Mục Tiêu Trung Gian Của Chính Sách Tiền Tệ Việt Nam Giai Đoạn 2009 – 2019


ở năm 2014 và năm 2015. Nhìn chung trong giai đoạn 2009 – 2019, quan sát giữa mục tiêu đặt ra từ đầu năm so với kết quả thực hiện vào cuối năm có khá nhiều cách biệt. Sự khác biệt có thể do tác động bên ngoài như hoạt động điều hành CSTT của các quốc gia phát triển, sự biến động của kinh tế thế giới, giá cả hàng hóa thế giới,... và phần nào phản ánh sự khó khăn của quá trình điều hành CSTT trong nước.

Bên cạnh mục tiêu cao nhất như được đề cập là ổn định giá trị đồng tiền thể hiện qua chỉ tiêu lạm phát thì tăng trưởng kinh tế cũng được xem là mục tiêu quan trọng trong điều hành CSTT Việt Nam, thậm chí thường được đề cập trước mục tiêu lạm phát trong Nghị quyết Quốc hội về kế hoạch kinh tế xã hội qua các năm. Khác với thực tế diễn biến của tỷ lệ lạm phát so với mục tiêu đặt ra thì số liệu cho thấy Việt Nam đang kiểm soát tăng trưởng kinh tế bám rất sát mục tiêu cho dù có những giai đoạn kinh tế thế giới rơi vào suy thoái với mức tăng trưởng rất thấp.

4.2.1.2 Mục tiêu điều hành


Để đạt được mục tiêu cuối cùng, NHNN không thể tác động trực tiếp từ công cụ chính sách mà cần thiết lập một hệ thống các mục tiêu điều hành để phản ứng và điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong quá trình truyền dẫn từ công cụ chính sách đến mục tiêu cuối cùng, hệ thống đó bao gồm mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động của CSTT.

Mục tiêu trung gian


Tại Việt Nam, NHNN thường công bố chỉ tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) và tăng trưởng tín dụng theo sau mục tiêu chính sách như lạm phát, tăng trưởng hay ổn định thị trường tiền tệ,... Mặc dù không đề cập rõ mục tiêu điều hành trong văn bản luật nhưng việc thường xuyên sử dụng hai chỉ tiêu này cũng như có những mục tiêu rõ ràng, đo lường bằng số liệu cụ thể đã cho thấy NHNN lựa chọn tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng như mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT.

Thực tế các chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán cũng như tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2009 – 2019 có nhiều năm số liệu thực hiện chênh lệch nhiều với mục tiêu đã đặt ra, điển hình như năm 2009 và 2010 mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng ở


mức 16% – 17%, 25% nhưng thực tế đã quá cao lần lượt 18.99% và 33%. Tín dụng ở hai năm này cũng trong tình trạng tăng trưởng nóng, tuy nhiên, có những năm tăng trưởng tín dụng thấp xa so với mục tiêu đặt ra như 2011, 2012 hay 2018. Một số năm mục tiêu linh hoạt hơn với một khoảng dao động nhưng thực tế vẫn nằm ngoài mục tiêu đó.

Bảng 4.4 Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019

Đơn vị tính: %


Năm

Tăng trưởng M2

Tăng trưởng tín dụng

Mục tiêu

Thực hiện

Mục tiêu

Thực hiện

2009

16-17

28.99

21-22

37.53

2010

25

33.3

25

31.19

2011

15 - 16

12.07

< 20

14.33

2012

14 - 16

18.46

15-17

8.85

2013

14 - 16

18.85

12

12.52

2014

16 - 18

17.69

12 - 14

14.16

2015

16 - 18

16.23

13 - 15

17.26

2016

16 - 18

18.38

18 - 20

18.25

2017

16 - 18

14.97

18

18.24

2018

16

12.41

17

13.89

2019

13

14.78

14

13.65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam 1674801841 - 20

Nguồn: NHNN (2020a)


Mục tiêu hoạt động


Ngoài mục tiêu chính sách và hai chỉ tiêu được xem là mục tiêu trung gian thì trong các chỉ thị điều hành CSTT đầu năm, NHNN thường nhắc đến một số mục tiêu như giữ ổn định lãi suất hay giảm mặt bằng lãi suất một mức cụ thể so với năm trước. Bên cạnh đó, trong báo cáo điều hành CSTT của NHNN (NHNN 2020a), các công cụ chính sách thường được sử dụng nhằm phản ứng với tình hình thanh khoản của các


tổ chức tín dụng hay lãi suất liên ngân hàng tăng cao/giảm thấp. Như vậy, NHNN phản ứng với mức độ thường xuyên hơn với diễn biến của tình hình dự trữ hay lãi suất liên ngân hàng, do đó, đây có thể được nhìn nhận như mục tiêu hoạt động của CSTT Việt Nam. Tuy nhiên, việc lựa chọn mục tiêu hoạt động mà không đưa ra một con số cụ thể để có thể đo lường được sẽ gây khó khăn cho việc điều hành nhất quán CSTT, điều này ảnh hưởng đến tính khả thi để đạt được mục tiêu chính sách đã đặt ra.

4.2.2 Công cụ điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam


4.2.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở


800


700


600


500


400


300


200


100


0

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Hình 4.13 Số phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019

Nguồn: NHNN (2020a)


NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch trên thị trường. Nghiệp vụ thị trường mở được NHNN Việt Nam điều hành theo hướng linh hoạt, bám sát diễn biến cung – cầu vốn của các tổ chức tín dụng. Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn theo phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất; lãi suất


được điều chỉnh theo mục tiêu điều hành và phát tín hiệu điều hành của NHNN; khối lượng chào mua, chào bán phù hợp với mục tiêu điều tiết linh hoạt vốn khả dụng, hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng thanh toán (NHNN 2020a).

Bảng 4.5 Nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019



Năm

Chào mua

Chào bán

Kỳ hạn (ngày)

Lãi suất (%/năm)

Phương

thức đấu thầu

Kỳ hạn (ngày)

Lãi suất (%/năm)

Phương

thức đấu thầu

2009

7;14

6.5-9

khối lượng

91;182

7.2-7.8

lãi suất

2010

7;14;28

7--10

khối lượng

7;14

6.5-9

khối lượng

2011

7;14

10--15

khối lượng

-

-

-


2012


7;14;21


7--14

khối lượng,

lãi suất

18;56;

91;182


3.48-12.5

khối lượng,

lãi suất

2013

7;14

5.5-7

khối lượng

18;56;91;

154;182

1.17-7.2

lãi suất


2014


7;14;21


5-5.5

khối lượng

28;56;84;

91;182


2.4-4.5

khối lượng,

lãi suất


2015

7;14;21;

28;56


5

khối lượng

14;28;56;

91;182


2.39-4.4

khối lượng,

lãi suất


2016

7;14;21;

28;42;56


5

khối lượng


7,14,28


0.3-2.75

khối lượng, lãi

suất

2017

7;14;28

5

khối lượng

7,14

0.28-2.5

lãi suất


2018


7;14;21


4.75-5

khối lượng

7,14,28;

91;140


0.27-3.75

khối lượng, lãi

suất

2019

7,14,21,28

4.75; 4.5;

4

khối lượng

7;14

2.25-3

khối lượng

Nguồn: NHNN (2020a)


Nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu hoạt động theo Quyết định số 85/2000/QĐ- NHNN14 ngày 9 tháng 3 năm 2000 và được NHNN chính thức thực hiện từ ngày 12/7/2000. Đến nay, nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam tỏ ra là một công cụ đắc lực trong điều hành CSTT khi mà tần suất sử dụng công cụ khá thường xuyên với số phiên giao dịch thường ở mức cao (hình 4.13). NHNN can thiệp linh hoạt với hai chiều mua, bán, quy mô tùy thuộc vào tình hình thanh khoản trên thị trường và diễn biến lãi suất. Phương thức đấu thầu đối với nghiệp vụ mua chủ yếu là đấu thầu dựa trên khối lượng, đối với nghiệp vụ bán kết hợp dựa trên khối lượng và dựa trên lãi suất (bảng 4.5). Các loại giấy tờ có giá được giao dịch từ chủ yếu bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định trong từng thời kỳ. Trải qua nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa, quy chế nghiệp vụ thị trường mở, theo Quyết định 11/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2010, NHNN bổ sung thêm các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch. Theo đó, các loại giấy tờ có giá dài hạn như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình,... cũng được phép giao dịch.

4.2.2.2 Quy định dự trữ bắt buộc


Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại NHNN để thực hiện CSTT quốc gia. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng. NHNN quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi (NHNN 2020b).

Công cụ dự trữ bắt buộc được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh NHNN năm 1990 với tỷ lệ dự trữ từ 10% đến 35% trên tổng số dư tiền gửi huy động. Tỷ lệ này sau đó giảm xuống từ 0% đến 20% theo luật NHNN năm 1997. Vấn đề quản lý dự trữ bắt buộc lần lượt được chỉnh sửa, bổ sung qua các Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN1 ngày 10/2/1999; Quyết định số 2951/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 12 năm 2008; Quyết định số 3158/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 12 năm 2008; Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009; Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày 18/01/2010; Quyết định số


1972/QĐ-NHNN ngày 31/8/2011; Quyết định số 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 và Quyết định số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018.

Bảng 4.6 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019


Đối tượng

Loại tiền

gửi

Kỳ hạn

2009

2010

2011

2018

T01

T03

T12

T01

T02

T12

T05

T06

T09

T6


(1)


VND

< 12T

5

3

3

3

3

3

3

3

3

3

>=12

T

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Ngoại tệ

< 12T

7

7

7

7

4

4

6

7

8

8

>=12

T

3

3

3

3

2

2

4

5

6

6


(2)


VND

< 12T

2

1

1

1

1

3

3

3

3

3

>=12

T

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Ngoại tệ

< 12T

6

6

6

6

3

3

5

6

7

7

>=12

T

2

2

2

2

1

1

3

4

5

5


(3)


VND

< 12T

1

1

1

1

1

3

3

3

3

3

>=12

T

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Ngoại tệ

< 12T

6

6

6

6

3

3

5

6

7

7

>=12

T

2

2

2

2

1

1

3

4

5

5

(4)


1

1

(1) NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, chi nhánh nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính và cho thuê tài chính.

(2) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

(3) NHTM cổ phần nông thôn, hợp tác, qũy tín dụng nhân dân trung ương

(4) Tiền gửi của các tổ chức tín dụng ở nước ngoài

Nguồn: NHNN (2020a)


Trước đây, dự trữ bắt buộc chỉ quy định đối với các loại tiền gửi dưới 24 tháng, từ tháng 02/2008, dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tất cả các kỳ hạn gửi tiền, có sự khác biệt đối với kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên. Từ tháng 12/2010, thực hiện theo Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN về hướng dẫn thực


hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó các tổ chức tín dụng áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi VND được chia thành 2 nhóm: (1) nhóm tổ chức tín dụng áp dụng theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; (2) nhóm tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn cao được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn, cụ thể tỷ lệ bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 70% trở lên; tỷ lệ bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 40% đến dưới 70%. Dự trữ bắt buộc hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn một lần nữa được đề cập và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 14/2018/TT-NHNN ngày 29/05/2018. Kể từ 12/2010, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND không còn phân biệt đối tượng như trước mà áp dụng chung mức 3% cho tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và 1% với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Nhìn chung NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND và ngoại tệ theo hướng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ cao hơn khá nhiều nhằm hạn chế tiền gửi ngoại tệ gây áp lực cho thị trường ngoại hối. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng áp dụng theo Quyết định 1158/QĐ-NHNN ngày 29/5/2018 áp dụng từ kỳ gửi tiền vào tháng 6 năm 2018 (bảng 4.4), trong đó không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0% đối với tất cả các loại tiền gửi, ngân hàng chính sách áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, các tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn bình quân từ 40% trở lên được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc nêu trên theo quy định của NHNN về hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ CSTT để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (hiện nay là Thông tư số 14/2018/TT- NHNN ngày 29/5/2018).

4.2.2.3 Chính sách lãi suất


16

14

12

10

8

6

4

Lãi suất cơ bản

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất cho vay qua đêm trong TTĐTLNH

(%)

NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành CSTT. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác (NHNN 2020b).


2009M1

2009/10-30/M4

2009M8

2009M12

2010M4

2010M8

2010M12

2011M4

2011M8

2011M12

2012M4

2012M8

2012M12

2013M4

2013M8

2013M12

2014M4

2014M8

2014M12

2015M4

2015M8

2015M12

2016M4

2016M8

2016M12

2017M4

2017M8

2017M12

2018M4

2018M8

2018M12

2019M4

2019M8

2019M12

Hình 4.14 Các mức lãi suất điều hành của CSTT Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019

Nguồn: NHNN (2020a)


Trải qua các cơ chế điều hành lãi suất như lãi suất cố định, khung và trần lãi suất, kể từ tháng 5/2000, NHNN áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản nhằm tăng tính linh hoạt cho thị trường. Trên cơ sở lãi suất cơ bản được công bố, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không được vượt quá biên độ dao động cho phép. Mặc dù với cơ chế điều hành lãi suất mới nhưng lãi suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại vẫn bị áp dụng biên độ nên cũng không có sự khác biệt lớn với cơ chế trần biên độ trước đó.

Cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng từ giữa năm 2002 đã giúp thị trường giảm bớt áp lực cung, cầu vốn trên thị trường. Bên cạnh đó, NHNN vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để định hướng thị trường nhưng vai trò của lãi suất cơ bản đã khá mờ nhạt. Luật Dân sự năm 2005 ra đời thiết lập vai trò mới cho lãi suất cơ bản khi mà lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí