Khối Lượng Và Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Thế Giới

vào khoảng trên dưới 70% tổng sản lượng cà phê nhưng với các nước chủ yếu sản xuất cà phê để xuất khẩu như Côtđivoa, Camơrun, Guatemala hay Việt Nam, tỷ lệ này có thế lên tới 92 - 95 %.

Biểu đồ 2: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới

Đơn vị: Triệu bao / Tỷ US $


Khối lượng Giá tri Nguồn Annual Review 2007 2008 – ICO Lượng xuất khẩu cà 1

: Khối lượng ; : Giá tri

Nguồn: Annual Review 2007/2008 – ICO

Lượng xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất cà phê phụ thuộc nhiều vào tình hình tiêu thụ cà phê thế giới, nhu cầu nhập khẩu của các nước tiêu thụ và cả những chính sách điều tiết xuất khẩu của tổ chức các nước sản xuất cà phê (ACPC). Tiêu thụ cà phê thế giới niên vụ 2005/2006 đạt 115,1 triệu bao (giảm 1,1 triệu bao so với niên vụ 2004/2005), trong khi đó mức tiêu dùng cà phê nội địa trong giai đoạn này lại tăng cao (30,6 so với 28,7 triệu bao mùa vụ trước)6. Chính hai nguyên nhân chủ yếu này đã dẫn đến việc niên vụ 2005/2006, sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới đạt mức thấp nhất trong suốt giai đoạn nghiên cứu với 87,49 triệu bao, giảm 2,32% so với niên


6 : “ A time to cut down consumption ” Theo Reuters: 17/4/2006

vụ 2004/2005. Mặc dù khối lượng cà phê xuất khẩu giảm sút trong niên vụ này nhưng kim ngạch lại tăng lên 1,1 tỷ USD so với niên vụ 2004/2005 do mức giá xuất khẩu cà phê đã phần nào phục hồi sau cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 1997 - 1998.

Có thể nói niên vụ 2006/2007 là mùa vụ bội thu của ngành cà phê thế giới khi mà cả kim ngạch lẫn khối lượng đều tăng mạnh so với các niên vụ trước đó. Đây là năm mà Hiệp hội các quốc gia sản xuất cà phê (ACPC) phối hợp với Cơ quan kiểm soát chất lượng cà phê (CQI) kêu gọi các nước thành viên hưởng ứng chương trình “ Coffee Quality Program”. Nhờ vào cuộc phát động này mà các nước sản xuất cà phê trên thế giới đã chú trọng nhiều hơn vào công tác quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu. Chất lượng cà phê được cải thiện dẫn đến việc mức giá xuất khẩu cũng tăng lên và đạt tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu là 12,5 tỷ USD (mức cao nhất từ trước đến nay). Tuy nhiên đến niên vụ vừa qua, cà phê xuất khẩu thế giới lại giảm cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa tại các nước xuất khẩu tăng mạnh, trong đó phải kể đến Brazil (17,1 triệu bao), Mexico (2,2 triệu bao), Indonexia (2 triệu bao), Ethiopia (1,8 triệu bao), Ấn Độ và Colombia (1,4 triệu bao)…Tổng khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2007/2008 giảm 2,9% và kim ngạch giảm 2,7 triệu đô la Mỹ nhưng trong 5 tháng đầu niên vụ 2008/2009 khối lượng lại tăng 6,9% tương đương với mức 40,4 triệu bao so với 37,8 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước. Tuỳ theo từng loại cà phê mà sản lượng xuất khẩu tăng hay giảm khác nhau.

Bảng 1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới theo loại

Đơn vị: Khối lượng (triệu bao ), Kim ngạch( tỷ USD )


Niên vụ

2004/2005

2005/2006

2006/2007

2007/2008

Colombia dịu





Lượng

12,19

11,88

12,51

12,71

Giá trị

1,72

1,80

2,02

2,43

Cà phê dịu khác





Lượng

19,32

20,49

21,37

22,06

Giá trị

2,53

2,87

3,20

3,89

Arabica Braxin





Lượng

27,95

26,68

29,72

27,47

Giá trị

3,04

3,29

4,02

4,47

Arabica





Lượng

59,46

59,05

63,6

62,24

Giá trị

7,29

7,96

9,24

10,79

Robusta





Lượng

30,62

29,20

34,59

33,11

Giá trị

1,72

2,12

3,24

4,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nguồn: ICO Annual Review 2007 / 2008 -7

Nhìn vào bảng số liệu tổng kết tình hình xuất khẩu cà phê trên thế giới theo loại ta có thể thấy rằng xuất khẩu cà phê Arabica có xu hướng tăng dần về cả kim ngạch lẫn khối lượng xuất khẩu ngoại trừ niên vụ 2007/2008 khi mà sản lượng xuất khẩu đạt 62,24 triệu bao (giảm 1,36 triệu bao so với mùa vụ 2006/2007). Trong khi đó cà phê Robusta lại tăng nhanh về giá trị xuất khẩu. Niên vụ 2004/2005, giá trị xuất khẩu cà phê Robusta thế giới là 1,72 tỷ USD nhưng đến niên vụ 2007/2008 con số này đã lên tới 4,43 tỷ USD cho dù khối lượng giảm 1,48 triệu bao. Như trên đã phân tích, do sự sụt giảm của tất

cả các nhóm cà phê xuất khẩu nên tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của niên vụ 2005/2006 giảm 2,32% so với mùa vụ 2004/2005 nhưng nhóm cà phê Arabica dịu khác (Other Mild Arabicas) lại là một ngoại lệ khi sản lượng vẫn tăng 1,17 triệu bao. Niên vụ 2006/2007 có thể nói là thành công nhất đối với ngành cà phê thế giới trong những năm gần đây khi mà tổng sản lượng cà phê Arabica xuất khẩu tăng 14,3 % và cà phê Robusta tăng 7,3% so với niên vụ 2005/2006. Trong 4 niên vụ vừa qua chúng ta có thể nhận thấy rằng tình hình xuất khẩu cà phê biến động tăng giảm 2 năm 1 lần. Niên vụ 2005/2006 khối lượng xuất khẩu giảm, đến năm 2006/2007 lại tăng và tới niên vụ 2007/2008 con số này lại giảm 2,9% so với niên vụ trước. Tuy nhiên theo dự báo của ICO, trong mùa vụ 2008/2009 khối lượng xuất khẩu cà phê Colombia dịu và cà phê dịu khác tăng tương ứng là 1,5% và 3,2%.

3.2. Một số nước xuất khẩu cà phê chủ yếu

Brazil:

Là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, trung bình hàng năm nước này bán ra thị trường thế giới 25 triệu bao (60 kg/bao), chiếm gần 30% xuất khẩu thế giới trong đó 75% là cà phê chè (Arabica), còn 25% là cà phê vối (Robusta). Mỗi khi khối lượng xuất khẩu của Brazil thay đổi, xuất khẩu cà phê của thế giới cũng thay đổi theo. Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội cà phê Brazil, năm 2008 lượng xuất khẩu cà phê của nước này là 28,116 triệu bao.

Colombia:

Là nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cà phê (sau Brazil và Việt Nam). Khối lượng cà phê trung bình mà quốc gia này xuất khẩu đi trong suốt giai đoạn 2004 - 2008 là 11 triệu bao (phụ lục 1). Một điều thú vị là xuất khẩu cà phê hạt của Colombia lại thường được đóng trong bao nặng 70kg, trong khi đó nhiều nước đóng 60kg/bao.

Côte D’Ivoire

Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới. Hiện nay đất nước này đang đứng thứ 4 thế giới về khối lượng và chiếm khoảng 6% khối lượng xuất khẩu cà phê của thế giới. Côte D’Ivoire chủ yếu xuất khẩu cà phê sang Pháp, Italia. Cộng đồng chung Châu Âu chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩu của nước này, trong đó 7 - 10% là cà phê hào tan7.

Indonesia

Với mức sản xuất trung bình là 6,9 triệu bao/ năm trong 4 năm từ 2004- 2008 (phụ lục 2), hiện nay nước này chiếm 5% sản xuất cà phê thế giới. Indonesia xuất khẩu nhiều cà phê vối được chế biến bằng phương pháp khô sang Châu Âu, Nhật và Mỹ. Để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới, Indonesia vừa đưa vào hoạt động nhà máy máy liên doanh của hãng Parasidha và hãng Itochu (Nhật Bản) để chế biến cà phê hoà tan trị giá 25 triệu đô la Mỹ.

Ấn Độ

Đứng sau Indonesia về xuất khẩu cà phê chè ở Châu Á. Từ 2004 – 2008, xuất khẩu cà phê hàng năm đạt khoảng 4 triệu bao. Trong thời gian qua Ấn Độ đã đầu tư nhiều vào việc quản lý và trồng cà phê và đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động xuất khẩu cà phê. Theo dự báo của Uỷ ban kế hoạch Ấn Độ, khối lượng kim ngạch cà phê của Ấn Độ niên vụ 2008/2009 sẽ tăng lên mức gần 5 triệu bao.

Ethiopia

Là quốc gia xuất khẩu cà phê thế giới lâu đời nhất, nơi đây trồng cà phê chè đầu tiên. Cà phê chè chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia này, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu. Hàng năm xuất khẩu khoảng 2,5 triệu bao (2004 - 2008), chủ yếu là cà phê chè và 50% dùng cho xuất khẩu. Đây cũng là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất Châu Phi. Ethiopia xuất khẩu


7 : “ Tình hình kinh tế Côte d’Ioire 2008 ” – Thương Vụ Việt Nam tại Marốc – TT Thương Mại VN

cà phê chủ yếu sang Đức, Mỹ, Pháp và Nhật, trước đây chủ yếu xuất sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.

4. Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới 2004 - 2008

4.1. Khái quát chung về nhập khẩu cà phê thế giới

Nhu cầu nhập khẩu cà phê thế giới từ năm 2004 đến 2008 tăng bình quân 1,4%/năm. Giai đoạn 2000 - 2004 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cà phê cộng thêm hiện tượng En Nino ở các nước sản xuất cà phê chính nên nhập khẩu cà phê thế giới có xu hướng giảm sút (mức trung bình trong khoảng thời gian này là 79 triệu bao /năm). Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhập khẩu cà phê thế giới tăng mạnh (đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 99,45 triệu bao vào năm 2007). Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến ngành cà phê thế giới năm 2008 không phải là nhỏ nhưng khối lượng cà phê nhập khẩu giảm không đáng kể (giảm 1,95 triệu bao so với mùa vụ 2007). Nguyên nhân của tình trạng này là do ở các nước phát triển như tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, những thị trường chiếm tới 58 % lượng tiêu thụ thế giới, cà phê là một nhu yếu phẩm hàng ngày và chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng8. Theo những phân tích của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến ngành cà phê thế giới cho thấy lượng tiêu thụ cà phê thế giới tại các thị trường này vẫn đang được giữ ở mức ổn định.

Thay vì hạn chế lượng tiêu thụ cà phê của mình thì người tiêu dùng tại đây lại chuyển từ tiêu thụ cà phê tại các quán cà phê, nhà hàng sang uống cà phê tại nhà và chuyển từ những sản phẩm cà phê đắt tiền sang những thương hiệu cà phê có giá phải chăng hơn.



8 : “ Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới ngành cà phê thế giới “ – Niên gián Nông Nghiệp 02/2009

Bảng 2: Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới

Đơn vị: ( Triệu bao - 60 kg )



2004

2005

2006

2007

2008

Thế giới

91,85

92,41

97,29

99,45

97,5

Bắc Mỹ ( trong đó )

26,12

27,32

26,05

26,95

25,93

Mỹ

23,18

23,04

23,70

24,21

23,3

Tây Âu ( trong đó )

34,70

35,14

34,78

35,3

34,21

Đức

17,35

16,71

18,54

19,56

18,4

Ý

7,03

7,33

7,54

8,03

7,6

Pháp

5,94

5,71

6,19

6,41

6,2

Đông Âu

7,91

8,11

7,56

7,86

7,35

Châu Á - TB Dương

(trong đó)

11,89

12,23

11,34

12,04

11,15

Nhật

7,253

7,407

7,631

7,086

7,045

Các nước khác

11,24

9,61

17,56

17,30

18,86

Nguồn : ICO, USDA và Landell Mills Commodities Studies Ltd, F.O Lichty

Nếu như sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển như Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi thì nhập khẩu cà phê lại tập trung chính ở các nước có nền kinh tế phát triển (chiếm 90% nhập khẩu thế giới). Trong đó Bắc Mỹ là khu vực nhập khẩu nhiều cà phê nhất trên thế giới với bình quân mỗi năm khoảng 26 triệu bao. Năm 2004 khối lượng cà phê nhập khẩu của khu vực này đạt 26,12 triệu bao (tăng 3,52 triệu bao so với mùa vụ 2003). Tháng 2/2005 ICO đã kết hợp cùng USDA để đưa ra những chương trình quảng cáo cũng như tuyên truyên tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ nhằm khuyến khích tiêu thụ cà phê như giới thiệu các loại cà phê tách cafein hay giới thiệu các tác động tích cực của cà phê đối với sức khoẻ như giảm stress. Chính những chương trình thiết thực này đã có những ảnh hưởng nhất định tới xu hướng tiêu dùng cà phê trên thị trường Bắc Mỹ và dẫn tới

việc khối lượng nhập khẩu cà phê của khu vực này tăng cao kỷ lục đạt 27,32 triệu bao vào năm 2005.

Bảng 3: Nhập khẩu cà phê thế giới theo loại 2004 - 2008

Đon vị: Triệu bao


Mùa vụ

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng nhập khẩu

91,85

92,41

97,29

99,45

97,5

Cà phê nhân

78,07

77,62

81,72

83,53

81,9

Cà phê rang

5,89

5,91

6,22

6,36

6,24

Cà phê hoà tan

7,89

7,85

8,27

8,45

8,29

Nguồn: ICO Annual Review 2004- 2008

Căn cứ vào bảng nhập khẩu cà phê thế giới theo loại, ta có thế thấy cà phê được nhập khẩu chủ yếu dưới dạng chưa chế biến. Trong giai đoạn 2004 - 2008, cà phê nhân thô chiếm tỷ trọng khoảng 84,2% tổng lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu trong khi đó, cà phê rang và cà phê hoà tan chiếm tỷ trọng tương ứng là 6,4% và 8,5%. Tuy nhiên nhập khẩu cà phê rang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây từ mức 5,89 triệu bao năm 2004 thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên 0,35 triệu bao. Nhập khẩu cà phê hoà tan chiếm một tỷ trọng không lớn trong trong tổng lượng nhập khẩu do cà phê hoà tan thường được chế biến ngay tại nước tiêu thụ. Trong những năm gần đây, nhập khẩu cà phê hoà tan tăng rất chậm ở các nước tiêu thụ lớn như Mỹ và EU. Mức tăng nhập khẩu cà phê hoà tan toàn cầu chủ yếu là do xu hướng tăng nhập khẩu và tiêu thụ của các nước Đông Âu, đặc biệt là Nga với sự phát triển của các loại cà phê chế biến sẵn “ 3 trong 1 ”.

Phương thức nhập khẩu của Mỹ, EU và Nhật Bản có rất nhiều điểm tương đồng vì cà phê chủ yếu được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu qua các thương gia quốc tế. Nhiều nhà rang xay lớn của Bắc Mỹ và Tây Âu có các trung tâm thu gom riêng, quan hệ trực tiếp với nhà xuất khẩu. Tuy nhiên hầu hết các nhà rang xay hiện nay của những khu vực này vẫn mua cà phê qua các trung tâm giao dịch quốc tế hoặc các nhà nhập khẩu trung gian. Tại nước nhập khẩu, cà phê nhân được các

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí