trực tiếp | Số giờ máy hoạt động | |
1. Bộ phận quản lý doanh nghiệp | 216.000 | 11 | 2.000 | |||
2. Phòng tổ chức cán bộ | 55.008 | 4 | 1.000 | 1.000 | ||
3. Phòng kỹ thuật | 23.072 | 5 | 2.000 | 1.000 | ||
4. Phòng kế toán | 36.160 | 10 | 2.000 | 3.000 | ||
5. Phân xưởng 1 (sản xuất chung) | 301.040 | 40 | 20.000 | 35.000 | 70.000 | 60.000 |
6. Phân xưởng 2 (sản xuất chung) | 140.420 | 30 | 30.000 | 10.000 | 30.000 | 40.000 |
Cộng | 771.700 | 100 | 55.000 | 52.000 | 100.000 | 100.000 |
Doanh nghiệp đang nghiên cứu nên sử dụng các hình thức phân bổ nào, làm tiêu chuẩn phân bổ tốt nhất. Doanh nghiệp không phân biệt biến phí hay định phí trong quá trình phân bổ
Yêu cầu:
1. Vận dụng hình thức phân bổ trực tiếp để phân bổ chi phí phục vụ cho các bộ phận chức năng.
2. Nếu doanh nghiệp muốn xác định tỷ lệ chi phí sản xuất chung là căn cứ phân bổ chi phí phục vụ (Tỷ lệ chi phí sản xuất chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số chi phí dự kiến với tổng số giờ lao động trực tiếp). Hãy xác định tỷ lệ phân bổ.
Bài tập 5.4.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ của công ty Ngọc Quang trong kỳ báo cáo:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: 1.000 đồng
Số tiền | |
1. Doanh thu (120.000 x 4.000 đồng/ sản phẩm) | 480.000 |
2. Giá vốn hàng bán | 360.000 |
a. Tồn kho đầu kỳ | 0 |
b. Trị giá sản phẩm sản xuất ra (150.000 sản phẩm x 3.000 đồng/sản phẩm) | 450.000 |
c. Tồn kho cuối kỳ (30.000 sản phẩm) | 90.000 |
3. Lợi nhuận gộp | 120.000 |
4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp | 96.000 |
5. Lợi nhuận | 24.000 |
Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là chi phí hỗn hợp trong đó 24 triệu đồng là định phí, và yếu tố biến phí được tính cho một sản phẩm tiêu thụ là 600 đồng. Chi phí sản xuất 3.000 đồng gồm các khoản mục chi phí sau:
1.500 | |
2. Chi phí nhân công trực tiếp | 500 |
3. Chi phí sản xuất chung | 1.000 |
a. Biến phí | 400 |
b. Định phí | 600 |
4. Chi phí sản xuất | 3.000 |
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (phương pháp số dư đảm phí).
2. Điều hòa chênh lệch của lợi nhuận tính theo phương pháp trực tiếp thành phương pháp toàn bộ.
Bài tập 5.5.
Công ty thực phẩm VINAFOOD chế biến 3 sản phẩm đồ hộp, có các tài liệu về các sản phẩm năm N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
Gà hộp | Bò hộp | Cá hộp | |
1. Doanh thu | 1.150.000 | 1.530.000 | 1.020.000 |
2. Tỷ lệ chi phí khả biến so với doanh thu (%) | 60 | 70 | 40 |
3. Tổng định phí cả năm | 800.000 |
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân. Sản phẩm nào tạo ra lợi nhuận nhiều hơn khi mức doanh thu tăng như nhau?
2. Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp năm N.
3. Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ doanh thu an toàn, độ lớn đòn bẩy kinh doanh và cho nhận xét.
4. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân (Giả thiết năm sau công ty có thể thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tính theo doanh thu là: Gà hộp 50%, bò hộp 20%, cá hộp 30%). Sự thay đổi của cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đã tác động tới lợi nhuận của công ty như thế nào?
5. Giả thiết định phí bộ phận cho từng sản phẩm là gà hộp: 250.000; bò hộp: 200.000; cá hộp: 150.000. Khi đó lập báo cáo bộ phận và cho nhận xét.
Bài tập 5.6.
Công ty X có 2 phân xưởng sản xuất, phân xưởng 1 sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, phân xưởng 2 sản xuất 2 loại sản phẩm C và D. Thông tin về các loại sản phẩm này như sau:
Phân xưởng 1 | Phân xưởng 2 | |||
Sản phẩm A | Sản phẩm B | Sản phẩm C | Sản phẩm D | |
1. Giá bán đơn vị sản phẩm (ngàn đồng) | 20 | 60 | 20 | 60 |
2. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm (ngàn đồng) | 10 | 40 | 8 | 36 |
3. Sản lượng tiêu thụ (sản phẩm) | 40.000 | 160.000 | 180.000 | 20.000 |
4. Định phí thuộc tính sản phẩm (ngàn đồng) | 400.000 | 1.000.000 | 1.000.000 | 500.000 |
5. Định phí thuộc tính của phân xưởng (ngàn đồng) | 2.600.000 | 2.000.000 | ||
6. Định phí của toàn công ty (ngàn đồng) | 5.300.000 |
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo bộ phận của phân xưởng 1 theo sản phẩm và cho nhận xét.
2. Lập báo cáo bộ phận của phân xưởng 2 theo sản phẩm và cho nhận xét.
3. Lập báo cáo của công ty theo phân xưởng và cho nhận xét.
4. Giả thiết doanh thu tiêu thụ của mỗi phân xưởng tăng thêm 20% (cơ cấu tiêu thụ, giá bán không đổi) thì số dư bộ phận của mỗi phân xưởng tăng thêm là bao nhiêu? Lợi nhuận của công ty tăng thêm bao nhiêu? Giải thích
CHƯƠNG 6. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Tóm tắt nội dung chương
Dự toán ngân sách doanh nghiệp là một bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tới. Đồng thời dự toán cũng cụ thể hóa các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn thành các chỉ tiêu cần thực hiện trong từng thời kỳ. Việc lập dự toán phải theo trình tự nhất định, dựa trên những cơ sở khoa học thường bắt đầu từ dự toán tiêu thụ và kết thúc bằng dự toán Bảng cân đối kế toán. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin mà có thể lập dự toán tĩnh hay dự toán linh hoạt để dự kiến trước sự biến động tài chính khi có sự biến động của các yếu tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự toán là công cụ quan trọng giúp nhà quản trị chủ động trong mọi tình huống
6.1. Các vấn đề chung về dự toán
6.1.1. Khái niệm và ý nghĩa về dự toán
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp đều hoạt động theo các mục tiêu đã xác định. Các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phi lợi nhuận hoạt động vì các mục tiêu cộng đồng, xã hội. Nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cần phải xây dựng các chiến lược dài hạn, ngắn hạn nhằm ổn định môi trường kinh doanh và các nhà quản trị chủ động trước sự biến động thất thường của nền kinh tế. Dự toán chính là sự cụ thể hóa của các mục tiêu dài hạn, các kế hoạch tổng thể trong một khoảng thời gian xác định.
Vậy dự toán là những dự kiến chi tiết về tình hình huy động và sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động.
Dự toán chỉ rò cách huy động và sử dụng vốn, các nguồn lực khác như con người, tài sản cố định, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp theo định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống thông qua các mẫu biểu và các thước đo khác nhau.
Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ một tổ chức hoạt động nào, các ý nghĩa đó thường cụ thể như sau:
- Cung cấp thông tin tổng thể và chi tiết cho các nhà quản lý một cách khái quát về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh sắp diễn ra của doanh nghiệp trong kỳ tới. Từ đó các nhà quản trị chủ động trong các quyết định điều hình, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để đảm bảo khai thác triệt để các yếu tố sản xuất, không có sự lãng phí, góp phần nâng cao lợi nhuận.
- Dự toán là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện. Từ đó phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán thực tế để đưa ra các
biện pháp phù hợp. Mặt khác, thông qua quá trình phân tích để thấy được các định mức, dự toán đã phù hợp với thực tế chưa, từ đó có cơ sở xây dựng định mức mới hoàn chỉnh hơn. Đồng thời, từ kết quả phân tích để tăng cường công tác kiểm soát chi phí góp phần tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp. Thông qua phân tích dự toán phát hiện ra khâu sản xuất đình trệ, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Dự toán chính là cơ sở để đưa ra quyết định tác nghiệp trong doanh nghiệp. Hằng ngày các nhà quản trị thường phải giải quyết hàng loạt các quyết định như: Mua vật tư của nhà cung cấp nào? Mua với khối lượng bao nhiêu? Tiêu chuẩn chất lượng vật tư ra sao? Thuê phương tiện nào vận chuyển? Khả năng tài chính như thế nào?... Để trả lời cho các câu hỏi đó đều nằm trong dự toán của doanh nghiệp. Như vậy dự toán còn là sự phối hợp giữa các quyết định của một nhà quản trị và quyết định của các nhà quản trị với nhau nhằm cho nhà quản trị cấp cao chủ động điều hành thuận tiện
- Dự toán chính là một bức tranh kinh tế tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai, nó kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các quyết định tác nghiệp của từng bộ phận khác nhau. Do vậy dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
6.1.2. Tính giá thành phẩm
Dự toán của doanh nghiệp phong phú và đa dạng tùy theo mục đích và đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà được chia thành nhiều loại khác nhau:
- Theo nội dung của hoạt động sản xuất kinh doanh, dự toán được chia thành nhiều dạng: Dự toán tiền, dự toán chi phí, dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán vốn đầu tư, dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất và tồn kho, dự toán báo cáo kế toán tài chính... Nội dung của dự toán phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, yêu cầu của các cấp quản trị, do vậy mức độ chi tiết và khái quát cũng khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất dự toán chi phí sản xuất là vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp thương mại dự toán giá vốn hàng mua lại là quan trọng vì ảnh hưởng nhiều tới chi phí.
- Theo kỳ xây dựng của dự toán, dự toán được chia thành dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn:
Dự toán ngắn hạn chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, dự toán này thường được lập trong phạm vi thời hạn dưới 1 năm. Dự toán ngắn hạn thường được xây dựng theo ngày, tuần, tháng, quý... Ví dụ, dự toán tiền tháng 1 năm N
Dự toán dài hạn thường được xây dựng trong một khoảng thời gian trên 1 năm. Dự toán dài hạn là cơ sở để xây dựng các dự toán ngắn hạn và thường thể hiện những mục tiêu phát triển chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ, dự toán đầu tư công nghệ mới.
- Theo tính chất biến động hay ổn định của dự toán, dự toán được chia thành dự toán tĩnh và dự toán động (linh hoạt):
Dự toán tĩnh thường được lập theo một mức độ hoạt động, do vậy khi doanh nghiệp hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau, thì tính khả thi của dự toán này kém.
Dự toán động (linh hoạt) thường được lập theo nhiều mức độ hoạt động trong phạm vi giới hạn của một hoạt động, do vậy khi doanh nghiệp hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau, thì tính khả thi của dự toán này cao. Dự toán này dùng để phân tích với các mức độ thực tế tương ứng.
6.1.3. Cơ sở khoa học xây dựng dự toán
Như đã phân tích ở trên, dự toán có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Do vậy để đảm bảo một dự toán có tính khả thi cao cần dựa trên những cơ sở khoa học sau:
- Định mức chi phí tiêu chuẩn, định mức chi phí được coi là vấn đề then chốt của dự toán. Do vậy định mức phải hết sức khoa học, phù hợp với thực tế, bám sát thực tế. Trong cơ chế thị trường, các yếu tố sản xuất và điều kiện của quá trình sản xuất thay đổi hàng ngày, do vậy khi xây dựng định mức cần phải tính đến sự biến động của giá cả, lạm phát, môi trường hoạt động kinh doanh.
- Dựa trên hệ thống dự toán của kỳ trước, đây chính là những tài liệu tham khảo quan trọng, so sánh với các điều kiện về môi trường kinh doanh kỳ trước với kỳ dự toán để xây dựng dự toán kỳ này khả thi hơn.
- Dựa trên các điều kiện thực tiễn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Giá thực tế của các yếu tố đầu vào tại thời điểm xây dựng dự toán, dự kiến sự biến động về giá cả nếu có. Điều kiện thực tế của quá trình thi công, sản xuất như mặt bằng, môi trường, thời tiết. Các điều kiện khác phục vụ cho quá trình sản xuất như công nghệ, thiết bị, sự tiến bộ của khoa học.
- Dựa trên các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ như chính sách thuế, ngoại tệ, xuất, nhập khẩu. Đồng thời căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng, địa phương.
- Căn cứ vào trình độ chuyên môn của các chuyên gia khi xây dựng dự toán. Mỗi một lĩnh vực cần đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu sâu về kỹ thuật, kinh tế và những nhân tố tác động tới.
6.1.4. Trình tự xây dựng dự toán
Dự toán thường được lập từ cấp cơ sở trở lên trong các doanh nghiệp. Thông thường dự toán chi phí thường do các chuyên gia kỹ thuật, kế toán quản trị tại các phân xưởng, đội sản xuất kết hợp để xây dựng. Sau khi xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học thu thập và đánh giá, chuyển cho bộ phận chức năng như các phòng, ban kỹ thuật thẩm định, phân tích tính khả thi của dự toán, sau đó bổ sung những mặt còn hạn
chế để cho dự toán hoàn thiện hơn. Dự toán được chuyển cho cấp quản trị cao phê duyệt và cuối cùng chuyển tới các bộ phận cơ sở thực hiện. Trình tự xây dựng dự toán thường được mô tả bằng sơ đồ sau:
Hội đồng quản trị
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Sơ đồ 6.1. Trình tự xây dựng dự toán
Số liệu dự toán được tính toán, phân tích từ cấp cơ sở, sau đó trình lên quản trị cấp trên xem xét và quyết định tính khả thi của các dự toán, nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Nhà quản trị cấp trên căn cứ vào số liệu chi tiết của cấp dưới, kết hợp với các thông tin của cấp mình để xây dựng dự toán có tính khả thi cao.
Cách xây dựng dự toán này có ưu điểm là mọi cấp quản trị đều góp phần vào xây dựng dự toán của doanh nghiệp, do vậy độ tin cậy và chính xác của các số liệu cao hơn. Mặt khác các chỉ tiêu được xây dựng từ cấp cơ sở vì vậy việc thực hiện được tiến hành một cách chủ động, thoải mái và khả năng hoàn thành kế hoạch một cách hữu hiệu.
6.2. Định mức chi phí
6.2.1. Khái niệm và ý nghĩa định mức chi phí
Định mức chi phí là sự kết tinh các khoản chi phí tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm thông qua sản xuất thử hoặc thí nghiệm. Định mức là thước đo xác định các khoản chi phí cho một đơn vị sản phẩm cần thiết. Ví dụ: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của một đơn vị sản phẩm là 50.000 đồng.
Như ta biết chi phí là vấn đề cơ bản của mọi loại hình doanh nghiệp. Mục tiêu của bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào là tối thiểu hóa chi phí. Do vậy để đạt được những mục tiêu đó các nhà quản trị phải kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ góp phần nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường. Một trong những công cụ quan trọng để các nhà quản trị kiểm soát chi phí đó chính là định mức. Mặt khác định mức chi phí và dự toán chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Định mức chi phí là cơ sở để xây dựng dự toán. Dự toán là cơ sở đánh giá và kiểm tra xem xét các định mức đã khoa học chưa để có các biện pháp hoàn thiện định mức mới.