Các Phương Pháp Kế Toán Hợp Nhất Kinh Doanh Được Sử Dụng Trên Thế Giới


1.1.2.2 Lợi ích từ giảm rủi ro


Thay vì đưa ra chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, các công ty có thể tiến hành việc kết hợp với công ty khác hoặc hoạt động kinh doanh khác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro trong khi mục tiêu mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng lại được thực hiện nhanh chóng và khả năng thành công lớn hơn. Hơn nữa, mua lại doanh nghiệp khác đang hoạt động và có thị trường hiện hữu thì thường ít chịu rủi ro hơn là việc doanh nghiệp tiến hành mở rộng sản xuất và tạo dựng một thị trường hoàn toàn mới vì doanh nghiệp có thể tận dụng những doanh nghiệp ở thị trường đó có sẵn và tránh được tối đa các sai lầm.

1.1.2.3 Lợi ích từ tận dụng tài sản vô hình


Hợp nhất kinh doanh sẽ dẫn đến sự kết hợp cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Bởi vậy, việc hợp nhất hai doanh nghiệp hay hai hoạt động kinh doanh sẽ đem lại những lợi ích từ việc sở hữu thêm những giấy phép hoạt động, các bằng phát minh sáng chế các cơ sở dữ liệu về đối tác, khách hàng hay các công thức kinh nghiệm quản lý sản xuất… Chính điều này trong một số trường hợp là yếu tố quyết định khiến các đơn vị kinh doanh mong muốn hợp nhất. Và con đường hợp nhất chính là cách hợp pháp và thuận lợi nhất để các doanh nghiệp tận dụng giá trị tài sản vô hình.


1.1.2.4 Các lợi ích khác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Ngoài các lợi ích kể trên, hợp nhất kinh doanh còn đem lại rất nhiều ích lợi khác cho doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh. Một trong những điều đó là khả năng giúp doanh nghiệp tăng thị phần, tăng danh tiếng trong ngành. Ví dụ như, việc sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối từ đó mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Thêm vào đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều thuận lợi khác cho công ty được hợp nhất trong quá trình tăng trưởng và phát triển.

Trong một số trường hợp, việc hợp nhất kinh doanh còn giúp các doanh nghiệp hội tụ đủ điều kiện về vốn điều lệ hay tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các công ty cũng nhờ có việc hợp nhất mà có thể tránh bị trì hoãn trong các hoạt động kinh doanh do thiếu vốn hoặc không đủ nhân lực; hay tránh bị thôn tính, sang nhượng ngoài ý muốn bởi các công ty khác.

Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 3

1.1.3 Phân loại hợp nhất kinh doanh


1.1.3.1 Theo cấu trúc hợp nhất


Lấy cấu trúc hợp nhất làm cơ sở phân loại, người ta thường nêu ra ba loại hợp nhất kinh doanh như sau:

_ Hợp nhất kinh doanh theo chiều ngang (Horizontal Combination): Hợp nhất kinh doanh theo chiều ngang (gọi là hợp nhất chiều ngang) là sự hợp nhất giữa hai doanh nghiệp kinh doanh cùng cạnh tranh trực tiếp, chia sẻ cùng một dòng sản phẩm, cùng thị trường. Kết quả từ việc hợp nhất theo hình thức này sẽ mang lại cho bên hợp nhất cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối. Theo loại hợp nhất này, hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường sẽ kết hợp lại với nhau khiến họ vừa giảm bớt cho mình một “đối thủ” và đồng thời tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các “đối thủ” còn lại. Hình minh họa:

Hình 1 – Hợp nhất kinh doanh theo chiều ngang


Thị trường A kinh doanh

sản phẩm A’

Hợp nhất

Thị trường A kinh doanh

sản phẩm A’

Công ty

X

Công ty

Y

Công ty XY


_ Hợp nhất kinh doanh theo chiều dọc (Vertical Combination): Hợp nhất theo chiều dọc là sự hợp nhất giữa hai doanh nghiệp nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía


sau của doanh nghiệp hợp nhất trên một chuỗi giá trị đó. Hình thức hợp nhất này được chia thành hai nhóm nhỏ:

Hợp nhất tiến (forward): trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khách hàng của mình; Ví dụ: nhà xuất bản sách mua lại chuỗi siêu thị sách.

Hợp nhất lùi (backward): trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại nhà cung cấp của mình; Ví dụ, doanh nghiệp chế biến hàng sản mua lại nông trại chăn nuôi… Hợp nhất theo chiều dọc đem lại cho doanh nghiệp tiến hành hợp nhất lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế đầu vào hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.

_ Hợp nhất kinh doanh tổ hợp (Conglomerate Combination): Hợp nhất tổ hợp (hay còn gọi là hợp nhất tập đoàn) bao gồm tất cả các loại hợp nhất khác (đây là hình thức hiếm gặp nhất). Mục đích của hợp nhất theo hình thức này nhằm giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, cắt giảm chi phí và cải tiến hiệu quả. Hợp nhất tổ hợp được phân thành 3 nhóm:

Hợp nhất tổ hợp thuần túy: trường hợp này khi hai doanh nghiệp không có mối quan hệ nào với nhau; Ví dụ: một công ty cung cấp các phần mềm máy tính hợp nhất với một cơ sở giáo dục.

Hợp nhất bành trướng về địa lý: hai doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn


cách biệt về địa lý. Ví dụ: một công ty kinh doanh khách sạn tại Hà Nội hợp nhất với một công ty kinh doanh khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh.

Hợp nhất đa dạng hóa sản phẩm: hai doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau; Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất bột giặt hợp nhất với một doanh nghiệp sản xuất nước xả vải.

1.1.3.2 Theo tính chất của sự hợp nhất


Theo tính chất của sự hợp nhất, trên thế giới phân ra thành hai loại hợp nhất kinh doanh là hợp nhất tự nguyện và hợp nhất không tư nguyện (hay hợp nhất mang tính thù địch):

_ Hợp nhất tự nguyện (a friendly combination): ban giám đốc của các công ty có tiềm năng hợp nhất sẽ thỏa thuận các điều khoản hợp nhất đã được đề xuất. Các đề xuất này sau đó sẽ được gửi đến các cổ đông của các công ty liên quan để được phê duyệt. Thông thường, tùy theo điều lệ công ty sẽ yêu cầu 2/3 cổ phiếu biểu quyết hoặc 3/4 cổ phiếu biểu quyết chấp nhận.

_ Hợp nhất không tự nguyện (An unfriendly (hostile) combination) : Là khi ban giám đốc của một doanh nghiệp không chấp thuận việc hợp nhất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn mua lại doanh nghiệp này sẽ gửi trực tiếp lời đề nghị mua đến các cổ đông. Lời đề nghị này thường được công bố trên báo chí với một mức giá cao hơn


giá cổ phiếu tại một thời điểm xác định. Các doanh nghiệp này có quyền thu hồi để nghị mua nếu không có đủ số cổ phiếu dự định mua.

1.1.3.3 Theo hình thức hợp nhất


Phân chia theo hình thức, hợp nhất kinh doanh bao gồm ba loại như sau:

_ Sáp nhập pháp lý (Statutory Mergers): Là khi một hay nhiều công ty hiện hữu được kết hợp với một công ty khác và chấm dứt sự tồn tại pháp lý của mình. Theo hình thức này cũng có thể chia hợp nhất kinh doanh theo ba nhóm nhỏ là sáp nhập theo chiều ngang, sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập tổ hợp. Hình minh họa:

Hình 2 – Mô hình sáp nhập pháp lý


Công ty X

Sát nhập

Công ty X

Công ty Y

_ Hợp nhất pháp lý (Statutory Consolidation): là khi hai hay nhiều công ty hiện hữu kết hợp thành một chủ thể kinh tế và pháp lý mới và chấm dứt sự tồn tại pháp lý ban đầu.


Hình 3 – Mô hình hợp nhất pháp lý


Công ty

X

Hợp nhất

Công ty Z

Công ty

Y


_ Mua lại: Là hình thức mà một công ty bằng việc mua lại trực tiếp hay thôn tính đến khi nắm kiểm kiểm soát của một công ty khác nhưng không hình thành nên một pháp nhân mới hay chấm dứt sự tồn tại pháp lý của các công ty hiện hữu – đây chính là sự khác biệt so với hai hình thức đã được đề cập. Để nắm quyền kiểm soát với một doanh nghiệp khác, công ty mua này có thể tiến hành theo hai cách thức là mua toàn bộ tài sản thuần hoặc mua cổ phiếu của công ty bị mua. Đối với trường hợp mua tài sản, doanh nghiệp bị mua sẽ chỉ còn lại tiền mặt hay cổ phiếu mà doanh nghiệp mua trả và khoản “nợ phải trả” tồn tại trước đó. Tuy nhiên, công ty mua cũng có thể mua toàn bộ tài sản thuần và nợ của công ty bị mua. Đối với trường hợp mua cổ phiếu, doanh nghiệp mua không cần phải mua toàn bộ cổ phiếu mà chỉ cần mua trên 50% quyền biểu quyết cũng có thể nắm quyền kiểm soát đối với công ty bị mua. Theo đó, sẽ hình thành quan hệ công ty mẹ-công ty


con mà công ty mua là công ty mẹ. Công ty con sẽ tiếp tục việc kinh doanh của mình như một chi nhánh của công ty mẹ. Hình minh họa:

Hình 4 – Mô hình mua lại doanh nghiệp


Công ty X

Công ty X

Mua

T.S

C.P

Nắm quyền kiểm

soát

Công ty Y

Công ty Y

1.2 Các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh được sử dụng trên thế giới

Trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến năm 2000, các nguyên tắc kế toán quốc tế được trình bày thống nhất trong Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS. Năm 2001, các nguyên tắc kế toán này được sửa đổi, bổ sung và được trình bày trong Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính IFRS. Trong cả hai hệ thống chuẩn mực này đều đề cập đến phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh. Hai phương pháp được nói đến là phương pháp cộng vốn và phương pháp mua với những đặc điểm cơ bản như sau:

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí