Mức độ HNTC thực của Việt Nam nhìn chung theo xu hướng tăng nhanh trong suốt giai đoạn nghiên cứu, từ hơn 90% vào năm đầu tiên sau 10 năm đã đạt gần 140%. Mức độ hội nhập tăng nhanh từ trong hai năm đầu, gần như không thay đổi trong ba năm 2010 – 2012, kể từ đó tăng liên tục, cao nhất vào năm 2018 với mức 141.54% và sụt giảm nhẹ ở năm 2019.
132.66
127.47
111.01
114.10
103.22
102.48
103.21
92.37
(%)
139.83 141.54 138.91
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Hình 4.7 Mức độ hội nhập tài chính thực của Việt Nam
Nguồn: Tác giả tính toán
Chi tiết theo thành phần dòng vốn, trong giai đoạn nghiên cứu, Việt Nam HNTC chủ yếu đối với dòng vốn FDI với độ mở thấp nhất cũng xấp xỉ 50% vào đầu giai đoạn, tăng nhanh trong ba năm 2014 – 2016 và tiếp tục tăng nhẹ sau đó, đạt 65.57% vào năm 2019. Vốn đầu tư khác của Việt Nam chủ yếu là các khoản vay dài hạn, vay ngắn hạn, tiền gửi của tổ chức tín dụng và dân cư. Mức độ hội nhập của dòng vốn này tương đối thấp ở giai đoạn đầu của nghiên cứu nhưng tốc độ tăng nhanh và liên tục, cao nhất ở mức 68.97% vào năm 2017, cao hơn mức đỉnh của dòng vốn FDI. HNTC thấp nhất đối với dòng vốn FPI với tỷ lệ chưa đến 10% trong suốt giai đoạn 2009 – 2019 và hầu như không đi cùng xu hướng hội nhập chung của nền kinh tế mặc cho những nỗ lực cải thiện môi trường pháp lý của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
80
70
60
50
(%)
40
30
20
10
0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
FPI FDI OTH
Hình 4.8 Mức độ hội nhập tài chính của Việt Nam theo thành phần dòng vốn
100.22 100.32
101.61
83.30
87.91
84.28
82.68
83.66
84.34
90.46
94.45
37.01
38.21
39.61
41.22
37.30
29.76
9.06
15.31
18.20
20.53
27.36
2009 2010 2011 2012 2013 2014
IFIA
2015
IFIL
2016 2017 2018 2019
(%)
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.9 Mức độ hội nhập tài chính thực của Việt Nam phân theo hướng dòng vốn
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.9 biểu diễn thay đổi của mức độ HNTC của Việt Nam theo hướng dòng vốn và bảng 4.3 biểu diễn chi tiết theo từng thành phần vốn FDI, FPI và vốn đầu tư khác (OTH). Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam (IFIL) luôn đạt trên 80% trong
mười năm qua, giai đoạn tăng mạnh từ năm 2014 – 2017 từ 84.34% chỉ sau hai năm đã trên 100%, cao nhất đạt 101.61% vào năm 2019. Trong số các dòng vốn vào Việt Nam, vốn FDI với tỷ lệ vượt trội từ xấp xỉ 50% trở lên và gấp đôi quy mô của vốn đầu tư khác. Dòng vốn FPI với tỷ lệ còn rất khiêm tốn, chỉ chưa đến 10% và không có xu hướng gia tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Bảng 4.2 Mức độ hội nhập tài chính của Việt Nam theo hướng dòng vốn chi tiết theo thành phần dòng vốn
Đơn vị tính: %
IFIA | FDIA | FPIA | OTHA | IFIL | FDIL | FPIL | OTHL | |
2009 | 9.06 | 1.32 | 0.2 | 7.55 | 83.3 | 48.12 | 7.87 | 27.31 |
2010 | 15.31 | 1.99 | 0.19 | 13.13 | 87.91 | 50.63 | 9.24 | 28.04 |
2011 | 18.2 | 2.4 | -0.1 | 15.91 | 84.28 | 48.34 | 8.6 | 27.34 |
2012 | 20.53 | 2.85 | -0.1 | 17.78 | 82.68 | 47.13 | 8.24 | 27.32 |
2013 | 27.36 | 3.74 | -0.14 | 23.75 | 83.66 | 48.07 | 8.3 | 27.28 |
2014 | 29.76 | 4.05 | -0.13 | 25.84 | 84.34 | 49 | 7.66 | 27.69 |
2015 | 37.01 | 4.51 | -0.13 | 32.63 | 90.46 | 53.72 | 7.39 | 29.35 |
2016 | 38.21 | 4.79 | -0.21 | 33.63 | 94.45 | 57.43 | 7.06 | 29.96 |
2017 | 39.61 | 4.63 | -0.19 | 35.17 | 100.22 | 59.01 | 7.41 | 33.79 |
2018 | 41.22 | 4.49 | -0.18 | 36.91 | 100.32 | 60.58 | 8.06 | 31.68 |
2019 | 37.3 | 4.19 | -0.16 | 33.26 | 101.61 | 61.37 | 8.49 | 31.75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Tính Toán Các Biến Và Dấu Kỳ Vọng Mô Hình Ardl
- Tổng Hợp Phương Pháp Đo Lường Các Biến Và Nguồn Dữ Liệu Trong Mô Hình Svar
- Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Việt Nam
- Mục Tiêu Trung Gian Của Chính Sách Tiền Tệ Việt Nam Giai Đoạn 2009 – 2019
- Đánh Giá Quá Trình Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Của Việt Nam
- Kết Quả Kiểm Định Tính Ổn Định Của Mô Hình Ardl
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tính toán
Dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (IFIA) khá thấp so với quy mô dòng vốn vào, trung bình giai đoạn chưa đến 30% nhưng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Dòng vốn ra với độ mở cao nhất vào năm 2018 với 41.22% nhưng sụt giảm vào năm 2019 chỉ còn 37.30%. Trong số các dòng vốn ra thì vốn đầu tư khác (OTHA) chiếm tỷ trọng chủ yếu (bảng 4.3). Có thể nhận thấy xu hướng tăng nhanh của độ mở đối với dòng vốn ra của Việt Nam chủ yếu phản ánh vốn đầu tư khác. Vốn FDI ra nước ngoài (FDIA) chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không có nhiều thay đổi trong suốt giai đoạn. Nhìn chung, HNTC của Việt Nam chủ yếu tập trung vào vốn FDI, đặc biệt là vốn FDI vào Việt Nam. Vốn đầu tư khác mặc dù độ mở khá lớn, thậm chí có năm cao
hơn vốn FDI nhưng xem xét theo hướng dòng vốn thì mức độ mở cửa thấp hơn nhiều. Vốn FPI độ mở thấp nhất và không có nhiều thay đổi trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
So sánh với phương pháp đo lường dựa trên quy định pháp lý
Sử dụng phương pháp đo lường thực cho thấy mức độ HNTC của Việt Nam đã thay đổi theo từng năm và nhìn chung tăng suốt giai đoạn nghiên cứu (hình 4.10 – trục trái) trong khi với phương pháp đo lường HNTC trên cơ sở các quy định pháp lý, chỉ số KAOPEN cho thấy mức độ HNTC của Việt Nam giữ nguyên trong suốt giai đoạn nghiên cứu ở mức 0.4164 (hình 4.10 – trục phải) so với biên độ của chỉ số này là từ 0 – 1.
150
140
130
(%)
120
110
100
90
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
IFI KAOPEN
1.0
0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0.0
Hình 4.10 Mức độ hội nhập tài chính Việt Nam so sánh theo hai phương pháp
Nguồn: Chinn-Ito (2020) và tác giả tính toán So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á
So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á (hình 4.11), Việt Nam ở mức khá cao so với Philippines và Indonesia khi hai nước này với mức độ hội nhập chưa đến 100%. Tuy nhiên, so với Lào (161.89%) và Campuchia (185.42%) thì Việt Nam ở mức khá thấp và cách rất xa Malaysia với mức độ hội nhập 202.62%. Đó là chưa kể đến Singapore, cũng là thành viên trong khu vực Đông Nam Á nhưng mức độ hội
250
200
150
100
50
0
IFI TRUNG BÌNH KHU VỰC
IFI
(%)
nhập tài chính đang ở mức rất cao so với các nước còn lại trong khu vực với độ mở bằng 1,700%.
Hình 4.11 Mức độ hội nhập tài chính thực so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á
Nguồn: Tác giả tính toán
Xét theo thành phần dòng vốn (hình 4.12), bốn nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan với độ mở theo hướng từ cao xuống thấp lần lượt là vốn FDI, FPI và vốn đầu tư khác. Trong khi đó, Việt Nam và Lào với mức vốn đầu tư khác có độ mở cao hơn cả vốn FDI. Vốn FPI với quy mô không đáng kể, dưới 20% so với hai dòng vốn còn lại đối với Việt Nam, Lào và Campuchia.
120
100
80
60
40
20
0
FDI FPI OTH
(%)
Hình 4.12 Mức độ hội nhập tài chính thực theo thành phần dòng vốn so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á
Nguồn: Tác giả tính toán
4.1.3 Đánh giá quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam
Việt Nam đã thực hiện tự do hóa một cách có chọn lọc đối với các giao dịch tài chính qua biên giới, trước hết là việc mở cửa, khuyến khích các dòng vốn vào, lần lượt từ FDI đến FPI. Tiếp đó, Việt Nam cũng đã từng bước cho phép các dòng vốn FDI của Việt Nam ra nước ngoài. Do tính chất linh hoạt và rủi ro của dòng vốn FPI ra nước ngoài nên Việt Nam vẫn chưa thực sự mở cửa đối với dòng vốn này. Vốn đầu tư khác của Việt Nam khá biến động nên được quản lý rất chặt chẽ, đặc biệt là thành phần vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp với mục tiêu là làm lành mạnh cán cân thanh toán của quốc gia.
Đo lường mức độ HNTC của Việt Nam theo phương pháp dựa trên kết quả thực nhận thấy mức độ hội nhập thực của Việt Nam tăng liên tục từ mức hơn 90% vào năm 2009 sau 10 năm đã tăng gần 140%, trong đó chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 100% vào năm 2019 trong khi dòng vốn đầu tư ra nước ngoài còn khá khiêm tốn, chỉ ở mức xấp xỉ 40%. Chi tiết theo hình thức đầu tư, có thể nhận thấy trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã mở cửa và HNTC chủ yếu đối với dòng vốn FDI và chiếm tỷ trọng cao vẫn là FDI hướng vào Việt Nam. Mức độ hội nhập đối với
dòng vốn FPI nhìn chung còn rất khiêm tốn, chỉ dưới 10% và hầu như không đi cùng xu hướng hội nhập chung của nền kinh tế mặc cho những nỗ lực cải thiện môi trường pháp lý, nâng cao nâng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Dòng vốn đầu tư khác mặc dù với mức độ hội nhập rất cao nhưng xem xét thành phần dòng vào và ra ở mức thấp hơn và rất biến động. So với phương pháp đo lường HNTC trên cơ sở các quy định pháp lý, chỉ số KAOPEN cho thấy mức độ HNTC của Việt Nam giữ nguyên trong suốt giai đoạn trong suốt giai đoạn nghiên cứu ở mức 0.4164 (năm 2018) trong khi tính toán theo phương pháp thực thì mức độ HNTC đã thay đổi theo từng năm và nhìn chung tăng suốt giai đoạn nghiên cứu. So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, mức độ HNTC của Việt Nam ở mức khá cao so với Philippines và Indonesia khi hai nước này mức độ hội nhập chưa đến 100% quy mô nền kinh tế. Tuy nhiên, so với Lào và Campuchia thì Việt Nam ở mức khá thấp và cách rất xa Malaysia với mức độ hội nhập 202.62%.
4.2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM
4.2.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ Việt Nam
4.2.1.1 Mục tiêu cuối cùng
Theo luật NHNN năm 1997 “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền trong nước, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân” (Luật NHNN số 01/1997/QH10). CSTT lúc này được xác định với nhiều mục tiêu và thậm chí còn có sự trùng lặp một phần giữa ổn định giá trị đồng tiền trong nước và kiềm chế lạm phát. Luật NHNN năm 2010 đã thay đổi theo hướng rõ ràng và thống nhất hơn, theo đó “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” (Luật NHNN số 46/2010/QH12). Như vậy, mục tiêu cuối cùng của CSTT Việt Nam được xác định nhất quán là ổn định giá trị đồng tiền thể hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, sự
quan tâm không chỉ được đặt lên giá trị đồng tiền trong nước mà còn phải quan tâm đến tương quan với giá ngoại tệ do tỷ giá có ảnh hưởng lên giá hàng hóa nhập khẩu và tác động đến lạm phát.
Bảng 4.3 Mục tiêu cuối cùng của CSTT Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ lạm phát | Tăng trưởng kinh tế | |||
Mục tiêua | Thực tếb | Mục tiêua | Thực tếb | |
2009 | < 7 | 6.52 | 6.5 | 5.32 |
2010 | < 7 | 11.75 | 6.5 | 6.78 |
2011 | 5 – 7 | 18.13 | 6.5 - 7 | 5.89 |
2012 | < 10 | 6.81 | 6 – 6.5 | 5.25 |
2013 | 8 | 6 | 5.5 | 5.4 |
2014 | 7 | 1.8 | 5.8 | 6 |
2015 | 5 | 0.6 | 6.2 | 6.68 |
2016 | 5 | 4.74 | 6.7 | 6.21 |
2017 | 4 | 2.6 | 6.7 | 6.81 |
2018 | 4 | 2.98 | 6.7 | 7.08 |
2019 | 4 | 5.23 | 6.6 – 6.8 | 7.02 |
aNghị quyết Quốc hội về kế hoạch và phát triển kinh tế xã hội hàng năm,
bBáo cáo thường niên NHNN qua các năm
Nguồn: NHNN (2020a)
Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2009 – 2019 ngoài một số năm ở mức xấp xỉ mục tiêu đặt ra, thực tế có những năm tăng rất cao như hai năm 2010, 2011. Mục tiêu là kiểm soát lạm phát dưới 7% nhưng tỷ lệ lạm phát tính đến tháng 12 tăng vọt 11.75% vào cuối năm 2010 và đạt đỉnh 18.13% vào năm 2011. Bên cạnh đó, có những năm tỷ lệ lạm phát thực tế rất thấp so với mục tiêu đặt ra như các năm 2012 khi đặt mục tiêu kiểm soát dưới 10% nhưng thực tế thấp hơn rất nhiều, chỉ 6.81%. Đặc biệt với hai năm tỷ lệ lạm phát rất thấp, chỉ 1.8% và 0.6% cách rất xa mục tiêu 7% và 5% lần lượt