năm 2016) nhưng đến năm 2019 thì tăng mạnh lên 24.57 tỷ đồng (tăng 12.77 tỷ đồng so với năm 2018).
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Oai
ĐVT: Tỷ đồng
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Tổng thu | 192 | 275.20 | 270 | 296 |
Thu từ tín dụng | 177.30 | 262.70 | 248.60 | 263.12 |
Thu ngoài tín dụng | 14.70 | 12.50 | 21.40 | 32.88 |
Tổng chi | 158.20 | 205.40 | 258.20 | 271.43 |
Chi về hoạt động tín dụng | 107.60 | 151.40 | 177.40 | 204.29 |
Chi lương và phụ cấp lương | 6.70 | 11 | 10.80 | 67,14 |
Chi dự phòng rủi ro tín dụng | 19.20 | 11.10 | 34.80 | 43.35 |
Các khoản chi thường xuyên khác | 24.70 | 31.90 | 35.20 | 39.15 |
Lợi nhuận trước thuế | 33.8 | 69.8 | 11.80 | 24.57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương
- Kinh Nghiệm Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Rút Ra Cho Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt
- Khái Quát Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Thanh Oai.
- Tốc Độ Tăng Trưởng Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Agribank Thanh Oai Giai Đoạn 2016 - 2019
- Đặc Điểm Của Khách Hàng Các Ngân Hàng Được Xin Ý Kiến Đánh Giá
- Định Hướng Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Thanh Oai
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Oai qua các năm)
Trong nguồn thu của Agribank Thanh Oai, thu từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu và có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2016 thu từ hoạt động tín dụng đạt 177.30 tỷ đồng thì đến năm 2018 đạt 248.60 tỷ đồng và năm 2019 đạt
263.12 tỷ đồng, còn thu từ hoạt động ngoài tín dụng chỉ chiếm 32.88 tỷ đồng năm 2019. Từ kết quả kinh doanh cho thấy, hoạt động tín dụng của Agribank Thanh Oai tăng trưởng khá bền vững trong những năm vừa qua, có được kết quả này một phần do hoạt động huy động vốn của Agribank Thanh Oai được tăng cường qua các năm.
2.2. Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai
2.2.1. Các hình thức và quy trình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai
a. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai
Hiện nay, Agribank Thanh Oai đang triển khai các hình thức tiền gửi tiết kiệm theo bảng sau:
Bảng 2.4. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai
Các hình thức | Lợi ích | |
1 | Theo thời hạn | |
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn | Lãi suât thấp | |
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn + Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng + Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 72 tháng | Lãi suất cao, linh hoạt | |
2 | Theo loại tiền | |
- Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ | Lãi suất cao, linh hoạt | |
- Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (USD và EURO) | Lãi suất thấp | |
3 | Theo sản phẩm | |
- Tiền gửi có kỳ hạn tiết kiệm dự thưởng - Tiền gửi có kỳ hạn tặng quà và lãi suất - Tiền gửi có kỳ hạn linh hoạt (nộp nhiều lần) - Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi trước - Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau | - Lãi suất cao và linh hoạt - Lãi suất trung bình - Lãi suất thấp - Lãi suất thấp - Lãi suất cao |
Nguồn: Phòng Kinh doanh Agribank Thanh Oai
Đối với các hình thức nói trên, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, riêng đối với tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn thì ngân hàng yêu cầu khách hàng không được tất toán trước thời hạn, nếu khách hàng có nhu cầu tất toán trước thời hạn thì lãi suất của hình thức tiết kiệm đó sẽ được tính là tiết kiệm không kỳ hạn.
b. Quy trình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai
Lập kế hoạch huy động vốn tiền gửi tiết kiệm.
Tổ chức
thực hiện
huy động
vốn tiền
gửi tiết kiệm
Kiểm soát huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
* Lập kế hoạch huy động vốn tiền gửi tiết kiệm.
Agribank Thanh Oai xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách huy động vốn như sau:
Chiến lược huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai bao gồm các mục tiêu chiến lược và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng trong khoảng thời gian dài, thường từ 3 đến 5 năm. Mục tiêu chiến lược thường là tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong thời kỳ chiến lược. Phương thức chiến lược để đạt mục tiêu chiến lược thường là một, hai hoặc tổng hợp các các phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng sự khác biệt và cạnh tranh bằng mối quan hệ khách hàng.
Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, Agribank Thanh Oai sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm vốn Agribank Thanh Oai ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống
Kế hoạch huy động vốn tiền gửi tiết kiệm hàng năm xác định định lượng cụ thể về số lượng vốn cần huy động theo thời hạn nhất định, năm, quý; theo kỳ hạn:
Vốn ngắn hạn, vốn dài hạn; theo nhóm khách hàng huy động: Khách hàng là cá nhân, tổ chức…
* Tổ chức thực hiện huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
Trên cơ sở các nguồn lực đã được xác định, Agribank Thanh Oai thực hiện phân bổ các nguồn lực về con người; sắp xếp bộ máy, mô hình tổ chức hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả huy động vốn; cụ thể hoá các chiến lược huy động vốn thành các chỉ tiêu cụ thể và giao cho các phòng giao dịch nhằm đạt được mục tiêu huy động vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời, nhanh chóng. Bộ máy huy động vốn và mức độ mở rộng của mạng lưới huy động tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như mục tiêu quản lý nguồn vốn huy động của Agribank Thanh Oai trong từng thời kì.
Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, một hệ thống các giải pháp về nguồn lực, cơ sở vật chất, công nghệ cũng như các chính sách tiếp thị, khuyếch trương, ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động vốn nhằm tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn tối đa, kết hợp tối ưu với nhu cầu sử dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
* Kiểm soát huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn Agribank Thanh Oai: Ban kiểm soát, Giám đốc chi nhánh và các phó Giám đốc; bộ phận giúp việc, tham mưu về công tác huy động vốn, bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank Thanh Oai, bộ phận tham mưu về công tác huy động vốn, kiểm tra của chi nhánh.
Các chỉ tiêu kiểm soát: Kiểm soát các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đối với cả Agribank Thanh Oai và các chỉ tiêu giao các phòng giao dịch; bao gồm: chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động; cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn, theo thành phần kinh tế; chi phí huy động vốn; tỷ lệ sử dụng vốn trên tổng nguồn vốn; cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn
Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm soát: Xem xét, theo dõi các hoạt động, kết quả đã thực hiện được; việc tuân thủ, thực hiện về chính sách, chỉ đạo điều hành trong công tác huy động vốn. Sau đó so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; phát
hiện những sai lệch, thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro.
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai
2.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
a. Số lượng và cơ cấu khách hàng cá nhân
Biểu đồ 2.1. Quy mô khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: người
70000
68398
68807
68000
66012
66000
64000
62000
61313
Số lượng khách hàng cá nhân
60000
58000
56000
2016
2017
2018
2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Thanh Oai)
Trong những năm qua, quy mô khách hàng của Agribank Thanh Oai có bước tăng trưởng tốt, khách hàng được mở rộng tới mọi tầng lớp dân cư, độ tuổi. Bên cạnh lợi thế mở rộng được nhóm khách hàng dân cư là cán bộ, nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp đang có quan hệ giao dịch tiền gửi, tiền vay, quy mô khách hàng của Agribank Thanh Oai có bước phát triển mạnh sau khi Thủ tướng Chính phủ có chủ trương về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trả lương qua tài khoản đối với các đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007. Tổng số khách hàng cá nhân của Chi nhánh tăng lên từ 61.313 khách hàng năm 2016 lên 68.807 khách hàng tính đến cuối năm 2019,
chiếm tỷ lệ khoảng từ 1,7%- 2,5% trong tổng khách hàng toàn hệ thống. Tuy nhiên tốc độ mở rộng quy mô khách hàng còn thấp, có xu hướng giảm, đặc biệt năm 2018, quy mô khách hàng cá nhân giảm 4% trong khi tỷ lệ này của toàn hệ thống là tăng trưởng 25%.
Trong số những khách hàng dân cư có quan hệ tiền gửi với Agribank Thanh Oai thì số lượng khách hàng có quan hệ tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền mang tính chất là khoản tiết kiệm, là nguồn vốn ổn định, thì lại chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ ở mức dưới 10%, tốc độ phát triển nhóm khách hàng này chậm hơn so với tốc độ phát triển khách hàng dân cư nói chung.
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ khách hàng cá nhân gửi tiền có kỳ hạn giai đoạn 2016-2019
ĐVT: %
12
10.5
10.2
10
9.4
8.4
8
6
4
2
0
2016
2017
2018
2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 – 2019 Agribank Thanh Oai)
Với việc tập trung mọi nỗ lực đảm bảo huy động vốn dân cư có tốc độ tăng trưởng cao, cải thiện cơ cấu vốn huy động bền vững, chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng huy động vốn dân cư/tổng huy động vốn một cách tích cực, ngoài việc chuyển biến trong nhận thức, Agribank đã có hàng loạt các biện pháp cũng như chính sách đối với khách hàng bán lẻ nói chung, khách hàng gửi tiền tiết kiệm nói riêng. Trong đó: chính sách lãi suất được điều hành linh hoạt, chủ động, đẩy mạnh phát triển khách hàng và chính sách khách hàng. Chính sách phát triển mạng lưới, chính sách phát triển sản phẩm, đầu tư công nghệ, marketing, quảng bá sản phẩm được thực hiện tốt và hiệu quả hơn.Trong đó nổi bật là việc phân đoạn khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng. Agribank thực hiện sắp xếp các khách hàng có những đặc điểm
tương tự nhau và theo từng cấp độ nhất định vào thành từng nhóm khách hàng có những nhu cầu và yêu cầu riêng với sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, hình thức tiếp thị, cách thức phục vụ, nhân viên phục vụ và giá cả, từ đó ngân hàng có chính sách khách hàng riêng, phù hợp với từng nhóm. Theo đó, Agribank Thanh Oai phân đoạn khách hàng gửi tiền là dân cư tại Agribank Thanh Oai thành ba phân đoạn khách hàng như sau:
- Khách hàng quan trọng: Đây là phân đoạn khách hàng chiếm tỉ trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 1% nền khách hàng) nhưng mang lại lợi nhuận cao. Tiêu chí định tính với khách hàng hiện hữu là có số dư bình quân trong vòng 3 tháng trên 1 tỷ đồng.
- Khách hàng thân thiết : Đây là phân đoạn khách hàng có tỉ trọng tương đối nhỏ nhưng có đóng góp và tầm ảnh hưởng nhất định. Tiêu chí định tính với khách hàng hiện hữu là có số dư bình quân trong vòng 3 tháng từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng .
- Khách hàng phổ thông : Đây là phân đoạn khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng cá nhân tại Agribank, góp phần tạo nên nền tảng khách hàng bán lẻ đa dạng, rộng lớn cho Agribank, là nhóm khách hàng tiềm năng cho hai phân đoạn khách hàng nêu trên.
Từ phân đoạn như trên để Agribank Thanh Oai có căn cứ áp dụng những chính sách trước bán hàng, trong bán hàng và sau bán hàng phù hợp với từng khách hàng.
Trên cơ sở định hướng, chỉ đạo từ Agribank, Agribank Thanh Oai cũng đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Song song với việc tăng cường tiếp cận, thu hút và duy trì các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, định chế tài chính để có bước tăng trưởng mạnh, mở rộng cho vay. Agribank Thanh Oai đã tập trung đẩy mạnh huy động vốn nhằm giữ vững nền vốn và tạo bước tăng trưởng vững chắc bằng việc chú trọng hơn đến nguồn vốn huy động từ dân cư mà trước hết là sự gia tăng số lượng khách hàng dân cư tại Chi nhánh. Phòng đầu mối trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động huy động vốn dân cư được giao tập trung về phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.
b. Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm bình quân theo số lượng khách hàng
Khi gắn kết tốc độ mở rộng khách hàng và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cho thấy năm 2017 là năm có tốc độ mở rộng khách hàng cao nhất và tốc độ gia tăng nguồn vốn rất ấn tượng (tăng 39,5%). Trong khi đó, tuy tốc độ mở rộng khách hàng năm 2018 sụt giảm nhưng nguồn vốn huy động được vẫn tăng trưởng 29%. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động được cũng cao hơn nhiều so với tốc độ mở rộng khách hàng (12,4%). Như vậy, chính sách mở rộng khách hàng đã phát huy hiệu quả về mặt chất lượng và việc mở rộng khách hàng đã có trọng tâm hơn. Từ đó, Agribank Thanh Oai đã nâng cao dần số dư huy động bình quân theo khách hàng.
Biểu đồ 2.3. Số dư huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
bình quân theo số lượng khách hàng của Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: triệu đồng
57
60
50
45
40
33
36
30
Số dư huy động vốn bình quân theo khách hàng
20
10
0
2016
2017
2018
2019
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Thanh Oai
Thực hiện việc khảo sát ảnh hưởng của khách hàng có số dư tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên đến kết quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai cho thấy số lượng khách hàng lớn này qua các năm lần lượt là 168, 442, 358 và 780 khách hàng. Mặc dù số lượng khách hàng nhóm này ít, chiếm một phần rất nhỏ trong tổng quy mô khách hàng, nhưng lại đóng góp một phần đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai. Nhờ cố gắng nỗ lực