Chính Sách Kế Toán Áp Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị


Thủ quỹ: Là người trực tiếp giám sát sự biến động của tiền mặt tại két của Công ty. Căn cứ vào chứng từ thu chi đã được phê duyệt, thủ quỹ tiến hành thu, phát, nộp tiền ngân hàng, cùng với kế toán tiền mặt quản lý tiền của Công ty.

2.1.3.2 Phần mềm kế toán công ty đang sử dụng

Hiện nay, Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đang áp dụng phần mềm kế toán Misa. Đây là phần mềm tích hợp nhiều phân hệ quản lý các mảng khác khác nhau của doanh nghiệp. Quy trình áp dụng phần mềm tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị được thể hiện qua sơ đồ 2.3

2.1.3.3 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

* Chế độ kế toán:

Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

+ Niên độ kế toán áp dụng : Từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch

+ Đơn vị tiền tệ : Việt Nam Đồng VNĐ

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

Trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

+ Kỳ tính giá thành: Do kế hoạch sản xuất tương đối ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục nên công ty đã chọn kỳ tính giá thành vào cuối mỗi tháng. Điều này phù hợp với yêu cầu tổ chức và quản lý của công ty.

+ Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng

+ Thuế suất thuế TNDN phải nộp là 20%

* Hình thức kế toán:

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, bao gồm các sổ kế toán: Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái; các sổ nhật ký đặc biệt sổ Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền ; Bảng cân đối số phát sinh; các sổ thẻ kế toán chi tiết; chứng từ gốc.

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh kẹo tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.


2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh kẹo tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị theo quan điểm kế toán tài chính.

2.2.1.1 Kế toán chi phí sản xuất

Để quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm, hiện tại công ty phân loại chi phí theo 2 tiêu thức: nội dung kinh tế và chức năng hoạt động:

- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:

+ Yếu tố chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu: là các chi phí về nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất bánh kẹo. Từ đó, kế toán có thể theo dõi tình hình biến động của từng loại để lên kế hoạch mua và dự trữ vật tư.

Nguyên vật liệu chính gồm: Bột mì, đường, mạch nha, sữa, trứng gà, bơ

Nguyên vật liệu phụ gồm: Hương liệu tổng hợp, dầu thực vật, chất tạo xốp, bột vani…

Nhiên liệu: than , dầu diesel...

+ Yếu tố chi phí tiền lương: là chi phí tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.

+ Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao các thiết bị, máy móc, nhà xưởng... có giá trị khác nhau với thời gian trích khấu hao khác nhau.

+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bẳng tiền : chi phí tiền điện, nước... và các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản chi phí đã nêu trên.

- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:

Công ty sử dụng cách phân loại này để phục vụ cho công tác hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chinh tại DN. Theo các phân loại này, chi phí sản xuất tại công ty được chia thành:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm như đường, bột mì, mạch nha,...nguyên vật liệu phụ như: Hương liệu tổng hợp, dầu thực vật, chất tạo xốp, bột vani…


+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, thưởng, các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định.

+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi tổ sản xuất, gồm các yếu tố sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác...

* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty mang tính đặc thù là quy trình SX liên tục và khép kín từ khi nhập nguyên vật liệu đường, bột, chất phụ liệu… đến khi nhập kho thành phẩm mà không có nửa thành phẩm bán ra ngoài.Vào một thời điểm thì mỗi dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm, quy trình sản xuất đều khép kín, kết thúc một ca máy thì sản phẩm sản xuất được hoàn thành và không có sản phẩm dở dang. Do đó, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các mã sản phẩm cho toàn bộ quá trình sản xuất từng sản phẩm mà công ty sản xuất ra.

* Phương pháp kế toán

- Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Do đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty, chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. NVL trực tiếp thường chiếm khoảng 70% - 80% trong tổng giá thành sản phẩm.

+ Nguyên vật liệu chính gồm: Bột mì, đường, mạch nha, sữa, trứng gà, bơ

+ Vật liệu phụ bao gồm: Hương liệu tổng hợp, dầu thực vật, chất tạo xốp, bột vani…

+ Nhiên liệu: than , dầu diesel...

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT; phiếu nhập kho; phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư....

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối nhiều trong giá thành sản phẩm, vì vậy công ty đã theo dõi rất chặt chẽ bằng việc mở các sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng, mở sổ chi tiết vật tư thẻ kho , sổ này chi tiết đến từng danh


điểm, mã vật tư, theo dõi cả về số lượng và giá trị nguyên vật liệu. Cuối kỳ, kế toán tổng cộng để lên bảng kê chi tiết xuất vật tư.

Vì các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu phát sinh tương đối nhiều, nên công ty sử dụng tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo công thức sau:


Giá trị NVL xuất

kho trong kỳ

=

Số lượng NVL

xuất trong kỳ

x

Đơn giá bình quân

vật tư xuất dùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị - 8



Đơn giá bình quân vật tư xuất dùng


Trị giá NVL tồn

kho đầu kỳ

+

Trị giá NVL nhập

trong kỳ

=


Số lượng NVL tồn

đầu kỳ


Số lượng NVL nhập

trong kỳ


+


Khi xuất kho vật tư, kế toán căn cứ vào đề nghị xuất kho Phụ lục 1 được ký duyệt của các bộ phận liên quan sẽ lập phiếu xuất kho Phụ lục 2) giao cho người nhận, phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu, liên 2 giao cho bộ phận lĩnh vật tư, liên 3 được chuyển cho thủ kho làm thủ tục xuất kho. Thủ kho cũng căn cứ vào phiếu xuất kho để làm thẻ kho đồng thời gửi về phòng kế toán kiểm tra, đối chiếu việc ghi chép kế toán vào sổ chi tiết TK 152 và ghi chép trên thẻ kho, đối chiếu với thực tế trong kho để phát hiện những mất mát, thiếu hụt để kịp thời xử lý. Căn cứ vào các chứng từ bảng tổng hợp chứng từ gốc liên quan đến CP NVLTT, kế toán tiến hành cập nhật vào phần mềm theo ngày tháng, trình tự phát sinh các nghiệp vụ. Từ đó, phần mềm sẽ tự xử lý số liệu và tự động chuyển số liệu đến Báo cáo nhập-xuất-tồn NVL Phụ lục 3 , sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 6211

Phụ lục 5 , sổ cái TK 621 Phụ lục 6 và sổ của các tài khoản có liên quan. Cuối quý, kế toán lập các bút toán kết chuyển sang TK 154 để xác định giá thành sản phẩm và in ra những sổ sách, bảng tổng hợp theo yêu cầu.

Tài khoản sử dụng


Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu công ty sử dụng TK 621“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được công ty chi tiết cho từng tài khoản cấp 2, 3…phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận, từng loại sản phẩm.

- TK 6211: Chi phí NVL phân xưởng bánh trứng TK 6212: Chi phí NVL phân xưởng kẹo

TK 6213: Chi phí NVL phân xưởng lương khô TK 6214: Chi phí NVL phân xưởng bánh kem xốp

TK 6215: Chi phí NVL phân xưởng bánh ngọt, bánh trung thu

Theo bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tháng 5 năm 2017 phụ lục 4) thì:

- Tổng chi phí NVL trực tiếp:

+ Phân xưởng bánh trứng: 568.252.355

+ Phân xưởng kẹo: 1.105.253.409

+ Phân xưởng lương khô: 216.752.018

+ Phân xưởng bánh kem xốp: 143.089.285

+ Phân xưởng bánh ngọt, bánh trung thu: 112.275.362 Kế toán sẽ phản ánh:

Nợ TK 6211: 568.252.355

Nợ TK 6212: 1.105.253.409

Nợ TK 6213: 216.752.018

Nợ TK 6214: 143.089.285

Nợ TK 6215: 112.275.362

Có TK 152: 2.145.622.429

Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển TK 621 sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm:

Nợ TK 1541: 568.252.355

Nợ TK 1542: 1.105.253.409

Nợ TK 1543: 216.752.018

Nợ TK 1544: 143.089.285


Nợ TK 1545: 112.275.362

Có TK 6211: 568.252.355

Có TK 6212: 1.105.253.409

Có TK 6213: 216.752.018

Có TK 6214: 143.089.285

Có TK 6215: 112.275.362

- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Hạch toán tốt chi phí nhân công có tác dụng thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi cho nhân công trực tiếp sản xuất bánh kẹo được tính vào chi phí trong kỳ kinh doanh của Công ty như tiền lương chính, lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ .

Tại phân xưởng, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất đựơc tính theo sản phẩm. Việc áp dụng hình thức trả lương này vừa để đảm bảo quyền lợi và có tác dụng khích lệ công nhân lao động tích cực, có trách nhiệm và nâng cao năng suất lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Lương sản phẩm = số lượng SP hoàn thành x Đơn giá lương sản phẩm

Cách tính lương đối với công nhân sản xuất như sau:

Tổng lương = Lương SP+Phụ cấp+Lương phép +Tiền ăn trưa nếu có

Ngoài tiền lương chính trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản phụ cấp, tiền làm thêm vào ngày lễ, nghỉ phép. Tất cả các khoản này được cộng vào lương chính và trả cho công nhân.

Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ hiện hành:

BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1% còn KPCĐ 2% tính trên lương thực tế trừ vào chi phí sản xuất; 10,5% tính trên lương cơ bản trừ vào lương của cán bộ công nhân viên trong đó: BHXH 8 % , BHYT 1,5%, BHTN 1%


Chứng từ sử dụng: Chứng từ gốc về lương và thanh toán: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và BHXH, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Ngoài ra còn có các chứng từ khác như: Hợp đồng lao động theo vụ việc, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài.

.Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánh tiền lương, tiền công phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tài khoản này cũng được công ty chi tiết cho mỗi bộ phận nhằm đảm bảo chi phí được hạch toán chính xác.

TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng bánh trứng TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng kẹo

TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng lương khô TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng bánh kem xốp

TK 6225: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng bánh ngọt, bánh trung thu Tại mỗi phân xưởng, sử dụng Bảng chấm công để theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngày nghỉ việc, ngừng việc,... của công nhân thuộc bộ phận của mình.

Cuối tháng, người chấm công gửi Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan lên phòng tổ chức - hành chính để kiểm tra.

Khi đã đảm bảo tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ, Phòng tổ chức hành chính sẽ tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo khối lượng sản phẩm, lập “Bảng thanh toán tiền lương” Phụ lục 7) chuyển tới phòng kế toán để lập “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương” Phụ lục 12).

Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp bằng phương pháp trực tiếp có nghĩa là chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng nào thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí của xưởng đó. Cụ thể như sau:

Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng sản xuất bánh trứng được tập hợp cho sản phẩm bánh trứng; chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng kẹo được tập hợp cho sản phẩm kẹo; tương tự đối với chi phí nhân công trực tiếp tại các PX sản xuất lương khô, bánh kem xốp và bánh ngọt, bánh trung thu.


Dựa vào các chứng từ, bảng tổng hợp chứng từ gốc liên quan đến CP NCTT, kế toán tiến hành cập nhật vào phần mềm, phần mềm Misa tự động cập nhật vào “Sổ Nhật Ký Chung”, ta có “Sổ chi tiết TK 6221” Phụ lục 8), “Sổ cái TK 6221” Phụ lục 9)

Cuối tháng, kế toán lập các bút toán kết chuyển sang TK 154 để xác định giá thành sản phẩm.

- Kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là chi phí có liên quan đến công tác phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

Phương pháp tập hợp:

Tại Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, CPSXC phát sinh tại phân xưởng sản xuất nào thì được ghi nhận là CPSXC tại phân xưởng đó. Chính vì vậy mà quá trình phân bổ các CPSXC tại phân xưởng sản xuất chính là việc tập hợp CPSXC tại phân xưởng sản xuất đó. Một số khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho các phân xưởng sản xuất sau đó tiến hành phân bổ đều cho các phân xưởng.

Chứng từ sử dụng:Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản theo lương của nhân viên phân xưởng, các hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu chi, bảng thanh toán tạm ứng cho chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền để nhập vào phần mềm kế toán.

Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí SXC, công ty sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 cho từng phân xưởng,:

TK 627 được mở chi tiết cho các phân xưởng như sau:

+ TK 6271 - Chi phí sản xuất chung-PX bánh trứng

+ TK 6272 - Chi phí sản xuất chung-PX kẹo

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí