Diễn Biến Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cà Phê Việt Nam

thường xuyên xảy ra và vốn đầu tư cho ngành giảm nên năng suất cũng có xu hướng giảm đi.

Ta có thể thấy sự biến động quá nhanh của ngành cà phê Việt Nam qua con số diện tích, sản lượng và năng suất cà phê sau:

Bảng 7: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam


Niên vụ

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suât (tấn/ha)

2004/2005

496.800

896.000

1,805

2005/2006

491.400

890.700

1,812

2006/2007

501.300

813.100

1,622

2007/2008

500.800

900.000

1,605

2008/2009*

( Dự kiến )

520.000

960.000

1,589

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nguồn: Cơ sở dữ liệu - Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam

Cùng với sự biến động của năng suất và diện tích trồng cà phê thì sản lượng cà phê cũng có biến động mạnh. Từ năm 2004 - 2007 sản lượng cà phê có xu hướng giảm rõ rệt do tại thời điểm này vẫn có khoảng 80% sản lượng được chế biến bằng phương pháp thủ công, bảo quản không đúng quy trình... Tuy nhiên, bước sang niên vụ mới nhờ áp dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại trong chế biến mà sản lượng cà phê lại có xu hướng tăng trong niên vụ 2007/2008. Với diện tích trồng cà phê như hiện nay, theo ước tính của VICOFA trong cuộc họp hiệp hội vào trung tuần tháng 3/2009 thì trong sản lượng niên vụ 2008 - 2009 vào khoảng 960.000 tấn tức là khoảng 16 triệu bao, thấp hơn mức dự báo tháng 10/2008 các hội viên hiệp hội dự báo là 17,5 triệu bao.

2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam

2.1. Kim ngạch và tốc độ xuất khẩu cà phê

Những năm trước đây cà phê đóng góp khá khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cà phê đã vươn lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 1 tỷ USD. Hiện nay cà phê đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản (chiếm khoảng 40%) của Việt Nam.

Bảng 8: Kết quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các năm


Chỉ tiêu


Niên vụ

Sản lượng xuất khẩu (tấn)

Kim ngạch xuất khẩu (1.000 USD)

2003/2004

325.000

209.625

2004/2005

624.000

992.740

2005/2006

912.533

1.121.000

2006/2007

1.280.000

1.899.000

2007/2008

1.000.000

2.200.000

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu cà phê hàng năm - Bộ Công Thương

Bảng số liệu trên đã khái quát tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam trong những năm đầu hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 2004, chịu tác động lớn của tình hình xuất khẩu cà phê trên thế giới, xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên niên vụ 2003/2004 cũng là niên vụ đầu tiên xuất khẩu cà phê bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau 3 năm thua lỗ nặng nề (2000 - 2003). Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2004/2005 đã tăng gấp 2 lần về sản lượng và kim ngạch tăng so với niên vụ 2003/2004. Bước sang giai đoạn 2004 - 2007, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh cả về lượng và chất, kim ngạch xuất khẩu cà phê đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, khối lượng vượt mức 1 triệu tấn.

Đặc biệt đến niên vụ 2007/2008 lần đầu tiên xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD với giá xuất khẩu kỷ lục 1.937 USD/tấn và vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về nguồn cung ứng cà phê chỉ sau Brazil18. Tuy nhiên theo dự báo từ Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/tấm, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về giá trị so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm kim ngạch này là do giá cà phê trên thế giới đang có xu hướng giảm. Suy thoái kinh tế ở các thị trường nhập khẩu cà phê quan trọng như Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản khiến cho giá cả sụt giảm mạnh.

2.2. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu

2.2.1. Chất lượng cà phê xuất khẩu

Sản phẩm cà phê Việt Nam được gieo trồng trên những vùng đất tốt có khí hậu thích hợp, đặc biệt là những vùng có độ cao trên 200m nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Điển hình là cà phê vối - hầu hết là được chế biến khô và được trồng tập trung ở Tây Nguyên khoảng từ khoảng 12-14 vĩ độ Bắc và trên độ cao khoảng 400- 700m so với mặt nước biển nên có hương vị khá đặc biệt, được khách hàng trên thế giới đánh giá rất cao. Hãng Neste SA nhận định : “ Cà phê Việt Nam có hương vị độc đáo, hương vị này rất hiếm có ở cà phê cùng loại của các nước khác”19.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do diện tích cà phê trồng tăng một cách đột biến dẫn tới công tác thu hoạch không đảm bảo tỷ lệ quả chín theo yêu cầu, một số vùng thu hái quả còn xanh, non nên đã làm giảm đi chất lượng vốn có của cà phê. Theo Cafecontrol, nếu chế biến đúng quy trình thì chất lượng cà phê Việt Nam không phải là thấp: 35% rất tốt, 50% tốt, 10%


18 : “ Vấn đề phát triển cây công nghiệp ở nước ta ” : Tạp chí Cộng Sản - Số 3 ( 171 ) năm 2009

19 : Nestle “Enhances the taste of Vietnamese coffee” – Báo Kinh tế Việt Nam ngày 14/01/2008

trung bình và 5% kém. Vấn đề phổ biến hiện nay trong các lô hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt quá quy định. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cảnh báo, trong 6 tháng (tính từ tháng 12/2008 về trước), cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam bị thải loại chiếm tới 88% tổng số cà phê bị thải loại của thế giới, tăng 19% so với 6 tháng trước đó.

2.2.2. Giá cà phê xuất khẩu

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam biến động thất thường, phụ thuộc nhiều vào giá cà phê thế giới. Cùng với cuộc khủng hoảng của ngành cà phê thế giới (2000 - 2004), giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động theo chiều hướng xấu. Giá xuất khẩu cà phê bình quân của Việt Nam trong cả giai đoạn chỉ đạt 548 USD/tấn (cá biệt có giai đoạn giá xuất khẩu còn thấp hơn 400 USD/tấn, chỉ bằng 40 - 50% mức giá bình quân của năm 1999), tức là cứ bình quân 1 tấn cà phê thu về 8,2 triệu đồng (từ khâu sản xuất đến thương mại) trong khi giá thành sản xuất bình quân của khối dân doanh đã là

8.000 – 9.000 đồng/kg, giá thành khối quốc doanh lên đến 11.000 - 12.000 đồng/kg20. Đến cuối năm 2004, sự hồi phục của thị trường cà phê thế giới đã kéo giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam nhích lên 660 USD/tấn và đạt 1.066,5 USD/tấn vào niên vụ 2005 - 2006. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu cà phê thế giới đang tăng với tốc độ 1,5 – 2 %/ năm trong khi lượng

cung cà phê tại các nước sản xuất cà phê chính như Brazil và Việt Nam lại bị eo hẹp do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh nên nhìn chung giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực với mức giá bình quân trên 1000 USD/tấn. Tính trong niên vụ 2007/2008, giá cà phê xuất khẩu trung bình của nước ta đạt 1.940 USD/tấn, tăng 32% so với năm 2007, trong đó giá cà phê có lúc lên mức đỉnh điểm là 2.240 USD/tấn trong tháng 7 và tháng 8 năm 2008. Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế giá cà phê đã giảm

20 : “ Tìm lối ra cho cây cà phê ” : Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 12/10/2004

trong suốt tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2009 xuống còn 1537,6 USD/tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.

3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, 95% sản lượng cà phê của Việt Nam là dành cho xuất khẩu. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Nếu trước 1992 cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ và một lượng rất ít sang Singapore và Hồng Kông thì đến nay thị trường nhập khẩu cà phê nhân sống của Việt Nam được mở rộng sang 99 quốc gia và vùng lãnh thổ21; Cho đến nay, các thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và một số quốc gia khác ở Châu Âu. Việc gia nhập WTO đã tạo cho Việt Nam có rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê. Đức hiện nay là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất ở Châu Âu, năm 2007 Việt Nam cung cấp 234.000 tấn trong tổng số 1,1 triệu tấn cà phê nhập khẩu của nước này. Bên cạnh đó, chúng ta còn rất nhiều thị trường tiềm năng như Hà Lan, Marốc, Bồ Đào Nha, Bungary, Hàn Quốc. Dự báo cuộc cạnh tranh thị phần của các thị trường tiềm năng này trong những năm tới sẽ rất quyết liệt, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam một mặt cần phải nâng cao chất lượng của sản phẩm đồng thời phải có những chiến lược quảng bá thương hiệu rộng khắp nâng cao vị thế của cà phê Việt

Nam đối với thế giới.


21 : “ Tổng kết cà phê mùa vụ 2008 và dự báo cà phê mùa vụ mùa 2009 ” – Thông tin thị trường hàng hoá và chứng khoán phái sinh ngày 01/03/2009

Biểu đồ 4: Tỷ trọng nhập khẩu cà phê Việt Nam của 10 nước hàng đầu trong niên vụ 2004/1005 đến 2007/2008

Nguồn Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại Bộ Công Thương Vietnam 1

Nguồn: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại Bộ Công Thương/Vietnam - WTO

4. Cơ cấu và chủng loại

Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân, cà phê thành phẩm chỉ chiếm một phần không đáng kể trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam, chỉ vào khoảng 0,5 % - 0,7% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu.

Bảng 9: Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Đơn vị: Tấn/ %


Niên vụ


Cơ cấu

2005/2006

2006/2007

2007/2008

Khối

lượng

Tỷ

trọng

Khối

lượng

Tỷ

trọng

Khối

lượng

Tỷ

trọng

Cà phê nhân

908.517

99.56

1.273.600

99,5

993.000

99,3

Cà phê thành phẩm

4.015,2

0.44

6.400

0.5

7.000

0.7

Cộng

912.533

100

1.280.000

100

1.000.000

100

Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam T1/2009

Như đã nêu ở trên, trong tổng diện tích cà phê Việt Nam thì đại đa số là cà phê vối, cà phê chè chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích. Mặt khác

cà phê chè là loại cây khó tính, khó chăm sóc và có năng suất thấp nên cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê vối. Cà phê chè chỉ chiếm khoảng 5% trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sau khi chúng ta có dự án về phát triển diện tích trồng cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc vào khoảng cuối những năm 1990 đầu những năm 2000. Cà phê chè chủ yếu được xuất sang Hoa Kỳ, Nhật Bản. Cà phê vối được xuất đi nhiều thị trường khác nhau, trong đó thị trường EU chủ yếu nhập khẩu cà phê vối.‌

III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GENERALEXIM

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Generalexim là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương Mại) và đã chuyển đổi thành công ty cổ phần năm 2006, có trụ sở chính tại 46 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội và có 3 chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Công ty được thành lập từ năm 1981 theo Quyết định số 1356/TCCB. Thời kỳ đầu thành lập, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 95% doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Trên thị trường trong và ngoài nước công ty luôn được đánh giá cao về uy tín giao dịch và năng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng quy mô kinh doanh.

Từ chỗ ban đầu chỉ có 50 người làm công tác XNK (thực chất là tiếp nhận hàng viện trợ), vốn lưu động ban đầu chỉ là 139 nghìn đồng, tới nay, công ty đã có một nền móng kinh doanh vững chắc, hoạt động dưới mô hình cổ phần năng động. Trong suốt 28 năm hoạt động, công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch, bảo tồn và phát triển được vốn, đời sống người lao động được nâng cao vững chắc và nộp ngân sách ngày càng tăng. Đặc biệt công ty đã giành được Giải thưởng Sao vàng đất Việt và được bình chọn là doanh nhiệp xuất khẩu có uy tín 3 năm liên tiếp (2005 - 2008).

2. Nội dung các lĩnh vực hoạt động và ngành nghề sản xuất kinh doanh

Từ ngày đầu thành lập gắn với môi trường kinh doanh luôn biến động do Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách “ Đổi Mới”, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, công ty vốn chỉ được giao nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác - là lĩnh vực kinh doanh thương mại thuần tuý và giới hạn ở khâu lưu thông đối ngoại. Nhưng trong quá trình hoạt động thực tiễn, để luôn thích ứng với thị trường công ty đã sớm xác định 3 định hướng phát triển dài hạn trong lĩnh vực hoạt động là: (1)Kinh doanh thương mại trong đó lấy xuất nhập khẩu là trọng tâm; (2) Sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước; (3) Cung ứng dịch vụ thương mại, cho thuê văn phòng, kho bãi, giao nhận.

a. Kinh doanh thương mại - Xuất nhập khẩu

Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo trong hoạt động của công ty và thường xuyên chiếm trên 95% tỷ trọng trong cơ cấu tổng doanh thu hàng năm. Hoạt động kinh doanh thương mại của công ty, trong đó xuất nhập khẩu chiếm vai trò quan trọng hàng đầu, đã thể hiện rõ nét mô hình kinh doanh tổng hợp với nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và phương thức kinh doanh linh động, đa dạng tuỳ theo yêu cầu của thị trường, khách hàng.

- Về xuất khẩu: Trong 3 năm gần đây công ty thực hiện kim ngạch xuất khẩu khoảng 45-50 triệu USD/năm với các mặt hàng chính là nông sản các loại (cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều, lạc nhân, chè...), hàng lâm thổ sản (quế, hồi, gia vị,...), hàng gia công may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác.

- Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu khoảng 30 triệu USD/năm với các mặt hàng và nhóm mặt hàng chính là: nguyên-nhiên-vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hóa chất, máy móc thiết bị theo các dự án về cung ứng thiết bị y tế, dầu khí, sản phẩm thép, hợp kim, khoáng sản và một số mặt hàng tiêu dùng.

- Các hình thức kinh doanh thương mại khác: Ngoài kinh doanh xuất nhập khẩu công ty còn thực hiện một số loại hình kinh doanh khác như

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí