Định Hướng Nhằm Tăng Cường Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng- Chi Nhánh Kinh Đô


Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Trong những năm qua 2018, 2019, 2020, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô đã trải qua nhiều khó khăn thách thức đặc biệt là trong năm 2020 khi tình hình dịch bệnh Covid hoành hành và vẫn còn đang kéo dài.

Nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo chi nhánh và những chính sách cụ thể của hội sở, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Kinh đô đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong chặng đường đã qua.

-Một là: các kết quả hoạt động kinh doanh , kết quả hoạt động huy động vốn , kết quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tăng trưởng liên tục trong 3 năm vừa qua. Điều quan tâm ở đây là huy động vốn tiền gửi năm 2018 đạt 1,937 tỷ đồng năm 2019 đạt 2,200 tỷ đồng chồng năm 2020 đạt 248 7.5 tỷ đồng như vậy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi đạt được mục tiêu mà chi nhánh cần thực hiện là trên 13%.

Điều này đạt được là do chi nhánh luôn bám sát vào mục tiêu kế hoạch do ban lãnh đạo chi nhánh và hội sở đã đề ra. Chi nhánh tận dụng mọi nguồn lực và cùng nhau vượt qua những thách thức khó khăn gặp phải.

-Hai là: Lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng nhẹ trong ba năm qua. Chỉ tiêu này chứng tỏ bỏ một mặt công tác huy động vốn của ngân hàng thật sự có hiệu quả đặc biệt là công tác huy động vốn tiền gửi, mặt khác chi nhánh đan luôn kiểm soát tốt chi phí tránh lãng phí.

-Ba là : Các cơ cấu nguồn vốn tiền gửi thể hiện rằng chi nhánh kinh đô đang bám sát mục tiêu tăng trưởng và phát triển đúng hướng:

Cơ cấu phân theo loại tiền : tỷ trọng theo VND : năm 2018 (89,3%); năm 2019 (chiếm 90,5%); năm 2020 (chiếm 91%) trong tổng nguồn vốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cơ cấu theo đối tượng khách hàng : tỷ trọng của tiền gửi dân cư là lớn nhất : năm 2018 (chiếm 61%); năm 2019 (chiếm 62,1%); năm 2020 (chiếm 65%) trong tổng nguồn vốn tiền gửi


Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Kinh Đô - 11

Từ đây cũng có thể nhận thấy : Thị trường của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh đô là dân cư nhiều, các hoạt động giao dịch chủ yếu trong địa bàn là để giải quyết nhu cầu, mong muốn của người dân ; tình hình xuất khẩu giao thương là có nhưng với tỷ trọng vừa phải.

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trên thì hoạt động huy động tiền gửi từ tại chi nhánh chưa phát triển, thể hiện:

-Tốc độ huy động tiền gửi tăng chưa ổn định: Như đã phân tích ở phần 2.2.2 huy động tiền gửi có tăng nhưng ở tốc độ chậm. Kết quả này cần phải tiếp tục phát triển để phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Chi nhánh

- Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các lọai dịch vụ chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn các hình thức là truyền thống, chưa thực hiện được dịch vụ trọn gói trong khi tốc độ phát triển nhanh chóng các hoạt động của ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, rút tiền gửi tự động,... đã ảnh hưởng đến khối lượng vốn huy động của ngân hàng.

- Cơ cấu huy động tiền gửi theo kỳ hạn chưa hợp lý: Tỷ trọng huy động vốn vẫn đang chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn (từ năm 2017 đến năm 2019 tỷ trọng này luôn chiếm trên 90%). Điều này khó khăn cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôtrong việc sử dụng vốn huy động được, không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung dài hạn, không phù hợp với cơ cấu tín dụng, thường các khoản cho vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ lệ cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn.

- Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ còn hạn chế. Trong các năm qua cơ cấu vốn huy động theo loại tiền có nhiều biến động, nguồn vốn nội tệ khá dồi dào nhưng nguồn vốn ngoại tệ lại rất thấp. Việc đưa vào áp dụng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…đã có hướng tích cực, tăng trưởng hơn năm trước song vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của hệ thống ngân hàng việt nam thịnh vượng nói chung và của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đônói riêng do đó ảnh hưởng


đến sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Do đặc điểm môi trường hoạt động trên địa bàn không có quá nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hiện có lại chủ yếu hoạt động tại Vietcombank do phát triển mạnh và linh hoạt hoạt động thanh toán quốc tế hơn các ngân hàng khác. Ngoại tệ từ dân cư lại tập chung chủ yếu tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng do mạng lưới chủ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng rộng khắp địa bàn tỉnh nhất là địa bàn nông thôn mà nguồn này lại do các lao động nước ngoài xuất thân từ nông thôn, nên tài khoản chủ yếu tập chung tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân chủ quan.

- Chưa có chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể: Ngân hàng chưa đưa ra được chính sách khách hàng có hiệu quả nhất nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng, chưa có chính sách với từng nhóm khách hàng cụ thể để chăm sóc hợp lý. Hiện nay, việc chăm sóc khách hàng tập trung chủ yếu ở các bộ phận front office có tiếp xúc trực tiếp và giao dịch với khách hàng. Trong khi bộ phận khác chưa ý thức được công tác chăm sóc khách hàng do đó dẫn đến tình trạng chậm trễ, rườm rà trong xử lý các giao dịch với khách hàng.

- Nhân viên các phòng ban chưa làm hết nămg lực,trách nhiệm được giao: “Hoạt động marketing cho huy động tiền gửi dân cư tại Chi nhánh chủ yếu quan tâm đến các chương trình hoặc các sự kiện lớn liên quan đến huy động tiền gửi mà Hội sở phát động (nhân dịp Lễ, Tết, ngày thành lập ngành…). Bộ phận giao dịch chưa chuẩn hóa phong cách giao dịch khách hàng, mức độ quan tâm đến công tác quảng bá sản phẩm, dịch vụ tại Chi nhánh chưa thực hiện đầy đủ: vẫn để tờ rơi đã hết thời hạn tại quầy, vẫn còn treo băng rôn hết thời hạn.”

- Trình độ cán bộ ở một số bộ phận còn hạn chế: Trình độ cán bộ nhân viên ở một số bộ phận chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều cán bộ chưa có kỹ năng chăm sóc khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm còn kém, chưa thực sự tâm huyết với công việc và tinh thần trách nhiệm chưa cao. Công tác huy động vốn chủ yếu tập trung ở các cán bộ làm công tác trực tiếp giao dịch với khách hàng còn


các cán bộ làm ở các phòng ban không liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn thì gần như cũng không quan tâm đến công tác huy động vốn.

- Phân giao nhiệm vụ giữa các bộ phận còn hạn chế: Hiện nay, việc tổ chức công việc, bố trí chức năng nhiệm vụ của cán bộ QHKH còn bất cập dẫn đến mỗi cán bộ hiện nay phải đảm đương nhiều công việc tác nghiệp nội bộ, chưa dành nhiều thời gian để triển khai và thực hiện trách nhiệm chính của cán bộ quan hệ khách hàng là trực tiếp marketing, tiếp thị khách hàng, tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ. Khả năng tư vấn sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng của đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng của Chi nhánh còn yếu so với các ngân hàng trên địa bàn.

- Công tác chăm sóc khách hàng chưa có chính sách riêng cho nhóm khách hàng đặc biệt lớn, chưa thực sự chú trọng công tác chăm sóc khách hàng quan trọng. Chính sách sản phẩm theo từng phân đoạn khách hàng chưa được tập trung phát triển. Hệ thống ưu đãi liên kết của BIDV còn khá khiêm tốn với mức ưu đãi còn hạn chế dẫn tới các điểm ưu đãi vàng của BIDV chưa thực sự hấp dẫn.

- Hoạt động thông tin tiếp thị tại ngân hàng chưa thực sự đựơc quan tâm đúng mức, hiểu biết của người dân về ngân hàng còn có nhiều hạn chế. Một bộ phận dân cư không dám tiếp cận ngân hàng, học hưa hiểu được hoạt động của một ngân hàng. Mặt khác công tác tuyên truyền cũng chưa thật sự hiệu quả để giúp người dân có thể tin tưởng vào ngân hàng, có thể yên tâm gửi tiền của mình vào ngân hàng.

b. Nguyên nhân khách quan

- Sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôchủ yếu là sản phẩm truyền thống, đơn điệu, ít tiện ích, chưa có sản phẩm mang tính đột phá, do đó vẫn chưa tạo được sức hấp dẫn cho khách hàng. Giữa các đợt huy động vốn không có sự gối đầu sản phẩm để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

- Thói quen sử dụng tiền mặt, cất trữ ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của dân cư còn lớn: Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và là nước có nền kinh tế sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu. Thói quen của người dân sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa thay đổi do các


phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa tiện ích và chưa tiếp cận được với đa số người dân. Đại đa số công chúng Việt Nam chưa sử dụng nên chưa biết được các tiện ích của dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (thẻ thanh toán) chủ yếu vẫn là ở khách sạn, nhà hàng, các hãng sản xuất lớn nên còn xa lạ với nhiều người. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhiều khi cũng có ý muốn thu tiền mặt cho nhanh, gọn, tránh sự kiểm soát của nhà nước và họ thường thực hiện thu phí đối với các giao dịch bằng thẻ. Một nguyên nhân nữa cũng khiến cho người dân ít quan tâm đến các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là thủ tục giao dịch ở ngân hàng chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng.

- Sự cạnh tranh từ phía các NHTM:

Trên địa bàn của chi nhánh là địa bàn nhỏ nhưng số lượng các TCTD tập trung rất động, mức độ cạnh tranh cao, một số ngân hàng đặc biệt là các NH TMCP quy mô vừa và nhỏ có các biện pháp cạnh tranh khốc liệt để phát triển khách hàng gây khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng truyền thống. Các NHTM khác tiếp tục mở rộng mạng lưới cạnh tranh với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô. Chính vì vậy, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói chung và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đônói riêng không còn giữ vị thế số một của các ngân hàng nữa, thị phần các dịch vụ nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều bị chia sẻ. Khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ không còn chỉ giao dịch với một ngân hàng. Họ thường có nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau.

- Về mặt tâm lý nếu muốn đầu tư dài hạn người dân có xu hướng đầu tư vào các tài sản thuộc loại lâu bền như bất động sản, nhà cửa, vàng và ngoại tệ... Mặt khác, dân chúng còn thiếu lòng tin vào đồng tiền trong nước và hoạt động ngân hàng, nên khi gửi tiền vào ngân hàng người ta có xu hướng lựa chọn các khoản tiền gửi ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh hơn là đầu tư vào các công cụ nợ dài hạn hay gửi tiết kiệm dài hạn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Như vậy, những số liệu và phân tích ở chương 2 đã cho chúng ta thấy được những thành tựu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô; về những mặt hạn chế : mức độ đa dạng và tính hiệu quả của sản phẩm tiền gửi, mức độ xây dựng và sử dụng mạng lưới và cơ sở vật chất hạ tầng, phong cách phục vụ của nhân viên, chính sách khách hàng…. Chính vì vậy, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôcần có các giải pháp mang tính hiệu quả để khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những mặt tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát huy vị thế của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng trên thị trường trong nước và quốc tế.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG- CHI NHÁNH KINH ĐÔ.


3.1 Định hướng nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng việt nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2021 - 2025

Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôđã căn cứ vào những mục tiêu kinh tế trên Thủ đô Hà Nội và dựa vào những lợi thế mà ngân hàng đã có sẵn để đưa ra định hướng phát triển trong những năm tới như sau:

- Phát huy hơn nữa thế mạnh của một ngân hàng bán lẻ. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh, khẳng định ưu thế trên thị trường, là NHTM bán lẻ hiện đại, năng động có sức cạnh tranh cao.

- Luôn luôn coi huy động vốn là công tác trọng tâm, xuyên suốt, từng bước cải thiện khả năng tự cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi dân cư để có được sự ổn định của nguồn vốn huy động. Chú trọng phát triển các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ của NHBL hiện đại. Tạo ra sự phát triển đột phá trong thu từ dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ truyền thống như: dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại…

- Tuyệt đối tuân thủ các quy định trong hoạt động tín dụng, thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh, từng bước điều chỉnh hợp lý tỷ trọng dự nợ trung dài hạn/tổng dư nợ, đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.

- Đề ra các chính sách, giải pháp trong từng lĩnh vực hoạt động theo hướng đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ, dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.


- Tiếp tục duy trì và phát triển nền khách hàng bền vững

- Điều hành lãi suất một cách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao khả năng tự chủ tài chính.

- Nâng cao năng lực điều hành ở các cấp lãnh đạo.

- Từng bước chiếm lĩnh những thị phần quan trọng trên địa bàn.

- Xây dựng cơ chế động lực, gắn thu nhập của CBCNV vào kết quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như tạo sự gắn bó lâu dài với Chi nhánh.

- Chú trọng công tác phát triển mạng lưới và kênh phân phối cả về số lượng lẫn chất lượng đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của Hội sở.

3.1.2. Định hướng hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng việt nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Kinh Đô

Mục tiêu trước mắt cũng như về lâu dài, hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói chung và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đônói riêng cần đảm bảo vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội…Ngân hàng phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển vốn dài hạn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, đặc biệt chú trọng khai thác tới việc huy động vốn trong dân cư - thị trường đầy tiềm năng. Một số định hướng về phát triển dịch vụ huy động vốn là:

- Tổng nguồn huy động năm sau tăng so với năm trước từ 15 % - 20%.

- Tăng cường khai thác các khách hàng cá nhân tiềm năng từ các khách hàng doanh nghiệp. Để phát triển vững chắc, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôphải giữ được đội ngũ khách hàng truyền thống thông qua các chính sách chăm sóc khách hàng, tập trung lực lượng cán bộ có kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng mới. Tiếp tục mở rộng khách hàng từ những nguồn người thân quen của cán bộ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, nguồn do khách hàng cũ giới thiệu, nguồn từ hệ thống khách hàng vẫn đang có quan hệ với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nhưng số dư tài khoản chưa nhiều…

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí