Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Việt Nam


hơn 5,500 triệu USD, ngoại trừ năm 2017 với mức tăng đột biến gần 14,000 triệu USD thì trung bình giai đoạn chỉ chưa đến 5,000 triệu USD. Bên cạnh dòng vốn FPI thì dòng vốn đầu tư khác cũng có mức biến động với quy mô lớn. Đây là dòng vốn rất nhạy cảm với chênh lệch lãi suất giữa trong và ngoài nước cũng như mức độ biến động của tỷ giá giữa hai đồng tiền.

4.1.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp


Việt Nam bắt đầu thu hút vốn FDI kể từ năm 1987 cùng với quyết định mang tính lịch sử là Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua vào cuối năm. Tuy nhiên, kết quả thu hút dòng vốn FDI còn rất hạn chế, cho đến năm 2005 vẫn ở mức thấp, dưới 2,000 triệu USD/năm.


18,000

16,000

14,000

(triệu USD)

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

0



2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

FDI - DÒNG RA FDI - DÒNG VÀO FDI - RÒNG


Hình 4.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Nguồn: IMF (2020)


Luật Đầu tư ra đời năm 2005, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006 được coi là bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập và thu hút đầu tư của Việt Nam. Theo đó, sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài như quy định trước đã được xoá bỏ, đồng thời cho phép doanh nghiệp nước ngoài được vay vốn tín dụng của ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, các điều khoản đối với vấn đề tiếp cận nguồn vốn, bảo hộ đầu tư hay tính lan toả giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp


FDI cũng được quy định chi tiết. Với những thay đổi về quy định theo chiều hướng tích cực đối với doanh nghiệp nước ngoài cho thấy Việt Nam đã cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp hơn với xu hướng gia tăng hội nhập kinh tế thế giới. Cùng với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, từ dưới 2,000 triệu USD/năm giai đoạn trước năm 2005 lên gấp hơn 3 lần, đạt 6,700 triệu USD vào năm 2007, đạt đỉnh vào quý 3/2008.

Năm 2015 đánh dấu một năm với những thay đổi tích cực về hệ thống luật pháp đối với hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thay thế cho Luật Đầu tư 2005 quy định chi tiết các nhóm lĩnh vực và loại địa bàn khuyến khích đầu tư. Các ưu đãi thu hút đầu tư FDI được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu. Dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2015 cũng từ đó có bước tăng trưởng vượt bậc với mức tăng cao nhất trong suốt giai đoạn nghiên cứu, hơn 28% và đạt mức 16,120 triệu USD vào cuối năm 2019.


30



2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

25


20


15


(%)

10


5


0


-5


-10


Hình 4.2 Tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Nguồn: IMF (2020)


Cùng với hoạt động FDI vào Việt Nam, hoạt động FDI ra nước ngoài cũng ngày càng được hoàn thiện về hành lang pháp lý tạo điều kiện thúc đẩy quá trình HNTC quốc tế. Mặc dù đã có những dự án đầu tư FDI ra nước ngoài từ năm 1989 nhưng nhìn chung hoạt động vẫn khá trầm lặng. Dòng vốn FDI ra nước ngoài chỉ thực sự có bước tăng trưởng đáng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về FDI ra nước ngoài. Hành lang pháp lý quy định về hoạt động FDI ra nước ngoài từ đó ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài đã mở rộng phạm vi và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, thủ tục pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục được chuẩn hoá với Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018, hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Mặc dù vậy, quy mô vốn FDI ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn vừa qua vẫn còn rất khiêm tốn, cao nhất đạt đỉnh vào năm 2013 nhưng vẫn dưới 2,000 triệu USD và giảm dần từ đó cho đến nay. Dòng vốn FDI nhìn chung chủ yếu vẫn là dòng vốn hướng vào Việt Nam.

4.1.1.2 Vốn đầu tư gián tiếp


Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam cũng đã từng đón nhận dòng vốn FPI từ nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư, tuy nhiên đây là giai đoạn mà dòng vốn FPI xuất hiện còn mờ nhạt. Dòng vốn FPI vào Việt Nam trở nên rõ ràng hơn từ năm 2003 cùng với sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội lần lượt vào năm 2000 và 2005 và những quy định khuyến khích, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kể từ khi gia nhập WTO, vốn FPI vào Việt Nam tăng lên mạnh mẽ từ mức chưa đến 1,000 triệu USD trước đó đã tăng gấp 6 lần, đạt đỉnh hơn 6,000 triệu USD vào năm 2007. Tuy nhiên, dòng vốn này lại nhanh chóng sụt giảm vào cuối năm 2008 do hệ quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường Việt Nam và kết quả ghi nhận mức rút ra ròng là 578 triệu USD. Sang


đầu năm 2009 vẫn tiếp tục ghi nhận tình trạng thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài nhưng dòng vốn FPI đã bắt đầu quay lại kể từ quý 2 với quy mô khá thận trọng. Cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới, vốn FPI vào Việt Nam tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2010 với mức hơn 2,300 triệu USD. Dòng vốn này vẫn tiếp tục có nhiều biến động, sụt giảm đáng kể từ năm 2013.


3,000


2,500


2,000


(triệu USD)

1,500


1,000


500


0


-500


2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019



FPI - DÒNG RA FPI - DÒNG VÀO FPI - RÒNG


Hình 4.3 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam

Nguồn: IMF (2020)


Luật Đầu tư ra đời cuối năm 2014 và có hiệu lực thi hành vào giữa năm 2015 cùng với các văn bản dưới luật được ban hành có liên quan đến hoạt động FPI tại Việt Nam như Thông tư số 05/2014/TT-NH ngày 12/3/2014, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó, lần đầu tiên nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế (tỷ lệ đầu tư do doanh nghiệp tự quyết định có thể mở tối đa đến 100%) vào các công ty đại chúng mà ngành nghề không thuộc ngành, nghề có quy định riêng về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Với khung khổ pháp lý đổi mới theo hướng khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, kết hợp với môi trường đầu tư an toàn do nền kinh tế tăng trưởng


ổn định, cơ hội đầu tư hấp dẫn cùng với những nỗ lực của Chính phủ trong tiến trình thoái vốn nhà nước và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng đã tạo sức hút lớn đối với dòng vốn FPI vào Việt Nam. Kết quả đáng ghi nhận khi dòng vốn FPI sau ba năm ở mức thấp ảm đạm đã quay trở lại và giữ ổn định ở mức khá cao kể từ đầu năm 2017 cho đến nay.



2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

4,300

3,800

3,300

2,800

2,300

(%)

1,800

1,300

800

300

-200

-700


Hình 4.4 Tăng trưởng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Nguồn: IMF (2020)


Đối với dòng vốn FPI ra nước ngoài, trước thời điểm Luật Đầu tư năm 2014 được ban hành, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể hoạt động FPI. Với việc ban hành Luật Đầu tư 2014 cùng với Nghị định số 135/2015, hoạt động FPI dưới hình thức mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài mới được quy định chi tiết. Nghị định được xây dựng dựa trên các quan điểm và nguyên tắc (i) xây dựng cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ, thận trọng nhằm một mặt tạo cơ sở pháp lý, (ii) bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân trong việc tham gia hoạt động FPI ra nước ngoài, và (iii) nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại hối. Nghị định trên cũng quy định chính sách quản


lý, rào cản kỹ thuật, điều kiện áp dụng đối với từng đối tượng nhà đầu tư như quy định về phương thức đầu tư, phân loại đối tượng nhà đầu tư và điều kiện để được cấp phép thực hiện hoạt động FPI ra nước ngoài. Nghị định cũng nêu rõ hoạt động FPI ra nước ngoài chỉ được thực hiện dưới 2 phương thức gồm tự doanh đầu tư và ủy thác đầu tư FPI ra nước ngoài. Mặc dù với những cải thiện đáng kể trong quy định pháp lý nhằm tạo điều kiện đầu tư ra nước ngoài nhưng dòng vốn FPI kể từ đó đến nay vẫn chưa ghi nhận những tín hiệu tích cực. Dòng vốn FPI nhìn chung chủ yếu vẫn là dòng vốn vào Việt Nam trong suốt giai đoạn.

4.1.1.3 Vốn đầu tư khác


Dòng vốn đầu tư khác (OTH) của Việt Nam có đặc điểm là dòng chảy ra có xu hướng ở mức cao và duy trì ổn định hơn dòng vốn chảy vào. Trung bình giai đoạn 2009 – 2019, dòng vốn ra ở mức gần 8,500 triệu USD trong khi dòng vốn vào chỉ khoảng hơn 5,500 triệu USD, ngoại trừ năm 2017 với mức tăng đột biến gần 14,000 triệu USD thì trung bình giai đoạn chỉ chưa đến 5,000 triệu USD. Bên cạnh dòng vốn FPI thì dòng vốn đầu tư khác cũng có mức biến động với quy mô lớn. Đây là dòng vốn rất nhạy cảm với chênh lệch lãi suất giữa trong và ngoài nước cũng như mức độ biến động của tỷ giá giữa hai đồng tiền.


15,000


10,000


(triệu USD)

5,000


0


-5,000


-10,000


2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

OTH - DÒNG RA OTH - DÒNG VÀO OTH - RÒNG


Hình 4.5 Vốn đầu tư khác của Việt Nam

Nguồn: IMF (2020)


Dòng vốn đầu tư khác vào Việt Nam chủ yếu là các khoản vay trả nợ dài hạn, vay trả nợ ngắn hạn và tiền gửi của tổ chức tín dụng và dân cư, trong đó nguồn vay trả nợ dài hạn thường xuyên thặng dư ở mức cao trên 3,000 triệu USD và năm 2019 đạt gần 5,000 triệu USD. Tình trạng thặng dư của khoản vay cho thấy khoản vay mới phát sinh lớn hơn khoản nợ đã trả trong kỳ. Trong đó, khoản vay trả nợ dài hạn của Chính phủ có xu hướng giảm dần và ngược lại, khoản vay trả nợ dài hạn của tư nhân đang tăng nhanh, trong gần 5,000 triệu USD năm 2019 thì khoản vay này của khu vực tư nhân đã chiếm hơn 4,300 triệu USD. Vay trả nợ ngắn hạn tương đối biến động nhưng nhìn chung đã được cải thiện trong thời gian gần đây khi mà năm 2018 với mức trả nợ ròng hơn 3,300 triệu USD và đến cuối năm 2019 chỉ còn vay ròng 286 triệu USD. Nguồn tiền gửi từ nước ngoài vào Việt Nam khá biến động và đang ở mức khá cao, gần 3,000 triệu USD. Nhìn chung đối với khoản mục đầu tư khác, dòng vốn vào đang tiềm ẩn rủi ro đối với khoản nợ vay dài hạn của tư nhân, nợ ngắn hạn và tiền gửi nước ngoài vào Việt Nam, đây là những khoản nhạy cảm với chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, đồng thời khoản vay nợ ngắn hạn gây áp lực trả nợ rất lớn, đặc biệt khi tỷ giá biến động bất lợi.


8,000


01

6,000


(triệu USD)

4,000


2,000


0


-2,000


2013 2014 2015 2016 2017 2 8



2019


-4,000

TIỀN VÀ TIỀN GỬI VAY TRẢ NỢ NGẮN HẠN VAY TRẢ NỢ DÀI HẠN


Hình 4.6 Các thành phần của vốn đầu tư khác vào Việt Nam

Nguồn: IMF (2020) và NHNN (2020)


Dòng vốn đầu tư khác chảy ra chủ yếu dưới hình thức tiền và tiền gửi của tổ chức tín dụng và dân cư, trong đó khoản tiền và tiền gửi của tổ chức tín dụng tương đối biến động trong khi nguồn tiền của dân cư ổn định hơn và thường xuyên thặng dư trong suốt giai đoạn. Nguồn tiền gửi ra nước ngoài chủ yếu được thực hiện trong những giai đoạn thanh khoản trong nước dồi dào và các tổ chức tín dụng và dân cư tìm kiếm lợi nhuận từ khi lãi suất nước ngoài tăng lên.

Vốn đầu tư khác của Việt Nam mặc dù khá biến động nhưng vẫn được quản lý rất chặt chẽ, đặc biệt là thành phần vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, với mục tiêu xuyên suốt là làm lành mạnh cán cân thanh toán của quốc gia. Vì vậy, các khoản vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp được yêu cầu đăng kí trước và khoản vốn rút hàng năm phải nằm trong hạn mức cho phép trong từng thời kỳ. Đối với khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng ra nước ngoài cũng được yêu cầu trích dự trữ bắt buộc nhằm góp phần điều hoà dòng vốn ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối.

4.1.2 Mức độ hội nhập tài chính thực của Việt Nam


Bảng 4.1 Mức độ hội nhập tài chính thực của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019

Đơn vị tính: %


Năm

IFI

FDI

FPI

OTH

2009

92.37

49.44

8.07

34.86

2010

103.22

52.63

9.43

41.17

2011

102.48

50.74

8.50

43.24

2012

103.21

49.98

8.14

45.10

2013

111.01

51.81

8.16

51.04

2014

114.10

53.05

7.53

53.53

2015

127.47

58.23

7.27

61.98

2016

132.66

62.22

6.85

63.59

2017

139.83

63.64

7.22

68.97

2018

141.54

65.08

7.88

68.59

2019

138.91

65.57

8.33

65.01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam 1674801841 - 18

Nguồn: Tác giả tính toán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023