Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Bánh Kẹo Tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị


soát. Mức độ chính xác của thông tin trên báo cáo kế toán QTCP sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các quyết định của nhà quản trị.

Tính kịp thời các báo cáo kế toán QTCP thể hiện thời điểm lập và tần suất lập trong một thời kỳ. Quá trình SXKD của doanh nghiệp cần thông tin thường xuyên để ra quyết định quản lý có hiệu quả. Thông tin từ các báo cáo kế toán QTCP sẽ không có tác dụng nếu thiếu kịp thời, do vậy thời điểm lập các báo cáo kế toán QTCP rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Bên cạnh đó nếu tần suất lập báo cáo kế toán QTCP hợp lý sẽ là tiền đề cho nhà quản trị cập nhật thông tin thường xuyên, có hệ thống.

Tính hiệu quả của báo cáo kế toán QTCP thể hiện trong việc đáp ứng thông tin cần thiết cho nhà quản trị với chi phí bỏ ra cho công tác lập báo cáo kế toán QTCP là thấp nhất. Như vậy, báo cáo kế toán QTCP phải được lập khoa học, hợp lý, không có sự trùng lặp trong việc cung cấp thông tin.

* Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí

Phân loại báo cáo theo nội dung của báo cáo kế toán QTCP: Nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong việc thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp, hệ thống báo cáo kế toán QTCP cần được xây dựng theo nội dung:

Báo cáo định hướng hoạt động kinh doanh Báo cáo quản trị phục vụ cho kiểm soát chi phí Báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định.

Báo cáo quản trị định hướng hoạt động kinh doanh: Đây là hệ thống báo cáo nhằm cung cấp những thông tin định hướng cho tương lai của doanh nghiệp như dự toán, phương án kinh doanh,... nhằm phục vụ cho các quyết định kinh doanh cũng như chuẩn bị các điều kiện đảm bảo trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Loại báo cáo này thường bao gồm:


Báo cáo dự toán chi phí theo từng khoản mục chi cho từng đối tượng. Báo cáo dự toán chi phí theo yếu tố cho từng đối tượng quản trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Báo cáo quản trị phục vụ cho kiểm soát chi phí: Đây là hệ thống báo cáo nhằm cung cấp những thông tin về tình hình thực hiện các hoạt động SXKD để nhà quản trị kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp. Chỉ tiêu trong báo cáo phán ánh các thông tin chênh lệch giữa kết quả thực hiện với các thông tin định hướng. Do vậy, trên báo cáo cần thể hiện rõ tính so sánh được giữa thông tin kết quả và thông tin định hướng, giữa kỳ này và kỳ trước, đồng thời xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên sự chênh lệch đó. Báo cáo quản trị phục vụ cho kiểm soát chi phí gồm:

Báo cáo sản xuất

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị - 7

Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố Báo cáo giá thành sản phẩm

Báo cáo phân tích tình hình thực hiện dự toán cho cho từng đối tượng quản trị

Báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định: Để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phí sử dụng các báo cáo sau:

Báo cáo phân tích thông tin thích hợp trong việc lựa chọn phương án Báo cáo đánh giá kết quả bộ phận

Phân loại báo cáo tính cấp bách của thông tin: Nhằm đáp ứng tính kịp thời của các thông tin trong báo cáo, hệ thống báo cáo kế toán QTCP cần được xây dựng theo tính cấp bách của thông tin trong báo cáo. Theo đó, báo cáo được chia thành báo cáo nhanh và báo cáo định kỳ.

Báo cáo nhanh là những báo cáo được lập theo yêu cầu trực tiếp của nhà quản trị DN về một số thông tin nhất định trong khoảng thời gian ngắn.

Báo cáo định kỳ là những báo cáo được xây dựng nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị mang tính định kỳ, bao gồm:


Báo cáo kế toán QTCP theo ngày; Báo cáo kế toán QTCP theo tháng; Báo cáo kế toán QTCP theo quý; Báo cáo kế toán QTCP theo năm.

Những báo cáo này giúp cho nhà quản trị kiểm tra thông tin và đưa ra các quyết định quản lý.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Ở chương 1, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị; chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm cũng như vai trò của chi phí trong giá thành sản phẩm.

Những vấn đề lý luận đã được trình bày trong chương 1 là cơ sở để xem xét, đánh giá và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị sẽ được đề cập đến ở chương 3.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ


2.1 Tổng quan về công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị hoạt động trên hai lĩnh vực chính là sản xuất chế biến lương thực thực phẩm như bánh kẹo các loại và kinh doanh thương mại các mặt hàng thực phẩm như bột mỳ, đường, hương liệu, chất tạo màu. Hiện nay, Hữu Nghị đang sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm truyền thống là bánh kem xốp, bánh quy, lương khô, kẹo, bánh trứng… Ngoài ra, công ty còn sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thời vụ như bánh trung thu, mứt.

Đối với các sản phẩm bánh kẹo, do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Tất cả các sản phẩm của công ty đều được đăng kí chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO:9001-2008 và H CCP. Các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra chọn mẫu. Định kỳ hàng tháng, hàng quý đều có cơ sở y tế, trung tâm kiểm hóa kiểm tra hàng hóa thường xuyên, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo đăng kí.

Trong sản xuất bánh kẹo tại công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là: Sản xuất bánh kẹo thường mang tính liên hợp. Khác biệt lớn nhất đối với các ngành nghề sản xuất khác đó là tính kế thừa trong sản phẩm bánh kẹo. Cùng một nguyên liệu đầu vào nhưng trong chuỗi quá trình sản xuất có thể cho ra đời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đôi khi, việc dừng ở giữa công đoạn của một sản phẩm này có thể lại cho ra một sản phẩm mới. Việc pha trộn giữa các sản phẩm khác nhau sẽ tạo ra một sản phẩm mới. Đây là một đặc điểm có lẽ chỉ trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo mới có.


Hai là: Chất lượng của từng loại sản phẩm rất đa dạng. Kinh doanh bánh kẹo không chỉ đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm mà còn đa dạng về chất lượng của từng chất lượng của từng sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Nói như vậy, không có nghĩa là các công ty sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, ở đây có nghĩa là cùng một loại sản phẩm (bánh trung thu) thì có nhiều bậc giá khác nhau với nhưng nguyên liệu cao cấp hơn cho những sản phẩm đắt tiền hơn.

Ba là: Hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo mang tính thời vụ. Hiển nhiên là như vậy, thông thường vào các dịp lễ, tết thì nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo thường tăng cao, có những lúc các doanh nghiệp không thể dự báo chính xác được nhu cầu của người dùng dẫn đến hiện tượng khan hàng hoặc dư thừa hàng.

Như vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của những quy luật đến hoạt động kinh doanh, từ đó chủ động tìm biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Bốn là: Đặc điểm tổ chức sản xuất phải gắn với vùng nguyên liệu. Mặc dù, sản phẩm của bánh kẹo được chế tạo từ nhiều thành phần khác nhau, nhưng có một số dòng sản phẩm của các công ty bánh kẹo có xuất xứ từ nông nghiệp thuần túy như nguyên liệu Sữa, Đường, Bột mì… Vì vậy, khi tiến hành xây dựng nhà máy, các doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến nguồn cung nguyên liệu và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung này.

Năm là: Sản xuất bánh kẹo đòi hỏi việc sử dung nguồn lao động trực tiếp lớn. Sản phẩm của bánh kẹo là sản phẩm hữu hình, quá trình sản xuất cần phải có sự can thiệp trực tiếp của công nhân sản xuất. Trong giai đoạn trước đây thì toàn bộ phần việc là do công nhân trực tiếp sản xuất, tuy nhiên, hiện nay khi công nghệ cao được ứng dụng như máy móc thiết bị tự động thì công việc của người lao động được cắt giảm đáng kể, nhưng vẫn cần phải có lượng lớn người lao động tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất sản phẩm.


Như vậy, với đặc điểm này, các nhà quản trị luôn phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp là khá cao, việc giảm thiểu loại chi phí này đôi khi có tác động lớn đến chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra, việc khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân công cũng là một gánh nặng cho doanh nghiệp. Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ như vào các dịp lễ, tết nhu cầu nhân lực tăng cao, điều này chính là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị.

Từ khi đưa NVL vào chế biến cho đến khi nhập kho thành phẩm đều liên tục, khép kín, không bị gián đoạn về thời gian cũng như kỹ thuật. Do chu kỳ sản xuất ngắn, nhiều nhất là 3 đến 4 tiếng và đối tượng sản xuất là bánh kẹo nên ngay sau khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng được tái chế ngay trong ca làm việc hoặc đưa vào phế phẩm, vì vậy đặc điểm sản xuất của công ty là không có sản phẩm dở dang.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị được khái quát qua sơ 2.1

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Để quản lý có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh đều phải sử dụng hành loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó, kế toán được coi là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Bộ máy kế toán sẽ cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi thông tin về tình hình tài sản và sự biến động của tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị việc tổ chức công tác hạch toán kế toán được đặc biệt quan tâm. Bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung, mỗi nhân viên kế toán được phân công phụ trách một phần hành cụ thể. Phần kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do kế toán tổng hợp của công ty đảm trách và toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính kế toán tại công ty. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị được thể hiện qua sơ đồ 2.2


Để hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng tài chính kế toán, mỗi thành viên trong phòng tài chính kế toán đều có nhiệm vụ cụ thể riêng của mình:

Kế toán trưởng: Có chức năng tham mưu, phụ trách điều hành tình hình công việc phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng còn có trách nhiệm, quyền hạn như một phó Giám đốc, đảm bảo nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi tổng hợp mọi hoạt động tài chính của công ty thông qua các kế toán viên và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán - tài chính trước ban lãnh đạo Công ty.

Kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình biến động của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm đối chiếu kiểm tra và lập báo cáo liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Kế toán vật tư hàng hoá, công cụ dụng cụ, phải trả người bán: có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời số liệu vật tư hàng hóa hiện có và tình hình nhập - xuất

- tồn vật tư hàng hoá cả về giá trị và hiện vật. Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật tư hàng hoá, lập báo cáo về vật tư hàng hoá, chi tiết công nợ phải thanh toán với người bán.

Kế toán tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm, thuế: có nhiệm vụ tổ chức ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình tăng, giảm tài sản cố định của doanh nghiệp. Thực hiện tính toán phân bổ khấu hao tài sản cố định kịp thời, chính xác theo quy định, chịu trách nhiệm lập báo cáo về tài sản cố định, theo dõi tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội, thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào, các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước.

Kế toán công nợ, công trình tự quản: theo dõi việc thanh toán với người mua, theo dõi các hợp đồng kinh tế.

Kế toán tổng hợp, chi phí giá thành: có nhiệm vụ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Tổ chức tập hợp, phân bổ chi phí trong kỳ và xác định chi phí chuyển kỳ sau. Tính giá thành sản phẩm và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đối chiếu tình hình chấp hành định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán. Tổng hợp số liệu kế toán từ các bộ phận khác để lập báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023