Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 14

tục tố tụng kiện đòi người được bảo hiểm tại Toà án, và không phải lúc nào quyền lợi của họ cũng được bảo vệ. Như vậy, qui định của pháp luật hiện hành không bảo vệ được quyền lợi của Doanh nghiệp bảo hiểm trong những trường hợp này.

Khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả cho rằng sẽ công bằng và hợp lý hơn nếu pháp luật có các qui định điều chỉnh cụ thể về vấn đề này. Để đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã trả tiền bồi thường được quyền thế quyền hợp pháp truy đòi người thứ ba gây thiệt hại, thì qui định tại Khoản 2

Điều 49 Luật KDBH nên điều chỉnh theo huớng " Khi Doanh nghiệp bảo hiểm

đã trả tiền bồi thường đối với các thiệt hại có liên quan đến lỗi của người thứ ba gây thiệt hại, thì mọi sự từ chối chuyển quyền yêu cầu cho Doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường từ phía người đuợc bảo hiểm đều được coi là vô hiệu".

Tóm lại, để bảo vệ quyền lợi cho Doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của người được bảo hiểm, tác giả kiến nghị xem xét qui

định lại khoản 2 Điều 49 Luật KDBH như sau:

"a. Nếu người được bảo hiểm từ bỏ quyền khiếu nại đòi bồi thường bên thứ ba sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra và trước khi Doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, thì Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm phải bồi thường.

b. Nếu người được bảo hiểm không được sự đồng ý của người bảo hiểm mà từ bỏ quyền khiếu nại đòi bồi thường bên thứ ba sau khi người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường, thì sự từ bỏ đó được coi là vô hiệu.

c. Người bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tương ứng với việc không thể tiến hành thế quyền đòi bồi thường do lỗi của người được bảo hiểm".


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

kết luận


Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 14

Bảo hiểm tài sản là một lĩnh vực rộng lớn chiếm đa số các sản phẩm bảo hiểm, có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đóng vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu trong việc cung cấp nguồn tài chính cho việc giải quyết và khắc phục nhanh chóng hậu quả của rủi ro tổn thất để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Nghiên cứu các quan hệ pháp lý liên quan đến bảo hiểm tài sản luôn là một đòi hỏi thực tế, không những đóng góp vai trò quan trọng tạo lập môi trường pháp lý ổn định để phát triển thị trường bảo hiểm, mà còn phải đẩy nhanh quá trình mở rộng thị trường theo hướng hội nhập mở của quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là vấn đề pháp lý phức tạp và đặc thù của hoạt

động kinh doanh bảo hiểm, chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều qui định pháp luật trong nước và quốc tế, cũng như bị chi phối bởi tập quán bảo hiểm, tập quán thương mại, hàng hải trên thế giới. Hiện nay, khung pháp luật điều chỉnh về Hợp

đồng bảo hiểm tài sản đã hình thành, với các qui định trong BLDS, BLHH và Luật KDBH. Trong đó, Luật KDBH, với tính chất là luật chuyên ngành về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có dành nhiều điều luật qui định các vấn đề chung về Hợp đồng bảo hiểm, cũng như các vấn đề cụ thể về Hợp đồng bảo hiểm . Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của những qui định trong Luật, mang tính bao trùm và đặc thù chung nhất cho Hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng tài sản thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế. Những vấn đề xung đột pháp lý, cũng như những vấn đề chưa được điều chỉnh liên quan đến bảo hiểm tài sản ở trong từng lĩnh vựe riêng, lĩnh vực chuyên ngành, phải được tìm thấy và lý giải trong các qui định của Luật KDBH.

Sau hơn một năm áp dụng Luật KDBH, nảy sinh nhu cầu nghiên cứu,

đánh giá hiệu quả áp dụng của hệ thống luật thực định Việt nam điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm tài sản, trên cơ sở đó có thể củng cố và triển khai tốt hơn việc thực thi Luật, nhằm tạo lập môi trường pháp lý ổn định và lành mạnh để phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi của hai chủ thể quan trọng nhất tham gia thị trường, đó là Doanh nghiệp bảo hiểm và những người tham gia bảo

hiểm. Xuất phát từ mục đích đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề pháp lý chung và đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm theo qui định hiện hành của hệ thống pháp luật thực định Việt nam điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm và Hợp

đồng bảo hiểm tài sản, cũng như tham khảo và so sánh với kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới về các vấn đề có liên quan; trên cơ sở đó đối chiếu với nguyên lý và tập quán bảo hiểm, cũng như thực tiễn của quá trình giao kết , thực hiện Hợp đồng bảo hiểm ở Việt nam. Luân văn đã chỉ ra những điểm còn tồn tại và bất hợp lý cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định về Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Việc nghiên cứu dựa trên ba vấn đề chính tương ứng với ba chương nội dung của luận văn:

- Chương I, trình bày những vấn đề nhận thức chung về Hợp đồng bảo hiểm tài sản, cũng như quá trình hình thành và pháp triển của pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm và Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nội dung được coi là quan trọng nhất trong chương này là luận văn đã nghiên cứu các vấn đề pháp lý có liên quan đến quyền bảo hiểm tài sản chỉ tồn tại và phát sinh trên cơ sở quan hệ về quyền lợi tài chính hợp pháp ( thể hiện là một quyền lợi có thể được bảo hiểm) của một chủ thể có trong đối tượng tài sản bảo hiểm. Xác định vấn đề này có vai trò quan trọng và xuyên xuốt trong các nghiên cứu tiếp theo của các chương sau, liên quan đến quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng và bồi thường bảo hiểm, cũng như vấn đề hiệu lực của hợp đồng, xem xét các trường hợp làm vô hiệu hợp đồng, các trường hợp chấm dứt hợp đồng, cũng như các điều kiện để Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể được chuyển nhượng...

- Chương II, Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Trong đó, ngoài các vấn đề pháp lý chung, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơ bản và đặc thù phân biệt với các loại Hợp đồng bảo hiểm con người và trách nhiệm dân sự, như: thời điểm phải tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm, nguyên tắc chuyển nhượng hợp đồng, nguyên tắc xác

định số tiền bảo hiểm, bảo hiểm trùng, quyền truy đòi người thứ ba gây thiệt hại...Việc nghiên cứu được tiến hành trên cơ sơ các qui định pháp luật hiện hành

được qui định tại BLDS, BLHH, Luật KDBH, cũng như có tham khảo, đối chiếu và so sánh với pháp luật của các nước về các vấn đề có liên quan.

- Chương III, trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại chương II, luận văn đã đưa ra những đánh giá và nhận xét về thực trạng pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm và Hợp đồng bảo hiểm tài sản, qua đó đưa ra một số nội dung kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Ngoài những kiến nghị liên quan đến những nội dung cụ thể cần được nghiên cứu bổ sung và tiếp tục hoàn thiện trong văn bản hướng dẫn các qui định về Hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH, một kiến nghị mà tác giả cho là tâm

đắc nhất, đó là: pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm nói chung, hay pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản chỉ có thể được hoàn thiện trên cơ sở có sự hoàn thiện chung của pháp luật về hợp đồng, xuất phát từ những tồn tại của việc phân chia hai hệ thống pháp luật điều chỉnh về hợp đồng bảo kinh tế và hợp đồng dân sự hiện nay.

Với khả năng nghiên cứu còn hạn chế, bằng kiến thức và kinh nghiệm thông qua quá trình học tập và nhu cầu giải quyết công việc của bản thân, tác giả

đã cố gắng lập luận và phân tích những vấn đề có liên quan, nhưng chắc chắn còn nhiều thiết sót và hạn chế. Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, với sự tận tình chỉ bảo của Thầy giáo hướng dẫn, tác giả đã thu lượn, học hỏi và hiểu

được nhiều kiến thức bổ ích, đó chính là thành công và là điều mà tác giả trân trọng./..


Tài liệu tham khảo


[1] Bộ Luật hàng hải Việt nam (1990);

[2] Bộ Luật dân sự Việt nam (1995);

[3] Luật Thương mại Việt nam (1997) ;

[4] Luật kinh doanh bảo hiểm (2000);

[5] Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 29/9/1989;

[6] Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm;

[7] Nghị định 74/ CP ngày 14/6/1997 sửa đổi NĐ 100/CP về KDBH;

[8] Nghị định 12/CP ngày 26/1/1965 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ "bảo hiểm xã hội";

[9] Nghị định 58/CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ về Điều lệ "bảo hiểm y tế";

[10] Nghị định 42 CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về Điều lệ Quản lý Đầu tư và xây dựng ;

[11] Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển;

[12] Nghị định 115 /CP ngày 17/12/1997 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới;

[13] Nghị định 42/2001/NĐ - CP ngày 28/8/ 2001 qui định chi tiết một số

điều của Luật KDBH;

[14] Thông tư số 27/1998/TT-BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động khai thác bảo hiểm và quản lý phí bảo hiểm;

[15] Thông tư 71/2001/TTBTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 42/2001/NĐ-CP;

[16] Quyết định 581a TC/TCNH ngày 01/7/1996 của Bộ Tài chính về Qui chế tạm thời về Hợp đồng bảo hiểm;

[17] Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906;

[18] Luật bảo hiểm Trung Quốc 1995;

[19] Luật bảo hiểm của Malaysia;

[20] Luật bảo hiểm của Indonesia 1992 ;

[21] Cuèn "Luật bảo hiểm một số nước trên thế giới", NXB tài chính 1999;

[22] G.C.A. Dickson & J.T. Steele, 6/1984, Introduction to Insurance.

[23] JOSE N.Nolledo, 1996, The Insurance Code of the Philippines with Annotations;

[24] Khái quát về Luật KDBH tại Singapore và Malaysia, Tài liệu hội thảo của Công ty bảo hiểm/bảo hiểm nhân thọ Châu á ngày 22.5.1998;

[25] Giáo trình bảo hiểm, Trường Đại học Tài chính kế toán Hà nội, NXB tài chính 1999;

[26] Giáo trình bảo hiểm, Trường ĐHKT quốc dân, NXB thống kê 2000;

[27] Đại cương về bảo hiểm, tài liệu dịch của Dự án bảo hiểm ASSUR (2000);

[28] Hợp đồng bảo hiểm, tài liệu dịch của Dự án bảo hiểm ASSUR (2000);

[29] TS David Bland, Bảo hiểm, nguyên tắc và thực hành, Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, NXB Tài chính;

[30] Bảo hiểm con nguời, tài liệu dịch của Dự án bảo hiểm ASSUR , 2000;

[31] Giáo trình luật tài chính Việt nam, Trường Đại học Luật Hà nội, 2001;

[32] GS.TSKH Trương Mộc Lâm, Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hoá, 2002, NXB thống kê 2002;

[33] GS.TSKH Trương Mộc Lâm & Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, 2001, NXB thống kê;

[34] Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về tài sản trong BLDS Việt nam, NXB trỴ;

[35] Tìm hiểu BLDS, Vụ Pháp luật DS - KT, Bộ Tư Pháp, NXB TP HCM;

[36] Các văn bản pháp luật về bảo hiểm và Hợp đồng bảo hiểm. NXB Pháp lý 1992;

[37] Tạp chí bảo hiểm (Tổng công ty bảo hiểm Việt nam);

[38] Thông tin thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm số 4, 11/2000;

[39] Thông tin thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm số 1, 1/2001;

[40] Thông tin thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm 1/2002;

[41] Thông tin thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm số 3, 8/2002;

[42] Tờ trình Chính phủ của Bộ Tài chính thuyết minh dự luật kinh doanh bảo hiểm và tài liệu đính kèm;

[43] Điều khoản bảo hiểm xây dựng (theo Quyết định số 663 TC/ QĐTCNH

ngày 24/6/1 995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính);

[44] Điều khoản bảo hiểm lắp đặt (theo Quyết định số 663 TC/ QĐ-TCNH ngày 24/6/l 995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính);

[45] Điều khoản bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt (theo Quyết định số 212/TCQĐ ngày l 2/4/l 993 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính);

[46] Qui tắc bảo hiểm rủi ro thiên tai đối với cây lúa (theo Quyết định số 5l/BHNN/95 ngày 08/01/1996 của Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm Việt nam);

[47] Quy tắc kết hợp về bảo hiểm xe tô, (theo Quyết định số 3155/BV/XCG99 ngày 26/10/1999 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Việt nam);

[48] Qui tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển

(QTCB-98) (theo Quyết định số 3003/BHQĐ-97 ngày 25/l2/l 997 của Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm Việt nam);

[49] Qui tắc bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm rủi ro chiến tranh và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nội thuỷ và lãnh hải Việt nam (theo Quyết định số 3582/BV/TT2000 ngày 22/l1/2000 của Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm Việt nam);

[50] Qui tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ, bảo hiểm rủi ro chiến tranh và tráchnhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu thuyền cá hoạt động trong vùng nội thuỷ và lãnh hải Việt nam ( theo Quyết định số 3583/BV/TT2000 ngày 22/ll/ 2000 của Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm Việt nam);

[51] Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu (ITC, 0 l/l l/l 983);

[52] Điều khoản bảo hiểm rủi ro của các nhà thầu đóng tàu của Hiệp hội bảo hiểm Luân đôn, 0l/6/1998 ( CL. 35 l );

[53] The Rul.e of Class l & 2 của Hội West of England.

------------------------------------------------------------------------

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 13/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí