1. Các nhân tố vĩ mô
1.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới
Cũng như mọi loại hàng hoá khác, xuất khẩu cà phê cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách mở cửa hội nhập. Nhờ có chính sách mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới mà thị trường cho xuất khẩu cà phê được mở rộng. Đối với các quốc gia đang phát triển, chính sách mở cửa hội nhập đúng đắn sẽ giúp các quốc gia này có thể tiếp cận được với các công nghệ sản xuất và chế biến cà phê tiên tiến của thế giới thay thế cho các công nghệ cũ kỹ, lạc hậu trước đó, từ đó mới nâng cao được năng suất và chất lượng của của cà phê xuất khẩu.
Ngoài chính sách mở cửa hội nhập thì việc tham gia vào các tổ chức định chế tài chính nói chung như tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các khu vực thực hiện chung về thuế quan của các quốc gia Đông Nam Á (CEPT/AFTA) hay Tổ chức cà phê thế giới (ICO), Hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê thế giới (ACPC)…cũng sẽ giúp cho việc xuất khẩu cà phê giảm thiểu những rào cản tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê. Theo lịch trình thực hiện AFTA từ 1/7/2003, thuế nhập khẩu cà phê thành phẩm giảm từ 50% xuống còn 20%. Hiệp định mậu dịch tự do Trung Quốc - Asean cũng quy định rằng thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống 0% đối với Trung Quốc vào năm 2010 và vào năm 2015 đối với các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma15. Lộ trình cắt giảm này đang được đàm phán để đẩy nhanh hơn nữa. Như vậy việc nhập cà phê thành phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam từ Lào và Trung Quốc sẽ có tác động tích cực. Tuy lượng cà phê thành phẩm nhập khẩu là không đáng kể, nhưng điều này cũng làm cho việc kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có thêm điều kiện để kinh doanh mặt hàng cà phê trên thị trường quốc tế.
15 : “ Giảm thuế nhập khẩu cà phê ” - Tổng Cục thuế Bộ Tài Chính
1.2. Cầu và thị trường nước nhập khẩu
Cũng như bất kỳ một loại hàng hoá nào khác, cà phê xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng bởi cầu của nước nhập khẩu. Khi các nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê thì hoạt động xuất khẩu của nước xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh. Nhưng nhu cầu từ nước nhập khẩu không chỉ là nhu cầu chung về cà phê mà còn là nhu cầu về các chủng loại cà phê khác nhau. Việt Nam là nước chủ yếu sản xuất cà phê vối (Robusta), nếu nước nhập khẩu cà phê có nhu cầu cao loại cà phê này thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam, còn nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê nhưng lại là loại cà phê khác thì cũng không làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Dung lượng của thị trường nước nhập khẩu về cà phê cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu về cà phê nhưng dung lượng của thị trường này không lớn thì lượng cà phê được nhập vào thị trường này cũng không đáng kể và do đó cũng không làm tăng xuất khẩu cà phê của nước nhập khẩu là bao nhiêu. Ngoài nhu cầu ra thì thị trường nước nhập khẩu cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu. Cho dù nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê và dung lượng thị trường lớn nhưng nước nhập khẩu có các chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu cà phê nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất cà phê trong nước thì cũng làm hạn chế khả năng xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu cà phê.
1.3. Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh càng gay gắt sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu cà phê của một quốc gia. Nhu cầu về chủng loại cà phê trên thế giới ngày càng đa dạng, tuy nhiên Việt Nam lại là nước chủ yếu chỉ sản xuất loại cà phê vối (Robusta). Chính sự nghèo nàn về chủng loại cà phê cũng như chất lượng cà phê lại thấp hơn các nước khác như Brazil, Colombia, Indonesia đã làm cho việc xuất khẩu cà phê của chúng ta gặp rất nhiều khó
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 2
- Khối Lượng Và Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Thế Giới
- ? Xúc Tiến Thương Mại Cà Phê Ca Cao Tại Vương Quốc Anh ”: An Thế Dũng – Tham Tán Thương Mại Việt Nam Tại Anh
- Diễn Biến Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cà Phê Việt Nam
- Thực Trạng Xuất Khẩu Cà Phê - Công Ty Generalexim Giai Đoạn 2005 - 2008
- Tình Hình Xuất Khẩu Cà Phê Theo Phương Thức Xuất Khẩu
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
khăn. Ngược lại khi mà thị trường cà phê thế giới có sự cạnh tranh không cao như cầu vượt quá cung thì sẽ làm cho xuất khẩu cà phê có nhiều thuận lợi.
1.4. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ
Mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu cà phê. Nếu như chính phủ Việt Nam hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cà phê bằng các chính sách về tài chính như khoanh nợ, xoá nợ hay hỗ trợ xúc tiến thương mại thì Brazil lại tìm cách nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu bằng các giải pháp như chính phủ tài trợ 50% chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R & D) cho các nhà xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm cà phê chế biến từ quỹ (FIMEF) của Bộ Khoa học - công nghệ và Ngân hàng phát triển quốc gia (BNDES)16. Ngoài ra, chính phủ Brazil cũng thực thi những chính sách hỗ trợ về lãi suất, tín dụng uư đãi hàng trăm triệu USD để duy trì hoạt động xuất khẩu cà phê một cách có hiệu quả. Mặc dù, cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua có ảnh hưởng đến ngành cà phê thế giới nhưng nhờ có những chính sách hỗ trợ đúng đắn từ phía chính phủ mà vị thế xuất khẩu của hai quốc gia này vẫn giữ vững. Việt Nam vẫn là nước xuất
khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
1.5. Yếu tố về sản xuất chế biến
Việc quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý sẽ giúp khai thác được lợi thế vùng trong sản xuất cà phê góp phần nâng cao được năng suất, chất lượng của cà phê, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho chế biến và xuất khẩu cà phê ở các quốc gia. Công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê. Nếu có được công nghệ chế biến cà phê hiện đại với công suất lớn thì sẽ nâng cao được giá trị của cà phê xuất khẩu cũng như tạo ra sức cạnh tranh mạnh so với các nước xuất khẩu cà phê khác trên thế giới.
16 : “ Mô hình tổ chức ngành hàng cà phê Brazil: kinh nghiệm cho Việt Nam ” – Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/09/2007
Việc phân bổ các nhà máy chế biến, các cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Qua đó sẽ giảm được chi phí trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu. Ngoài ra các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu cà phê. Nếu có được cơ sở hạ tầng tốt thì giúp cho việc vận chuyển cà phê từ nơi sản xuất tới nơi chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê được thuận lợi hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê xuất khẩu, qua đó nâng cao được kết quả và hiệu quả hoạt động của cà phê xuất khẩu.
1.6. Các nhân tố về quản lý
Có thể nói con người có ý nghĩa quyết định trong mọi vấn đề, đặc biệt là trong kinh doanh. Với kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng vậy, cho dù có đầy đủ các nhân tố thuận lợi khác nhưng nếu như không có những công nhân lành nghề, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật hay khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại trong sản xuất chế biến cà phê thì hoạt động xuất khẩu cà phê cũng không có hiệu quả. Ngoài ra, cho dù một quốc gia có được mặt hàng cà phê có chất lượng và có sức cạnh tranh cao nhưng không có người am hiểu về thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động xuất khẩu cà phê của quốc gia đó cũng không thể có được kết quả tốt. Chính vì vậy mà những người làm công tác quản lý vĩ mô, hoạch định các chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu cà phê đóng một vài trò rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu những người này có khả năng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và xuất khẩu cà phê theo hướng bền vững và có hiệu quả.
2. Các yếu tố thuộc vi mô
2.1. Kênh và dịch vụ kênh phân phối của doanh nghiệp xuất khẩu
Một kênh phân phối tốt không những giảm chi phí trong hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh cho cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp mà còn giúp
cho quá trình xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp được nhanh chóng, dễ dàng và nắm bắt tốt thông tin từ nguồn cung ứng cũng như từ phía khách hàng.
Dịch vụ phân phối tốt cũng sẽ giúp khách hàng hài lòng hơn khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Dịch vụ phân phối còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh cho cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của một quốc gia.
2.2. Giá cả và chất lượng
Đây là yếu tố có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại cũng như chỗ đứng của cà phê trên thị trường trong khi yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao cùng với cạnh tranh gay gắt. Nếu một sản phẩm cà phê vừa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý và hàng hoá có độ an toàn cao cùng với đó là quảng cáo độc đáo thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biệt, khi nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề đó càng trở nên quan trọng nếu muốn tăng sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp mình. Do đó, phải nâng cao chất lượng, đa dạng hóa chủng loại, sử dụng công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả bán hàng đồng thời tránh được sự ép giá. Bất kể hàng hoá nào cũng vậy, nếu chất lượng tốt thì có sức cạnh tranh cao và sẽ được tiêu thụ nhanh và mạnh hơn.
Giá cả luôn bị ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu. Giá thấp thì khối lượng xuất khẩu có thể tăng lên nhưng giá trị xuất khẩu sẽ không tăng hoặc thậm chí là giảm. Ngược lại khi giá cà phê cao thì sẽ khuyến khích các nước xuất khẩu thúc đẩy hoạt đồng xuất khẩu của chính mình trong khi các nước nhập khẩu thì giảm nhu cầu từ cà phê. Chính vì thế cho dù nước xuất khẩu cà phê có thể xuất khẩu với lượng ít đi nhưng giá trị lại tăng lên, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xuất khẩu cà phê.
2.3. Công nghệ chế biến của doanh nghiệp xuất khẩu
Nếu doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến và hiện đại thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường xuất khẩu do giá của cà phê
chế biến luôn luôn cao hơn nhiều so với cà phê nhân. Khi năng suất lao động được nâng lên, chất lượng hàng hoá được tốt hơn, giá trị gia tăng trong mỗi đơn vị hàng hoá cao hơn sẽ tạo cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh tiêu thụ tốt hàng hoá của chính mình trên thị trường thế giới. Ngược lại nếu doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có máy móc, công nghệ và trang thiết bị lạc hậu thì các sản phẩm cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ không có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ chỉ là sản phẩm thô, cà phê nhân có giá trị và chất lượng thấp nên sẽ bị ép giá. Từ đó sẽ kìm hãm hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và cũng làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của cả một quốc gia.
2.4. Nguồn lực tài chính của công ty
Nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào đặc biệt là những công ty tham gia hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu không có đủ nguồn lực tài chính thì các công ty xuất khẩu cà phê sẽ không thể dự trữ cà phê lâu để chờ đợi thời cơ thuận lợi và như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty. Mặt khác khi không đủ nguồn lực tài chính thì các công ty không thể tiến hành các biện pháp liên quan đến xúc tiến bán hàng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy mà khả năng xuất khẩu của công ty sẽ giảm và góp phần ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của cả ngành.
2.5. Nguồn nhân lực của công ty
Có thể nói trong các yếu tố thuộc vi mô thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực không chỉ ảnh hướng tới khâu sản xuất, chế biến cà phê mà ngay cả trong quản lý, kinh doanh thương mại quốc tế về cà phê. Chính trình độ tay nghề của những công nhân, nhân viên sản xuất, chế biến của công ty sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cà phê xuất
khẩu. Qua đó ảnh hưởng đến giá cả cà phê xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu cà phê của công ty và của cả ngành.
2.6. Các nhân tố khác
Thương hiệu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh không những nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường mà con nâng cao được cả giá trị sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp đó. Có thương hiệu mạnh doanh nghiệp sẽ chủ động xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình mà không phải qua các trung gian vì thế sẽ kích thích doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có thương hiệu thì sản phẩm của doanh nghiệp rất khó tiêu thụ được trên thị trường thế giới đặc biệt là thị trường đòi hỏi cao về nhãn mác như thị trường Hoa Kỳ, EU.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY GENERALEXIM
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008
1. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam
Cách đây khoảng 30 năm, toàn ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có vài trăm hécta với sản lượng khoảng vài ngàn tấn mỗi năm thì nay tổng diện tích cà phê của cả nước đã vượt con số 500.000 hécta. Nếu như năm 2004 và 2005 tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam là 496.800 hécta và 497.400 hécta thì đến năm 2007, con số này đã lên tới 506.400 ha, tăng 9.400 ha so với năm 2006. Trước tình trạng giá cà phê tăng cao, đạt mức trên 40.000 đồng/kg năm 2007, đã xuất hiện tình trạng người dân một số tỉnh Tây Nguyên ồ ạt tăng diện tích cà phê trồng mới. Chính vì vậy để ngăn chặn tình trạng tự phát mở rộng diện tích trồng mới cà phê hiện nay ở Tây Nguyên và Tây Bắc, Việt Nam sẽ phấn đấu không mở thêm diện tích trồng cà phê với mục tiêu ổn định diện tích khoảng 500 ngàn ha tới năm 201017.
Năng suất Việt Nam cũng được tăng nhanh và được đánh giá là cao nhất thế giới. Cùng với tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước….đã làm năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Niên vụ 2002/2003 nếu như năng suất bình quân cà phê chỉ đạt 1,445 tấn/ha thì tới 2 niên vụ sau, năng suất đạt trên 1,8 tấn/ha. Nguyên nhân là do Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam những năm qua đã cung cấp hàng chục tấn giống mới năng suất cao cho các địa phương. Tuy nhiên trong 2 niên vụ trở lại đây, do tình hình sâu bệnh tàn phá và mưa trái vụ
17 : “ Việt Nam lo vỡ quy hoạch diện tích trồng cà phê”: Lê Văn Đức, Trưởng phòng cây công nghiệp, cây ăn quả (Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT ) ngày 12/03/2008