Một Số Điểm So Sánh Giữa Vas 11 Và Ifrs 3


Định kỳ, bên mua phân bổ lợi thế thương mại vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)

Tại ngày mua, nếu phát sinh bất lợi thương mại, kế toán bên mua hạch toán theo từng trường hợp như sau:

Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213... (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Ghi số lỗ - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại)

Có các TK 311, 315, 331, 341, 342... (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có các TK 111, 112, 121,... (Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền bên mua đã thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Ghi số lãi - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác đinh được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại).

Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112, hoặc


Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213, 217…(Theo

giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)


Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Ghi số lỗ - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại)

Có các TK 311, 331, 341, 342... (Ghi theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá cổ phiếu bên mua phát hành để thanh toán)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Ghi số lãi - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại).

Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi: Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112.


Đối với việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh, bên mua có thể thanh toán bằng việc đưa các tài sản của mình để trao đổi với bên bị mua. Kế toán các nghiệp vụ này được hạch toán tương tự như đối với trường hợp hợp nhất hình thành quan hệ công ty mẹ - công ty con.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của thông tư 21/2006/TT – BTC đối với chuẩn mực kế toán VAS 11 – “Hợp nhất kinh doanh”. Có thể nói rằng, thông tư đã hướng dẫn tương đối chi tiết và bao quát được đầy đủ các trường hợp phát sinh khi hợp nhất kinh doanh đối với kế toán bên mua. Tuy nhiên, đối với kế toán bên bị mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh thông tư không đưa ra hướng dẫn cụ thể nào.

2.3 Nhận xét đánh giá chuẩn mực VAS 11


Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, người sử dụng Báo cáo tài chính bên ngoài doanh nghiệp càng có nhu cầu về tính so sánh của báo cáo kế toán, đặc biệt khi các doanh nghiệp muốn vay vốn của các cơ quan tín dụng hay nhà đầu tư nước ngoài. Các tổ chức quốc tế đã ban hành một số các chuẩn mực kế toán quốc tế, với hy vọng làm hài hòa các chuẩn mực kế toán giữa các nước. Nhờ đó, một công ty chỉ cần một bộ Báo cáo tài chính duy nhất có thể áp dụng cho mọi thị trường tài chính.Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh là một nét đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong hệ thống các chuẩn mực đó, không chỉ ở trên thế giới, mà còn ở Việt Nam.

Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh ra đời trong hoàn cảnh Việt Nam đang đổi mới và hội nhập, một mặt đã tích cực cố gắng vận dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, mặt khác cũng còn tồn tại nhiều thiếu sót và hạn chế so với việc vận dụng IFRS ở các nước


phát triển do chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc hợp nhất kinh doanh vì vấn đề này còn quá mới mẻ ở Việt Nam.

Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế toán phục vụ cho mục đích thu thuế, Việt Nam đang cố gắng chuyển đổi, phát triển một hệ thống kế toán toàn diện hơn, được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS chấp nhận. Nhìn chung, chuẩn mực kế toán VAS 11 - "Hợp nhất kinh doanh" cơ bản dựa trên IFRS 3.

2.3.1 Một số điểm so sánh giữa VAS 11 và IFRS 3


Nhìn chung, giữa VAS 11 và IFRS 3 có sự hài hòa và phần lớn tương đồng. Hai chuẩn mực này đều thống nhất trong việc quy định đối tượng áp dụng, xác định giao dịch hợp nhất kinh doanh, phương pháp kế toán, quy định về phương pháp mua, giá phí hợp nhất kinh doanh và việc phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh. Bên cạnh đó, VAS 11 và IFRS cũng có những điểm khác biệt như sau:

Điểm khác biệt lớn nhất giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 – VAS 11 và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRS 3 là quy định về lợi thế thương mại (Goodwill).

Theo VAS 11 và IFRS 3, lợi thế thương mại phát sinh khi việc hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ước tính thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt.

Chuẩn mực kế toán số 11 cũng nêu rõ thêm, lợi thế thương mại là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong


giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định. Ngoài ra về thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất, hai chuẩn mực này cũng có sự khác nhau rõ rệt được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1 - Sự khác nhau của VAS 11 và IFRS 3



Tiêu chí

VAS 11

IFRS 3


1. Ngày có hiệu lực

QĐ số 100/2005/QĐ –

BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

Thay thế IAS22 từ ngày 31/03/2004

2. Khả năng vận dụng hiện nay


Chưa phổ biến


Đã phổ biến

3. Phát sinh và xử lý lợi thế thương mại (LTTM) dương

- Lợi thế thương mại được ghi ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu giá trị nhỏ) hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính (nếu giá trị lớn).

- Vốn hóa lợi thế thương mại

- Không khấu hao lợi thế thương mại thu được trong giao dịch hợp nhất kinh doanh. Ít nhất hàng năm,

doanh nghiệp phải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 7



- Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh được ước tính đúng đắn về thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho doanh nghiệp (tối đa không quá 10 năm).

đánh giá lại giá trị của lợi thế thương mại hoặc ngay khi có sự giảm sút về mặt giá trị hợp lý, phần giảm giá trị này sẽ được ghi nhận vào chi phí của doanh nghiệp


4. Phát sinh và xử lý lợi thế thương mại (LTTM) âm

- Xem xét lại việc xác định giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.

- Ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.


Toàn bộ giá trị của lợi thế thương mại âm sẽ được ghi nhận là thu nhập của kì hợp nhất kinh doanh.


5. Thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất

Công ty mẹ phải lập BCTC riêng và BCTC

hợp nhất tại thời điểm

Công ty mẹ phải lập BCTC riêng và

BCTC hợp nhất tại



sớm nhất theo quy định hiện hành. Theo thông tư số 23/2005/TT-BTC,

BCTC hợp nhất do công ty mẹ lập tại thời điểm mua hay ngày nắm quyền kiểm soát đối với công ty con.

thời điểm hợp nhất.


2.3.2 Ưu điểm của VAS 11


Ưu điểm của VAS 11 khi áp dụng ở Việt Nam so với IFRS 3 áp dụng ở các nước phát triển là:

VAS 11 đã tiếp thu và kế thừa chuẩn mực kế toán quốc tế trong đó có phương pháp kế toán, xác định giá phí hợp nhất, vốn hóa lợi thế thương mại và xác định lợi ích của cổ đông thiểu số. Lợi thế thương mại được áp dụng theo phương pháp thay thế, phương pháp này cho phép tính lợi ích cổ đông thiểu số theo giá trị hợp lý của tài sản thuần của bên bị mua.

Tình trạng một số chế độ kế toán chắp vá do được bổ sung sửa đổi quá nhiều lần đã được khắc phục.

Chế độ kế toán doanh nghiệp mới xây dựng trên nguyên tắc hệ thống và cập nhật các quy định mới nhất của Luật kế toán, các nghị định hướng dẫn


Luật và 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chính cho từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam.

Thực tế M&A ở Việt Nam khác với thông lệ thế giới, trên thế giới việc mua doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở lĩnh vực liên quan phù hợp với kinh nghiệm kinh doanh vốn có của doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam, một doanh nghiệp cao su đôi khi lại mở rộng kinh doanh sang thị trường chứng khoán. Điều này hết sức "lạ" với thế giới và cũng cho thấy rào cản trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta là tương đối thấp, trừ những lĩnh vực nhà nước chi phối. Lý do này làm cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam trở nên hấp dẫn cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Sự quan tâm sâu sát của Nhà nước trong việc hoàn thiện các chính sách, văn bản tài chính cũng giúp nhiều thuận lợi cho VAS thực thi hiệu quả hơn.

2.3.3 Hạn chế của VAS 11


Hạn chế của VAS 11 khi áp dụng ở Việt Nam so với IFRS 3 áp dụng ở các nước phát triển là:

Chuẩn mực VAS 11 đưa ra việc kế toán hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua nhưng chưa thấy được hết những khó khăn đang đến khi hiện nay ở nước ta còn tồn tại khá nhiều doanh nghiệp Nhà nước và việc tách, nhập các doanh nghiệp này cũng khá thường xuyên. Dù các doanh nghiệp này có sự cách biệt về vốn, quy mô nhưng bản chất của việc hợp nhất vẫn là hợp nhất quyền lợi. Các doanh nghiệp nhỏ cũng tồn tại rất nhiều, tài sản của họ không nhiều nên chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí