Điều 22 Nghị Định Số 43/2010/nđ – Cp Ngày 15/04/2010 Hướng Dẫn Về Đăng Ký Kinh Doanh Như Sau:


chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo điều lệ công ty hợp nhất. Sau giai đoạn chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.

2.1.2 Điều 22 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh như sau:

Đối với trường hợp hợp nhất một số công ty cùng loại thành một công ty mới, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có hợp đồng hợp nhất công ty theo quy định tại Điều 152 của Luật Doanh nghiệp, biên bản họp và quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc hợp nhất và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.


Thông qua hai văn bản pháp lý trên, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đã bắt đầu xây dựng khung pháp lý đối với hoạt động hợp nhất doanh nghiệp. Tuy vậy, hoạt động hợp nhất các hoạt động kinh doanh riêng lẻ không mang hình thức công ty vẫn chưa được nhắc đến. Chính điều này đã tạo nên một khoảng trống giữa khái niệm theo luật và khái niệm “hợp nhất kinh doanh” theo quan điểm kế toán.

2.1.3 Điều 17 - Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp – Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 quy định như sau:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Bên cạnh đó, hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.Mua lại doanh nghiệp được hiểu là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Có thể thấy rằng, Luật cạnh tranh đã hướng tới quy định về hoạt động hợp nhất kinh doanh nói chung thông qua ba trường hợp cụ thể là sáp nhập,


hợp nhất doanh nghiệp và mua lại. Luật này đặc biệt nhấn mạnh về kế quả sau hợp nhất là “ chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập hay hợp nhất.

Ngoài các văn bản luật nói trên, Chuẩn mực kế toán Việt Nam có quy định cụ thể về kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam. Chuẩn mực kế toán số 11 – “Hợp nhất kinh doanh” này được ban hành và công bố theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.2 Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam


Trước khi mở cửa và hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán, chỉ có chế độ kế toán. Cuối năm 2001 Bộ Tài Chính ban hành lần đầu tiên 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đến năm 2005, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành sau năm đợt. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, gọi tắt theo tiếng Anh là VAS (Vietnam Accounting Standard), được Bộ Tài Chính soạn thảo dựa trên tinh thần các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh được ban hành năm 2006 vào đợt thứ năm ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam.

2.2.1 Nội dung của chuẩn mực VAS 11


2.2.1.1 Xác định hợp nhất kinh doanh


Theo chuẩn mực VAS 11, hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một


đơn vị báo cáo. Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua). Do đó, hợp nhất kinh doanh được chia thành bốn trường hợp, bao gồm:

- Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;


- Một doanh nghiệp mua tất cả các tài sản thuần của một doanh nghiệp khác;

- Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;

- Một doanh nghiệp mua tài sản thuần của một doanh nghiệp khác. Kết quả của giao dịch hợp nhất kinh doanh chia thành hai hướng:

- Hình thành mối quan hệ công ty mẹ - con;


- Không hình thành mối quan hệ công ty mẹ - con (chỉ mua tài sản thuần).


2.2.1.2 Phương pháp kế toán


Như đã đề cập ở Chương 1, Chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng phương pháp mua để hạch toán kế toán hợp nhất kinh doanh. Chuẩn mực cũng quy định rằng mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải hạch toán theo phương pháp mua.

Phương pháp mua xem xét việc hợp nhất kinh doanh trên quan điểm là doanh nghiệp thôn tính các doanh nghiệp khác được xác định là bên mua. Bên mua mua tài sản thuần và ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ


phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu, kể cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó.

Phương pháp mua gồm ba bước:


- Xác định bên mua

- Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh

- Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh

Bước 1: Xác định bên mua


Bên mua là một doanh nghiệp tham gia hợp nhất nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác. Một doanh nghiệp được xem là nắm giữ quyền kiểm soát nếu:

Nắm trên 50% quyền biểu quyết

Không nắm giữ trên 50% quyền biểu quyền biểu quyết nhưng vẫn có quyền kiểm soát nếu:

- Quyền lớn hơn 50% quyền biểu quyết của doanh nghiệp kia nhờ có một thoả thuận với các nhà đầu tư khác;

- Quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp khác theo một quy chế hay một thoả thuận;

- Quyền bổ nhiệm, bãi miễn đa số thành viên Hội đồng quản trị;

- Quyền bỏ phiếu quyết định trong các cuộc họp Hội đồng quản trị của doanh nghiệp khác.

Một số trường hợp đặc biệt xác định bên mua, có thể dựa vào những biểu hiện sau:

- Doanh nghiệp có giá trị hợp lý lớn hơn;


- Doanh nghiệp bỏ tiền, phát hành công cụ vốn;

- Doanh nghiệp kiểm soát về nhân sự;

- Doanh nghiệp tồn tại trước giao dịch hợp nhất.


Bước 2: Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh


Giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm tổng giá trị hợp lý của: các tài sản đem trao đổi; các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận; các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát; các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.

Khi xác định giá phí hợp nhất thì các bên cần lưu ý rằng: giá phí được xác định tại ngày trao đổi; việc thanh toán giá phí bị hoãn lại hoặc có cam kết thanh toán trong tương lai; giá trị hợp lý của công cụ vốn phát hành thường được tính bằng giá thị trường niêm yết. Có một số chi phí không tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh như:

Chi phí quản lý chung và chi phí khác không liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh;

Chi phí thoả thuận và phát hành các khoản nợ tài chính;

Chi phí phát hành công cụ vốn;

Các khoản chi phí và lỗ tương lai.


Đối với điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào sự kiện trong tương lai: khi thỏa thuận hợp nhất kinh doanh, bên mua được cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tùy thuộc vào các sự kiện trong tương lai; bên mua phải điều chỉnh vào giá phí hợp nhất kinh doannh tại ngày mua nếu khoản điều chỉnh đó có khả năng chắc chắn xảy ra và giá trị điều chỉnh có thể được xác định một cách đáng tin cậy.


Bước 3: Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh:


Về thời điểm phân bổ: tại ngày mua, (The acquisition date) là ngày mà bên mua đạt được quyền kiểm soát thực tế đối với bên bị mua, không nhất thiết phải là khi toàn bộ các giao dịch hợp nhất hoàn tất.

Đối tượng phân bổ là: các tài sản đã mua, các khoản phải trả và các khoản nợ tiềm tang. Các đối tượng này phải đảm bảo giá trị hợp lý của chúng phải được xác định một cách đáng tin cậy; tài sản cố định hữu hình thì phải chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho bên mua; và nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại mà chắc chắn doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực của mình để thanh toán.

Về cách thức phân bổ sẽ tuân theo các quy tắc:


Thứ nhất, tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng được ghi nhận theo giá trị hợp lý của chúng tại ngày mua. Riêng các tài sản dài hạn, được phân loại là tài sản nắm giữ để bán, thì sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán chúng.

Thứ hai, doanh nghiệp mua có thể ghi nhận cả những khoản mục Tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng tuy chưa được ghi nhận trong BCTC của bên bị mua trước khi việc mua diễn ra, nhưng tại ngày mua, đã đủ điều kiện ghi nhận nêu trên. Chẳng hạn, bên mua có thể ghi nhận một dự án R&D đang trong quá trình nghiên cứu của bên bị mua là một tài sản, nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình và có giá trị được xác định hợp lý tại ngày mua.

Thứ ba, khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh và phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản nêu trên được ghi


nhận là Lợi thế thương mại. Hay nói cách khác, lợi thế thương mại là khoản vượt trội giữa phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua so với giá phí hợp nhất kinh doanh. Lợi thế thương mại phát sinh khi tiến hành hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt. Cách tính lợi thế thương mại được quy định như sau:


Lợi thế thương mại


=

Giá phí hợp nhất kinh doanh


-

Phần sở hữu của bên mua trong giá

trị hợp lý thuần của TS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 5


Trong đó:


Phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần

của tài sản


=


Tỷ lệ lợi ích của bên mua


*

Tổng giá trị hợp lý của tài sản nhận

diện được

`


-


Các khoản nợ phải trả


Đối với lợi thế thương mại âm sẽ được ghi ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu giá trị nhỏ) hoặc phải được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính (nếu giá trị lớn).

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí